Nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh hòa

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ VAI TRÒ của KINH tế DU LỊCH ở TỈNH KHÁNH hòa (Trang 77 - 81)

Khánh hịa

Cạnh tranh là q trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện

thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia thị trường. Hiện nay, KTDL đóng vai trị ngày càng quan trọng dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng sức cạnh tranh của KTDL tỉnh Khánh Hòa còn nhiều hạn chế, bất cập chưa phát huy được vai trị của nó. Vì vậy, nâng cao sức cạnh tranh của KTDL trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là giải pháp quan trọng, để thực hiện tốt giải pháp này cần tiến hành các biện pháp cụ thể sau:

Một là, mở rộng thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch của toàn tỉnh ở trong nước và ra nước ngoài

Tỉnh Khánh Hịa cần thơng qua nhiều kênh khác nhau để quảng bá du lịch tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đặc biệt là các khách hàng quốc tế. Khai thác thế mạnh của Internet để quảng bá du lịch, thông quan hệ thống công nghệ thông tin xây dựng Khánh Hào thành điểm đến du lịch thơng minh. Mạng internet cho phép khách hàng có thể trao đổi, phản hồi với các cơng ty, tìm kiếm thơng tin, và tiến hành giao dịch nhanh chóng. Các doanh nghiệp cũng rất dễ dàng liên lạc với khách hàng của mình, để xác định nhu cầu của họ, nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng và thông báo cho họ về những sản phẩm mới và điều chỉnh giá. Ngồi ra chính các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch cũng có thể trao đổi thơng tin để tăng cường hợp tác với nhau.

Tiến hành các chương trình Hội thảo, Hội chợ về du lịch để quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch ra các thị trường khác nhau. Lựa chọn thị trường mục tiêu và vận dụng các chính sách marketing phù hợp với từng phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp du lịch đã lựa chọn. Tiến hành quảng bá sản phẩm mới trên thị trường hướng vào đúng đối tượng và vào đúng thời điểm. Doanh nghiệp du lịch cần cung cấp thơng tin chính xác, rõ ràng về sản phẩm của doanh nghiệp mình. Cung cấp sản phẩm đúng với những gì đã cam kết,

thỏa thuận trong tour. Điều này sẽ mang lại uy tín cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hấp dẫn cũng như giữ chân được khách hàng của mình.

Hai là, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là hạt nhân của hoạt động KTDL. Vì vậy, cần lựa chọn một số doanh nghiệp điển hình để phân tích khả năng cạnh tranh, làm cơ sở cho các doanh nghiệp trong ngành tự phân tích khả năng cạnh tranh của mình. Tăng cường hoạt động tạo vốn, huy động vốn hình thành những doanh nghiệp du lịch lớn, có sức cạnh tranh cao. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho doanh nghiệp du lịch phù hợp xu thế và trình độ quốc tế. Đẩy mạnh cơng tác tiêu chuẩn hố, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Tăng cường lực lượng lao động lành nghề, chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp du lịch. Để phát huy hết khả năng của nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần tạo ra mối tương tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nghĩa là, khơng chỉ có doanh nghiệp tuyển dụng, đánh giá nhân viên mà nên tạo điều kiện để nhân viên đánh giá doanh nghiệp.. thực hiện tốt quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm, mở chiến dịch làm sạch mơi trường tại các điểm du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo hướng văn minh, lịch sự, hiện đại, đảm bảo tiện nghi. Có biện pháp giải quyết nạn chèo kéo du khách, ăn xin, bán hàng rong gây khó chịu cho du khách ở các khu du lịch.

Hồn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất hoạt động điều hành, quản lý chất lượng, quản lý và chăm sóc khách hàng...Thường xuyên thực hiện định vị sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế lớn cần thiết lập các điều phối viên, văn phòng điều hành dịch vụ ở những trung tâm du lịch chính của Việt Nam và ở các nước khác.Tơn trọng pháp luật và giữ chữ tín trong kinh doanh.

Ba là, đa dạng hóa và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch tỉnh Khánh Hòa

Chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu cho các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung. Nhưng chất lượng dịch vụ của ngành du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chính vì thế, về lâu dài, biện pháp then chốt để thu hút khách du lịch vẫn là đa dạng hóa và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ ngành KTDL.

Các doanh nghiệp phối hợp với Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch tích cực đầu tư xây dựng các sản phẩm mới, độc đáo, khác biệt để khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Muốn vậy phải đầu tư và phát triển những dòng sản phẩm, tour du lịch thể hiện những đặc thù riêng có của Khánh Hịa về văn hóa, lịch sử, con người. Tập trung khai thác và phát triển các loại hình du lịch đang hấp dẫn và thu hút khách du lịch như: du lịch tàu biển, du lịch đường sông, dã ngoại ở nông thôn, leo núi, vượt thác, đi bè trên suối ở miền núi, du lịch làng nghề.

Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phát triển sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành. Ngoài đào tạo lý thuyết cần tăng cường cho nhân viên đi khảo sát các tuyến, điểm du lịch mới, tham gia các chương trình khảo sát tuyến, điểm du lịch do Sở Du lịch Tỉnh tổ chức.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động lữ hành. Đẩy nhanh xúc tiến thương mại điện tử trong hoạt động lữ hành nhằm tiếp cận thơng tin du lịch tồn cầu nhanh chóng và hiệu quả. Ưu tiên hàng đầu cho công nghệ đặt chỗ và dịch vụ lữ hành qua Internet. Tận dụng tối đa lợi thế của mạng internet trong quảng bá, chào bán tour.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ VAI TRÒ của KINH tế DU LỊCH ở TỈNH KHÁNH hòa (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w