KTDL ở tỉnh Khánh Hòa phát triển và đạt được nhiều thành tựu, có vai trị to lớn đối với sự phát triển KT - XH, quốc phịng an ninh, mơi trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vai trị của KTDL cịn có những hạn chế nhất định tác động tới sự phát triển chung của Tỉnh, thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:
Một là, sự đóng góp của KTDL vào tăng trưởng kinh tế còn chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, thiếu vững chắc
Vai trò KTDL chưa phát huy hết thế mạnh và chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng của mình và cịn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú; đầu tư nhiều dự án kinh doanh lưu trú du lịch nhưng thiếu sản phẩm văn hóa, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm. Chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng u cầu. Vì vậy, ảnh hưởng khơng nhỏ tới quá trình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Tỉnh. Trong Quý I năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh giảm 9,33% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 9.877,7 tỷ đồng [8].
Từ sự hạn chế về vai trò của KTDL gây ra những tác động không nhỏ tới tồn bộ nền kinh tế tỉnh Khánh Hịa, cụ thể:
Vai trò của KTDL chưa được phát huy một cách ổn định, doanh thu du lịch các năm 2016, 2017 mặc dù đều tăng so với năm trước nhưng không đạt được chỉ tiêu đề ra (chỉ đạt 80%). Kết quả đó, ảnh hưởng đến tăng trưởng GRDP bình qn giai đoạn 2015-2019 khơng đạt được chỉ tiêu đề ra (chỉ đạt 85%). Khoảng cách phát triển so với các địa phương top đầu trong nước cịn lớn, GRDP bình quân đầu người năm 2018 so với các tỉnh thành phố khác chỉ đứng thứ 37/63 tỉnh thành ở mức 62,3 triệu đồng [23].
Đồng thời, số doanh nghiệp du lịch giải thể, ngừng hoạt động cịn lớn; nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng. Nhiều doanh nghiệp du lịch hiệu quả hoạt động chưa cao, doanh nghiệp quy mơ lớn cịn ít. Chưa huy động được cao nhất các nguồn lực của khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển KTDL. Quý I năm 2020 số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 312
doanh nghiệp giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2019 [8]. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành, nghề mang tính chất hỗ trợ, ăn theo ngành KTDL.
Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng KTDL nói riêng và kinh tế của tỉnh Khánh Hịa nói chung cịn hạn chế giai đoạn 2015- 2019 chỉ đạt mức gần 30%, hệ số sử dụng vốn (ICOR) còn cao gần 5.0. Năng lực cạnh tranh địa phương chưa được cải thiện nhiều, nhất là về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng và đổi mới công nghệ, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Khánh Hòa năm 2018 chỉ xếp thứ 17/63 tỉnh thành với 64,42 điểm [20].
Hệ thống kết cấu hạ tầng của KTDL của Tỉnh còn nhiều mặt hạn chế, chưa đồng bộ, hiệu quả kết nối và chất lượng chưa cao. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của 3 khu vực KTDL trọng điểm (vịnh Cam Ranh, Nha Trang, Khu kinh tế Vân Phong) chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên các dịch vụ ăn uống, lưu trú hoạt động còn bất cập, thiếu ổn định, khơng bền vững. Từ đó, ảnh hưởng đến cơng tác xúc tiến đầu tư, cũng như hỗ trợ các dự án đầu tư khác trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng đi vào hoạt động.
Cơ cấu nội bộ của KTDL chuyển dịch còn hạn chế, dẫn đến cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Khánh Hòa chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH cịn chậm. Chẳng hạn, tỷ trọng ngành nơng, lâm nghiệp, thủy sản giảm về số lượng nhưng chất lượng còn thấp. Chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao; năng suất lao động và thu nhập của người nơng dân cịn thấp. Tỷ trọng lao động trong nơng nghiệp cịn lớn chiếm 32,9% tổng lao động toàn Tỉnh. Đổi mới công nghệ và phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơng nghiệp cơng nghệ cao cịn chậm. Năng suất lao động cịn thấp chỉ đạt 5,4. Tỷ trọng cơng nghiệp chế biến, chế tạo chỉ đạt khoảng 21,3% GRDP vào năm 2019 [7]. Chưa phát triển được nhiều sản phẩm có giá trị cơng nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Một số vùng KTDL trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa chưa phát huy được vai trò đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế; không gian phát triển nhiều mặt còn bị chia cắt theo địa giới hành chính; thiếu thể chế tạo liên kết giữa các địa phương trong Tỉnh và giữa Tỉnh với các tỉnh thành khác để phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế.
Hai là, đóng góp của KTDL về mặt xã hội cịn có mặt yếu kém, khắc phục chậm
Thực tế cho thấy, mặc dù KTDL góp phần tạo việc làm, nâng cao trình độ tay nghề người lao động của KTDL nhưng mức độ cải thiện đó vẫn cịn nhiều bất cập, tập trung quá nhiều lao động trẻ, lao động nữ trong một địa bàn, dẫn đến nhiều hệ lụy về xã hội. Trình độ tay nghề của người lao động trong ngành KTDL tuy có qua đào tạo nhưng cơ bản cịn thấp. Nguồn lao động có tay nghề cao còn thiếu và yếu, chủ yếu là lao động phổ thơng, xuất thân từ nơng thơn, trình độ học vấn hạn chế, khả năng nhận thức thấp, hiện nay có tới 92,3% lao động khi tuyển dụng có trình độ ngoại ngữ không đạt yêu cầu của doanh nghiệp; 84,6% lao động thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế, phải tổ chức đào tạo lại; quá trình chuyển đổi từ tác phong nông nghiệp chậm chạp, tùy tiện sang tác phong sản xuất cơng nghiệp khẩn trương cịn chậm, gặp nhiều khó khăn; tinh thần tự học, tự rèn và ý thức vươn lên của người lao động còn hạn chế [6].
Thị trường lao động du lịch chưa thật thông suốt, dịch chuyển lao động cịn khó khăn, thơng tin về cung - cầu lao động cịn hạn chế. Số người thiếu việc làm và việc làm khơng ổn định cịn nhiều, nhất là ở khu vực nơng thơn; tỷ lệ lao động khơng có hợp đồng cịn cao (khoảng 60%); thiếu chế tài để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
Do yêu cầu của KTDL nên dẫn đến tình trạng tuyển dụng lao động ngoại tỉnh và lao động nước ngoài ngày càng nhiều (chiếm gần 70%) làm cho tỷ lệ thất nghiệp của lao động tỉnh Khánh Hòa tăng lên, ảnh hưởng tới thu
nhập và đời sống của người dân trên địa bàn Tỉnh. Độ tuổi lao động trong ngành KTDL còn rất trẻ, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch chủ yếu chỉ tuyển lao động có độ tuổi từ 18 - 30 tuổi, ngồi ra tỷ lệ lao động nữ cũng được ưa chuộng tuyển dụng chiếm tỷ lệ lớn hơn 50% [24], chính những vấn đề đó gây ra nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết như việc mất cân bằng giới, vấn đề hơn nhân, gia đình và các tệ nạn xã hội khác.
Đời sống của một bộ phận nhân dân tái định cư, mất đất do ảnh hưởng bởi các dự án du lịch cịn nhiều khó khăn làm cho kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư cịn lớn. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao (một số huyện, xã như huyện miền núi Khánh Sơn lên đến 44%). Một số chính sách về an sinh xã hội, giảm nghèo còn chồng chéo, kém hiệu quả tập trung nhiều vào các vùng KTDL trọng điểm, ít quan tâm tới các vùng khơng có thế mạnh khai thác du lịch. Cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp du lịch nhỏ nhiều mặt cịn hạn chế.
Q trình phát triển KTDL cũng dẫn tới sự xâm lấn và du nhập văn hóa phương Tây vào đời sống văn hóa, tinh thần trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa gây nên ảnh hưởng khơng nhỏ tới quá trình xây dựng nền văn hố. Nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc; tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp như: ma túy, mại dâm, cướp giật, chặt chém, chèo kéo khách du lịch. Quản lý văn hố, nghệ thuật, lễ hội nhiều mặt cịn hạn chế.
Ngoài ra, phát triển KTDL cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mơi trường, lãng phí tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng
sai mục đích tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững. Một số khu vực, cảnh quan môi trường tự nhiên bị tàn phá, biến dạng do khai thác du lịch như: các khu cồn cát tự nhiên ven bán đảo Cam Ranh, hệ thống đảo nhỏ ở vịnh Nha Trang… Ngoài ra, tình trạng ơ nhiễm mơi trường biển, mơi
trường sinh thái tự nhiên ở các điểm đến, các khu du lịch gây ra từ rác thải nhựa, rác vô cơ hàng năm đang gia tăng do số lượng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch và số lượng khách du lịch ngày càng tăng. Bên cạnh đó, vì chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch thường không quan tâm tới xử lý chất thải, rác thải mà xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm trầm trọng môi trường. Vấn đề thu gom rác thải ở các bãi biển đã được cải thiện, song vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Cịn tại các khu di tích, việc thu gom, tiêu hủy rác còn chậm, nhất là thời điểm lễ hội. Nhiều doanh nghiệp khơng có hồ sơ đánh giá tác động mơi trường, hoặc không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường…
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nha Trang, mỗi ngày Nha Trang có khoảng 500 tấn rác thải, trong đó lượng rác thải từ hoạt động kinh doanh du lịch khơng nhỏ.
Ba là, KTDL ở tỉnh Khánh Hịa cịn gây ảnh hưởng không nhỏ tới tăng cường và củng cố quốc phòng - an ninh
Nhận thức của một bộ phận doanh nghiệp du lịch và người lao động cịn hạn chế, mới chỉ thấy lợi ích về kinh tế, chưa gắn phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng với tăng cường QP - AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Qua thực tế cho thấy, do công tác giáo dục QP - AN chưa sâu rộng nên ở một số doanh nghiệp du lịch có khơng ít đội ngũ quản lý, người lao động cịn biểu hiện nhận thức khơng đầy đủ về mục tiêu, nhiệm vụ gắn phát triển KTDL với tăng cường QP - AN ở địa phương. Một bộ phận doanh nghiệp kinh doanh du lịch và người lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhận thức đơn thuần khi cho rằng, các đơn vị kinh doanh du lịch chỉ làm nhiệm vụ kinh tế, còn nhiệm vụ QP - AN là của các lực lượng vũ trang Tỉnh.
Công tác tổ chức, triển khai chủ trương gắn phát huy vai trò của KTDL với tăng cường QP - AN ở Khánh Hịa có những giai đoạn, trên một số địa bàn
chưa được chú trọng.
Trong thời gian qua, có những thời điểm vì q quan tâm đến lợi ích kinh tế mà cơng tác đầu tư cho phát triển KTDL chưa gắn với tăng cường QP - AN ở địa phương. Ở những khu vực có ít dự án đầu tư, KTDL chưa phát triển, dẫn tới khả năng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ cho nhân dân và lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn còn bị hạn chế. Tại những nơi đó hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thơng cịn nhiều yếu kém, dẫn tới việc phục vụ cho phát triển KTDL, QP - AN cũng cịn nhiều bất cập. Vì vậy, khi có tình huống chiến tranh xảy ra, khả năng chi viện và ứng cứu của các lực lượng vũ trang sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cư dân ở đây rất dễ bị các phần tử xấu dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo để gây rối chống phá chính quyền. Kinh tế ở những địa bàn có vị trí chiến lược về QP, AN kém phát triển, do không được coi trọng ưu tiên đầu tư đã gây cản trở cho việc hoạch định các mục tiêu trong phát triển KT- XH và xây dựng thế trận QP - AN trong Tỉnh. Ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, do không được ưu tiên đầu tư cho phát triển kinh tế nói chung, KTDL nói riêng đã kéo theo nguồn nhân lực chất lượng thấp, ảnh hưởng khơng tốt đến q trình xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, đáp ứng yêu cầu tăng cường QP, AN ở địa phương.
Quá trình quy hoạch, xây dựng các loại hình du lịch có thời điểm chưa gắn với xây dựng khu vực phịng thủ Tỉnh vững mạnh.
Trong quy hoạch, hình thành và xây dựng các dự án, các chuỗi liên hợp cơng trình du lịch chưa gắn với quy hoạch xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn Tỉnh. Do vậy, trong thời gian qua đã có một số dự án đầu tư kinh doanh du lịch ở gần các cơng trình quốc phịng bảo vệ bờ biển, nơi có thể kiểm sốt, khống chế các cửa sơng, luồng lạch ra vào các cảng biển trên địa bàn Tỉnh. Khi các cơ sở này đi vào hoạt động, đã làm cho các cơng trình phịng thủ bờ biển ở Khánh Hòa phần nào giảm đi ý nghĩa chiến lược về QP, AN. Nhiều khu vực quân sự quan trọng như Cam Ranh, Vịnh Nha Trang các cơng trình qn sự bị các dự
án du lịch “bủa vây” gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tầm khống chế của khu vực phòng thủ trên địa bàn, chứa đựng nguy cơ lộ, lọt bí mật quân sự cao.
Hoạt động KTDL với lượng khách lớn đến từ nhiều nơi trong nước và thế giới dẫn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội có những diễn biến phức tạp. Tội phạm cơng nghệ cao, tình trạng chèn ép, tranh giành
khách quốc tế thường xuyên xảy ra. Tình trạng khách du lịch Trung Quốc trốn lại địa bàn khi hết hạn visa đang trở thành vấn đề nóng cần phải quản lý chặt chẽ và giải quyết triệt để. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình gắn phát triển KTDL với tăng cường QP - AN ở địa phương vẫn còn nhiều bất cập, trùng lặp.
Bốn là, vai trò của KTDL trong hội nhập kinh tế quốc tế có mặt chưa chủ động, hiệu quả chưa cao
Trong giai đoạn 2015 - 2019 vai trị của KTDL trong cơng tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế cịn có mặt chưa thật chủ động và hiệu quả. Chưa có chiến lược cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu du lịch Khánh Hòa trong khu vực và quốc tế. Sức cạnh tranh của KTDL Khánh Hòa trong xu thế hội nhập quốc tế còn bộc lộ nhiều hạn chế trên nhiều phương diện. Các sản phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng, chất lượng nhiều loại dịch vụ thấp, chưa bền vững nên còn bị lấn át trước các sản phẩm đã có thương hiệu trên thế giới chẳng hạn như: dịch vụ tư vấn khách hàng, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ vận chuyển khách du lịch...
Thị trường khách du lịch Khánh Hòa còn phụ thuộc nhiều vào một số quốc gia như: Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc. Vì vậy, khi các nước này có biến động về KT - XH, dịch bệnh thì sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điển hình trong giai đoạn 2017-2019 lượng khách Trung Quốc, Nga tăng vọt chiếm gần 80% lượng khách quốc tế dến Khánh Hịa nên khuynh hướng hình thành các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch nhắm vào khách du lịch Trung Quốc tăng lên mạnh mẽ. Khi tình hình KT - XH Trung Quốc có biến động, sẽ ảnh hưởng
mạnh mẽ tới vai trò của KTDL tỉnh Khánh Hịa từ đó tác động mạnh mẽ tới tồn bộ nền kinh tế của địa phương, riêng đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại cho Tỉnh hàng tỷ USD, doanh thu của nhiều doanh nghiệp giảm từ 14 tỷ đồng/tháng xuống còn 2 tỷ đồng/tháng, nhiều doanh nghiệp du lịch nhỏ phải