phục vụ cho hoạt động kinh tế du lịch
Phát triển hệ thống cơ sở vật chất và nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng để phát huy vai trị của KTDL ở tỉnh Khánh Hịa. Vì vậy, làm tốt giải pháp này là điều kiện tiền đề, là môi trường thuận lợi để KTDL nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Do đó, để thực hiện giải pháp này cần làm tốt các biện pháp sau:
Một là, đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động KTDL
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, một trong các điều kiện quan trọng để KTDL tồn tại và phát triển là phải đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất hài hịa và hiện đại. Vì thế, các tiêu chuẩn cơ sở vật chất về khách sạn cũng như các dịch vụ du lịch phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Từ yêu cầu này, tỉnh Khánh Hòa cần tập trung đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống khách sạn và các cơng trình dịch vụ (tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng với quy mô lớn) một cách đồng bộ, để đảm bảo du khách đến bất cứ điểm du lịch nào cũng được nghỉ ngơi và hưởng thụ các dịch vụ du lịch hồn hảo. Trong thời gian tới, Khánh Hịa cần đầu tư phát triển không gian hệ thống khách sạn, ưu tiên các dự án xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp; xây dựng khách sạn thương mại cao cấp ở những đô thị lớn và trọng tâm du lịch của Tỉnh. Ở các không gian du lịch sinh thái, du lịch biển chỉ nên đầu tư xây dựng khách sạn với tiêu chuẩn trung bình nhưng có quy mơ lớn kèm theo các dịch vụ đồng bộ để đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh và đáp ứng nhu cầu phát triển trong xu thế hội nhập.
Đồng thời, phát triển đồng bộ, nâng cấp hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển khách du lịch. Tỉnh cần tập trung nâng cấp hệ thống giao thông đường hàng không, đường bộ, đường thủy và đường sắt; xây dựng mới các tuyến giao thông kết nối các điểm du lịch trong nội bộ vùng và liên vùng; cải tạo hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thốt nước và xử lý mơi trường. Để có hệ thống giao thơng đồng bộ, các địa phương trong Tỉnh có thể phối hợp xây dựng hoặc thuê chuyên gia tư vấn để xây dựng Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch và hạ tầng du lịch có tầm nhìn dài hạn phù hợp với quy hoạch của từng địa phương trong Tỉnh cũng như quy hoạch chung của cả tỉnh Khánh Hòa. Đối với các phương tiện vận chuyển khách du lịch, cần chú trọng đầu tư các phương tiện chuyên dùng, đảm bảo chất lượng với đầy đủ tiện nghi, dụng cụ chống cháy nổ, dụng cụ y tế đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của du khách trong những chuyến đi dài ngày.
Đối với hệ thống các cơng trình vui chơi, giải trí, thể thao cũng cần quan tâm phát triển. Đây là các hoạt động bổ trợ của khách du lịch khi đến Khánh Hịa. Hoạt động bổ trợ này có thể góp phần kéo dài thời gian lưu trú cũng như tăng chi tiêu của du khách, làm tăng hiệu quả kinh doanh du lịch. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, cần tập trung nâng cấp, xây dựng mới nhiều hơn nữa các khu vui chơi, giải trí, thể thao. Đặc biệt, cần có sự phân khúc rõ ràng để có thể đáp ứng nhu cầu của mọi du khách.
Hai là, phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động KTDL
Con người là nguồn lực quyết định đến sự phát triển của mọi ngành, mọi lĩnh vực. Du lịch với tư cách là một ngành kinh tế dịch vụ thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng. Để có được nguồn nhân lực du lịch đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần: Tăng cường liên kết phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về nhân lực du lịch cấp vùng. Trong đó, cần quan tâm đầu tư cho các trường đào tạo nghề về du lịch trên địa bàn tỉnh, có thể trực tiếp đào tạo cho các địa phương hoặc liên kết hỗ trợ đào tạo. Khuyến khích mở các cơ sở đào tạo ngồi cơng lập và các cơ sở có vốn đầu tư tư nhân hợp pháp, đa dạng hố các loại hình trường, lớp, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch trong tồn Tỉnh để hình thành mạng lưới đào tạo ở nhiều cấp. Tăng cường quy mô đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cho lao động trực tiếp trong ngành KTDL, cung cấp những kỹ năng cần thiết cho lao động gián tiếp và cư dân trong vùng có tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.
Phối hợp xây dựng chiến lược tổng thể, kế hoạch cụ thể về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển KTDL của Tỉnh; thường xuyên đánh giá thực trạng đội ngũ nhân lực du lịch cả về số lượng và chất lượng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại. Thống nhất tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng tập trung và chun mơn hóa
cao; đảm bảo chất lượng tồn diện từ đội ngũ giảng viên, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất và thi tuyển.
Thực hiện chính sách Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để từng bước thực hiện xã hội hóa cơng tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng lao động du lịch trong vùng. Trong hoạt động này cần đặc biệt phát huy vai trò của các doanh nghiệp du lịch. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, các doanh nghiệp du lịch có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hợp tác đào tạo theo hợp đồng hoặc tạo lập cơ sở để người học đến kiến tập, thực tập, đồng thời tiếp nhận những người đã tốt nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp cần kết hợp để tạo cho người học được tiếp cận kiến thức lý thuyết và vận dụng trong thực tế công việc.
Thu hút những chuyên gia trong nước và nước ngoài đến làm việc tại vùng. Từ đó, những người làm du lịch có điều kiện giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động du lịch; cần loại bỏ tư tưởng “giấu nghề”, tính cục bộ, địa phương. Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại chỗ, nâng cao trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử văn minh, thân thiện của cộng đồng dân cư tại điểm du lịch. Bên cạnh đó, cần trang bị những kiến thức lịch sử, văn hóa của từng địa phương để người dân có thể truyền tải những nét độc đáo mang bản sắc quê hương đến với du khách.
Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch cần đảm bảo tính thống nhất và cân đối giữa các bậc, các ngành nghề đào tạo, đồng thời phải phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh và quốc gia.