Trình độ học vấn của chủ hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở tây nguyên (Trang 27 - 29)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.4. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo

1.4.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ

Theo Michael P.Todaro (1997), có một mối quan hệ thuận giữa trình độ học vấn và mức sống. Những người có trình độ học vấn cao thường kiếm được những cơng việc có thu nhập cao. Trong khi đó, những người nghèo lại ít có cơ hội được học nhiều và họ thường khó kiếm được những cơng việc có thu nhập cao, do vậy càng dễ lâm vào nghèo đói và khó thốt nghèo. Vì vậy, có mối quan hệ tỷ lệ thuận

giữa trình độ học vấn và mức sống. Những người có trình độ học vấn thấp thường khó xin được việc làm có thu nhập cao và ổn định. Chính thu nhập thấp của họ chỉ đủ chi tiêu cho ăn, ở, cho nên họ không đủ điều kiện học tập nâng cao trình độ để tự thốt nghèo (Todaro,1997). Trình độ học vấn khơng những là nhân tố quan trọng về chất lượng cuộc sống mà còn là nhân tố quyết định đối với khả năng đạt đến cơ hội có thể tạo nên thu nhập khá hơn (Vũ Thị Ngọc Phùng, 1999). Ngoài ra, theo BCPTVN (2000), người nghèo thường có trình độ học vấn thấp và trẻ em của các hộ nghèo ít có khả năng được đi học, thường rơi vào vịng nghèo đói do các thế hệ trước để lại. Theo báo cáo, tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ học vấn tăng lên, và gần 90% số người nghèo là những người chỉ có trình độ phổ thơng cơ sở hoặc thấp hơn. Những người thậm chí cịn chưa hồn thành chương trình giáo dục tiểu học có tỷ lệ nghèo cao nhất (57%). Ngược lại, rất hiếm có trường hợp đã tốt nghiệp đại học lại thuộc diện nghèo (chỉ chiếm có 4%).

Bên cạnh đó, báo cáo của PPA về vùng ĐBSCL (2003), trình độ học vấn thấp và thiếu các kỹ năng cần thiết thường dẫn đến thất bại trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, thủy sản và đẩy nông dân đến đói nghèo. Nghiên cứu của MRPA (2004) cũng đưa ra kết quả tương tự: tỷ lệ nghèo có tương quan tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn. Trong khi tỷ lệ nghèo của những người ở vùng ĐBSCL chưa hồn thành chương trình tiểu học là 30% thì hầu như khơng có tình trạng đói nghèo trong số những người có trình độ học vấn cao hơn hoặc được học nghề. Cơng nhân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc học hỏi những kỹ năng và kỹ thuật mới để tăng năng suất, nếu khơng có một trình độ học vấn nhất định. Các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp thường khơng nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của giáo dục. Từ đó, họ không cố gắng tạo điều kiện cho con em họ đến trường, khơng khuyến khích các em học hành chăm chỉ và học lên cao nữa. Một lần nữa, nghiên cứu của dự án diễn đàn miền núi Ford (2004) lại khẳng định chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn có tỷ lệ nghèo ít hơn. Điều này cho thấy học vấn có mối quan hệ rất chặt chẽ với tình trạng đói nghèo.

Những nghiên cứu khác cũng đưa ra nhận định tương tự: như nghiên cứu của Vũ Hoàng Đạt và các tác giả (2006) phát hiện thấy các hộ gia đình có chủ hộ đạt trình độ giáo dục cấp phổ thơng cơ sở có nhiều cơ hội thốt nghèo hơn so với hộ gia đình có đặc điểm tương tự, song chủ hộ khơng có trình độ học vấn; hay giáo dục ảnh hưởng quan trọng đến nghèo, tỷ lệ nghèo giảm nhiều hơn khi chủ hộ có trình độ giáo dục cao hơn theo Al – Samarrai (2007) và sự gia tăng về giáo dục đến bất kỳ thành viên nào của hộ gia đình cũng làm hộ gia đình có mức tiêu dùng cao hơn (Kotikula, Narayan và Zaman, 2007). Do đó, trình độ học vấn của chủ hộ càng cao càng có khả năng tiếp cận với cơng nghệ, kỹ thuật nông nghiệp, tiếp cận với thị trường lao động và nâng cao cơ hội cải thiện thu nhập. Nghiên cứu này giả định số năm đi học của chủ hộ có mối quan hệ nghịch biến với xác suất rơi vào ngưỡng nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở tây nguyên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)