Vai trò của KTDL ở Khánh Hòa trong thời gian qua đạt được nhiều thành tựu to lớn thúc đẩy nhiều lĩnh vực KT - XH, QP - AN, môi trường và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu tổng thể của Tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2019. Có thể đánh giá thành tựu về vai trò của KTDL ở tỉnh Khánh Hòa trên một số nội dung sau:
Một là, KTDL là động lực chủ yếu thúc đẩy kinh tế Khánh Hòa tăng trưởng nhanh và phát triển ổn định
Trước hết, KTDL đóng góp vào tăng GRDP và tăng thu ngân sách cho Tỉnh. Trong những năm qua, KTDL đóng góp tích cực vào tỷ trọng tổng
sản phẩm của Tỉnh.
Bảng 2.1. GRDP và tỷ trọng đóng góp của KTDL trong GRDP tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2019
2015 2016 2017 2018 2019 GRDP ( triệu đồng) 54.888.366 61.231.148 68.188.044 74.873.862 75.021.438 Tỷ trọng KTDL trong GRDP (%) 12,6 21,2 25,4 29,5 36,1
Qua bảng 2.1, cho thấy tỷ trọng đóng góp của KTDL vào GRDP của tỉnh Khánh Hòa liên tục tăng lên, từ 12,6% năm 2015 lên 36,1% năm 2019. Trung bình giai đoạn 2015 - 2019 tỷ trọng đóng góp của KTDL vào GRDP tỉnh Khánh Hịa đạt 24,96%. Đây là những đóng góp to lớn góp phần khẳng định vai trị của KTDL là động lực chủ yếu tạo đà cho tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa trong thời gian vừa qua. Cụ thể: giai đoạn 2015-2019 tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình của Tỉnh đạt 7,87%/năm. Tổng GRDP qua các năm tăng dần từ mức 54.888.366 triệu đồng năm 2015 lên 61.231.148 triệu đồng năm 2016, 68.188.044 triệu đồng năm 2017, 74.873.862 triệu đồng năm 2018 [6, tr. 85], năm 2019 đạt 75.021.438 triệu đồng [7].
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng tích cực của KTDL trong giai đoạn 2015 - 2019 là cơ sở để KTDL giữ được vai trò động lực của mình trong thúc đẩy kinh tế tồn tỉnh tăng trưởng, cụ thể:
Các chỉ tiêu chủ yếu về KTDL năm sau đều tăng so với cùng kỳ năm trước với mức tăng bình quân từ 20%-30%. Tỷ lệ tăng trưởng tổng lượt khách lưu trú du lịch đến Khánh Hịa bình qn giai đoạn 2015 - 2020 đạt 3,2%, năm cao nhất đạt 68,9% (năm 2017), doanh thu du lịch tăng bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 26,4% [7].
Bảng 2.2. Hoạt động kinh doanh du lịch từ năm 2014 - 2018
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Doanh thu KTDL Tỷ đồng 6.914 13.000 17.300 22.100 2 Số cơ sở lưu trú du lịch Cơ sở 611 643 664 750 3 Tổng số phòng Phòng 20.267 25.054 29.400 39.400 4 Tổng lượt khách Người 4.071.029 4.532.360 5.450.000 6.300.000 5 Lượt khách quốc tế Người 974.546 1.201.836 2.030.000 2.800.000
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa [24])
Qua bảng 2.2 chúng ta thấy doanh thu du lịch tăng dần qua các năm từ 6. 914 tỷ đồng năm 2015 lên 22.100 tỷ đồng năm 2018. Tổng số lượt khách du lịch cũng tăng gần 2 lần từ 3.590.77 khách năm 2014 lên 6.300.000 khách
năm 2018, đồng thời số lượng cơ sở lưu trú du lịch cũng được đầu tư xây dựng tăng lên từ 611 cơ sở năm 2015 lên 750 cơ sở năm 2018 [7].
Năm 2019 doanh thu du lịch toàn tỉnh năm 2019 được 27.100,19 tỷ đồng, tăng 24,19% so năm 2018; khách lưu trú được 6.999,6 nghìn lượt người vói 21.000,41 nghìn ngày khách, tăng lần lượt là 12,61% và 23,4%, trong đó 3.559,68 nghìn lượt khách quốc tế, với 14.090,32 nghìn ngày khách quốc tế, tăng lần lượt là 27,44% và 39,29% chủ yếu khách đến từ Trung Quốc, Liên bang Nga, Hàn Quốc và Thái Lan. Số lượt khách tham quan du lịch trên địa bàn toàn tỉnh năm 2019 được 34,19 triệu lượt người (khơng tính khách tham quan bằng tàu biển), tăng 23,17% so năm trước [7]. Đây là sự đóng góp to lớn vào nguồn thu ngân sách của địa phương.
Trong những biểu hiện vai trị của KTDL ở tỉnh Khánh Hịa, thì lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng có đóng góp to lớn, làm thỏa mãn những nhu cầu tất yếu của khách du lịch. Tính đến năm 2019, Khánh Hịa có 773 cơ sở lưu trú du lịch với 42.475 phịng, trong đó khách sạn 5 sao có 26 cơ sở với 12.307 phịng, khách sạn 4 sao có 23 cơ sở với 3.702 phịng, khách sạn 3 sao có 37 cơ sở với 2.110 phịng, khách sạn 2 sao có 55 cơ sở với 1.679 phịng, khách sạn 1 sao có 46 cơ sở với 813 phịng và cơ sở chưa xếp hạng theo quy định của Luật Du lịch là 586 phòng. Về doanh nghiệp lữ hành, hiện trên địa bàn tỉnh có 122 doanh nghiệp, trong đó có 109 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 1 doanh nghiệp lữ hành nội địa [24].
Nhờ những kết quả đạt được về KTDL, Khánh Hòa đang vươn lên trở thành một trung tâm du lịch lớn của miền Trung và cả nước.
Kinh tế du lịch góp phần đẩy mạnh phân cơng lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác của tỉnh phát triển
Kinh tế du lịch đã góp phần đẩy mạnh phân công lao động xã hội và thúc đẩy các ngành kinh tế khác trên địa bàn Tỉnh phát triển theo hướng tích
cực. Cụ thể, trong sản xuất cơng nghiệp, hoạt động KTDL kích thích sự phát triển của ngành xây dựng, giao thơng vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng; trong nhóm ngành dịch vụ, KTDL kéo theo sự phát triển của thông tin liên lạc, bưu chính viễn thơng, bảo hiểm, y tế, dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại, xuất khẩu và cả sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Theo thống kê, nếu như năm 2015 tổng giá trị mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế trên địa bàn tỉnh đạt 6.582.888 triệu đồng thì đến năm 2018 con số này đã tăng lên 9.496.189 triệu đồng, tăng 14,5% so với năm 2015. Đồng thời chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch nội địa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt 1,63 triệu đồng/ngày [6, tr. 88]. Điều này cho thấy sự phát triển của KTDL ở tỉnh Khánh Hòa đã mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và ổn định cho các ngành kinh tế khác.
Kinh tế du lịch cũng tích cực góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hịa theo hướng hiện đại. Cụ thể, năm 2019 so với năm 2015, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP của tỉnh đã giảm từ 11,85% xuống cịn 10,74 %; cơng nghiệp và xây dựng ổn định qua các năm tương ứng là 29,23% và 28,18%; trong đó, ngành dịch vụ là ngành có mức tăng trưởng khá cao, từ 45,73% lên 50,73% riêng ngành KTDL tăng từ 12,6% lên 36,1% [7].
Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa năm 2019 (%)
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hịa [7])
Qua hình 2.1 ta thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa năm 2019 tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện đại, hợp lý hơn so với trước, ngành dịch vụ chiếm 50,73% tỷ trọng GRDP và ngành nơng, lâm và thủy sản giảm cịn 10,7%. Đây là quá trình chuyển dịch theo xu hướng tất yếu của thời đại, của đất nước tạo đà cho sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa .
Kinh tế du lịch góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật của tồn bộ nền kinh tế ở tỉnh Khánh Hòa
Kinh tế du lịch Khánh Hịa phát triển mạnh mẽ và có vai trị là động lực quan trọng là cơ sở để Khánh Hòa và Trung ương quyết định xây dựng định hướng phát triển Khánh Hịa trở thành trung tâm văn hóa, du lịch, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Vì vậy, đáp ứng yêu cầu phát triển KTDL Tỉnh đã tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại phù hợp với thành phố tương xứng với vị trí trung tâm văn hóa du lịch và giao dịch quốc tế, chất lượng cao của cả nước, một trung tâm thương mại, dịch vụ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó, lấy cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du
lịch làm trung tâm để hình thành hệ thống cơ sở, hạ tầng, kỹ thuật chung cho toàn Tỉnh.
Kết quả đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong những năm qua đã góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng KT - XH, làm thay đổi căn bản bộ mặt KT - XH đô thị, nông thôn và miền núi của Tỉnh, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống của nhân dân. Hệ thống hạ tầng du lịch tạo bàn đạp để các địa phương xây dựng hàng trăm cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực giao thông, công nghiệp, điện, nước, nơng nghiệp, thủy lợi, văn hóa, thơng tin, giáo dục, y tế, thể thao, chỉnh trang đô thị. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm có tầm cỡ và quy mơ đầu tư lớn đã hồn thành đưa vào sử dụng như Đường cất, hạ cánh số 2 và Nhà ga Quốc tế mới - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, Cảng du lịch Nha Trang, hạ tầng giao thông đô thị Nha Trang, hạ tầng Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và Vân Phong, Bến Du thuyền Quốc tế Ân Marina. Tỉnh cũng đã làm tốt công tác thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án du lịch lớn, đặc biệt là các dự án tại Nha Trang và Bắc Bán đảo Cam Ranh., tạo động lực thúc đẩy KT - XH phát triển. Về cơ bản hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng khơng tại Khánh Hịa đã đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách.
Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2016 đạt 142,5 nghìn tỷ đồng, năm 2017 ước đạt 36.748 tỷ đồng. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển tồn xã hội GRDP đạt bình qn 49,9%. Hồn thành 25 đồ án quy hoạch hệ thống đơ thị trên địa bàn tồn tỉnh, hồn thành 41 dự án hạ tầng kỹ thuật với kinh phí 5.010 tỷ đồng, gồm một số cơng trình trọng điểm như: hệ thống cấp nước thải và nhà máy xử lý chất thải rắn tại thành phố Cam Ranh với khối lượng đã thực hiện 160 tỷ; hệ thống cấp nước sinh hoạt tại thị xã Ninh Hòa với khối lượng thực hiện khoảng 115 tỷ [11, tr. 23]. Năm 2018 thu hút 35 dự án với tổng vốn đăng ký 6.691,2 tỷ đồng, năm 2019 thu hút 13 dự án với vốn đang ký 4.717,3 tỷ đồng [7].
Kinh tế du lịch góp phần tạo vốn cho CNH, HĐH tỉnh Khánh Hòa
Trên con đường phát triển bền vững về kinh tế, gắn mục tiêu phát triển KT - XH của Tỉnh, đồng thời lấy phát triển KTDL, công nghiệp, xây dựng làm hạt nhân của phát triển kinh tế và coi trọng phát triển nông nghiệp và nơng thơn. Trong đó, ngành KTDL đã góp phần tạo vốn cho q trình CNH, HĐH của tỉnh Khánh Hịa.
Từ sự hấp dẫn của nguồn lợi nhuận thu được từ lĩnh vực KTDL đầy tiềm năng của Tỉnh, đã góp phần thu hút ngày càng lớn các nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực KT - XH khác của tỉnh Khánh Hịa, hình thành chuỗi liên kết vốn đầu tư đa ngành. Nguồn vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ngày càng tăng lên, tổng vốn đầu tư năm 2015 đạt 28.091 tỷ đồng đến năm 2018 tăng lên 41.211 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản tương ứng tăng từ 22.939 tỷ đồng lên 34.445 tỷ đồng [6, tr. 107]. Giai đoạn 2015 - 2018 đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 370 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 7.303,93 triệu USD, vốn thực hiện đạt 3075,68 triệu USD [6, tr. 121]. Trong đó các dự án FDI tại Khánh Hịa phần lớn tập trung đầu tư cho: khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, sân gôn, nhiều khu liên hợp nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái đang được gấp rút xây dựng.
Năm 2019 toàn tỉnh thu hút 13 dự án thì có 03 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ - du lịch với tổng vốn đầu tư 702,4 tỷ đồng chiếm 14,9%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành ước được 46.200,47 tỷ đồng, tăng 12,11% so năm 2018 và bằng 53,61% GRDP [7]. Đối với các cơng trình thuộc nguồn vốn ngồi nhà nước, vốn đầu tư thực hiện phần lớn ở các cơng trình thuộc lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ và mua sắm.
Với nguồn vốn đầu tư phong phú từ nhiều nguồn vào nhiều lĩnh vực kinh tế lấy KTDL làm trung tâm trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa như trên góp phần đáp
ứng nhu cầu tạo vốn cho q trình CNH, HĐH theo lộ trình trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua và những năm tiếp theo.
Hai là, KTDL ở Khánh Hịa có nhiều đóng góp tích cực trong q trình phát triển xã hội trên địa bàn tỉnh
Vai trị của KTDL ở tỉnh Khánh Hòa về mặt xã hội được biểu hiện trên nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu trung có thể khái quát đánh giá thành tựu trên một số mặt như sau:
Kinh tế du lịch góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Tỉnh
Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mơ của Nhà nước, khơng chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà cịn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Khánh Hịa là tỉnh có dân số trung bình của cả nước, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1-4-2019, tồn tỉnh có 1.231.107 người (tăng 73.503 người so với năm 2009 tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009 - 2019 khoảng 0,62%/năm. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Khánh Hịa giai đoạn 2015-2019 trung bình đạt 695,25 người/năm [7]. Vì vậy, việc giải quyết việc làm cho người lao động luôn được tỉnh Khánh Hịa quan tâm giải quyết, trong đó lấy KTDL làm trung tâm.
Trong những năm qua, KTDL đã góp phần tích cực giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cả nội bộ ngành và những ngành liên quan. Việc làm trong ngành du lịch đem đến cho phụ nữ, thanh niên và các cá nhân ở nông thơn cơ hội hỗ trợ bản thân, gia đình, hịa nhập sâu rộng hơn vào xã hội. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các loại hình sản xuất, kinh doanh du lịch đã thu hút một lực lượng lao động lớn của xã hội, góp phần giảm bớt áp lực cung - cầu lao động trong nền kinh tế của Tỉnh.
Hiện nay, ở tỉnh Khánh Hòa nhu cầu đào tạo nghề và tuyển dụng lao động của doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đang có xu hướng tăng. Số lượng doanh nghiệp du lịch có nhu cầu tuyển dụng chiếm 63% trên tổng số doanh
nghiệp hiện có. Trung bình mỗi năm trên địa bàn tồn tỉnh Khánh Hịa cần tuyển dụng 17.000 lao động/năm, trong đó tuyển lao động qua đào tạo chiếm 71% tổng nhu cầu tuyển dụng. Riêng đối với lĩnh vực du lịch chiếm 45.89% [24].
Theo số liệu thống kê hằng năm cho thấy, nếu năm 2015 tổng số lao động trên địa bàn tỉnh là khoảng 665 nghìn lao động thì khu vực KTDL thu hút khoảng 130 nghìn lao động; năm 2018 đã tăng lên gần 200 nghìn lao động [6]. Ngồi ra lực lượng lao động được giải quyết việc làm từ những ngành kinh tế phụ trợ cho KTDL cũng ngày càng tăng lên. Hơn nữa, lực lượng lao động của KTDL khá đa dạng, phong phú, ở mọi trình độ khác nhau, từ lao động phổ thơng cho đến lao động có trình độ chun mơn cao ở tất cả các tầng lớp dân cư.
Với lượng lớn lao động được thu hút vào ngành KTDL hàng năm đã góp phần giảm tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Nếu năm 2015 tỷ lệ thiếu việc làm là 2,64% thì đến năm 2018 giảm xuống cịn 1,26%. Trong đó, tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị giảm từ 1,61% năm 2015 xuống cịn 0,89% năm 2018; tương ứng khu vực nơng thơn giảm từ 3,47% xuống còn 1,54% [6, tr. 75].
Có thể nói KTDL có vai trị quan trọng trong việc giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, nhất là ở khu vực nông thôn; làm tăng thêm thu nhập, góp