Tình trạng di dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở tây nguyên (Trang 36 - 37)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.4. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo

1.4.2.4. Tình trạng di dân

Trong nghiên cứu của RPGA, 2003 cho thấy sự di dân ồ ạt đã tăng thêm áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng, làm đảo lộn kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đối với nhiều cán bộ và người dân địa phương, di dân là thủ phạm phá rừng để sản xuất nông nghiệp và làm đất ở, mặc dù hầu hết những người di cư không trực tiếp phá rừng. Người di cư mua đất từ những người dân địa phương hoặc trồng trọt trên những cánh đồng bị bỏ hoang, dẫn tới tình trạng thiếu đất và làm cho người bản địa phải đi sâu hơn vào rừng để khai phá đất mới. Hơn nữa, dân di cư là người nghèo và khoảng 30% số họ là người dân tộc thiểu số như người Tày, Nùng, Dao và Sán Chỉ đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhiều người di cư mù chữ, do vậy khó có thể tiếp thu các thơng tin từ các chính sách của chính phủ Việt Nam. Các nguồn trợ cấp xã hội dường như chỉ tập trung vào người bản địa mà quên mất những người dân di cư cũng ở trong hoàn cảnh nghèo khó. Do lượng lớn mức độ di cư vào Tây Nguyên cao, nên Vùng phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu đất, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng, phá rừng, tội phạm, kiểm soát nhân khẩu. Kết quả của di cư tự do là đói nghèo cho cả khu vực nơng thơn lẫn thành thị. Vì vậy, cái vịng lẩn quẩn của đói nghèo sẽ khơng thể bị phá vỡ nếu tình trạng di dân khơng được kiểm sốt.

Theo PTF (2003), với cộng đồng người dân tại Nghệ An, di dân ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh của địa phương. Khi được hỏi về các ảnh hưởng có thể có của người di cư đến tình hình địa phương, có 13% người trả lời cho là nhóm người này đến địa phương làm mất trật tự an ninh, 5% chiếm dụng đất đai bừa bãi, 9,9% làm gia tăng tệ nạn xã hội. Không những thế, tình trạng di dân đã gây áp lực về đất giữa người nhập cư và người dân tộc địa phương, giữa người nhập cư và các lâm trường. Một số tranh cấp vẫn tồn tại và dẫn đến căng thẳng dân tộc gia tăng (BCPTVN, 2004). Đặc biệt hơn, Đặng Ngun Anh (2005) cịn cho rằng các chương trình di dân từ vùng thấp lên vùng cao với quy mô lớn đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người dân và môi trường do năng lực quản lý yếu kém.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở tây nguyên (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)