Ký hiệu Mô tả
Kỳ vọng
dấu
Biến phụ thuộc
Ký hiệu Mô tả
Kỳ vọng
dấu
=0 khơng nghèo
Tuổi chủ Là biến tính từ năm sinh của chủ hộ +/-
Giới tính chủ hộ
=1 chủ hộ là nam =0 chủ hộ là nữ
+
Dân tộc
=0 hộ thuộc dân tộc thiểu số =1 hộ thuộc dân tộc Kinh
-
Số năm đi học
Số năm học trung bình của chủ hộ. Bậc học trung học phổ thông, học nghề được tính theo số năm đi học của bậc học phổ thông.
-
Tỷ lệ phụ thuộc Số người khơng có hoạt động tạo thu nhập trong hộ + Có việc Tình trạng việc làm chính của chủ hộ =0 khơng có việc =1 có việc làm - Dịch vụ Loại ngành nghề chính của chủ hộ =0 không làm trong ngành dịch vụ =1 làm việc trong ngành dịch vụ - Nhà tạm Loại nhà ở của chủ hộ =0 nhà ở không thuộc nhà tạm =1 nhà ở thuộc nhà tạm +
Ký hiệu Mơ tả Kỳ vọng dấu Diện tích đất bình quân của hộ Diện (1.000 m 2) -
Mức vay bình quân của hộ
Số tiền bình quân của một hộ vay được trong 1 năm (ngàn đồng) - Khu vực =0 hộ ở nông thôn =1 hộ ở thành thị - Kon Tum
=0 hộ không ở Kon Tum =1 hộ ở Kon Tum - Đắk Lắk =0 hộ không ở Đắk Lắk =1 hộ ở Đắk Lắk - Đắk Nông =0 hộ không ở Đắk Nông =1 hộ ở Đắk Nông - Lâm Đồng =0 hộ không ở Lâm Đồng =1 hộ ở Lâm Đồng -
Tỷ lệ di dân = Số người đến xã : (Tổng người trong xã – số người đi khỏi xã)
Diện tích đất bình qn của xã chia thành 5 nhóm từ lớn nhất đến nhỏ nhất
+ Tỷ lệ di dân x đất bình
quân xã nhóm 3
Biến tương tác thể hiện tỷ lệ di dân tác động đến diện tích đất tính bình qn trên đầu người của xã.
Ký hiệu Mô tả
Kỳ vọng
dấu
mại dâm đến trật tự an ninh xã hội. Tỷ lệ di dân x tệ nạn
trộm cắp
Biến tương tác thể hiện tỷ lệ di dân góp phần làm gia tăng tệ nạn trộm cắp
+
Tỷ lệ di dân x tệ nạn thất nghiệp
Biến tương tác thể hiện tỷ lệ di dân góp phần làm gia tăng tệ nạn thất nghiệp
+
Trên cơ sở xác định khung phân tích và cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, trong chương 2 tác giả lựa chọn phương pháp phân tích làm cơ sở cho việc phân tích cũng như lựa chọn mơ hình nghiên cứu. Ngồi ra, tác giả cũng mơ tả q trình rút trích dữ liệu, xác định mơ hình logistic nhằm đánh giá các tác động của những nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở Tây Nguyên.
Chương 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở TÂY NGUYÊN
3.1. Tổng quan về tình trạng nghèo tại vùng nghiên cứu
Từ lý thuyết về nghèo đói của những nghiên cứu trước được tổng hợp từ chương một, bằng phần mềm Stata tác giả sử dụng phương pháp phân tích mơ tả lượng hóa các nhân tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở Tây Nguyên bao gồm: chi tiêu bình quân của hộ, vị trí địa lý, tuổi, giới tính, số năm đi học, tỷ lệ phụ thuộc, tình trạng dân tộc, nghề nghiệp, tài sản của chủ hộ, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, khả năng tín dụng, đặc điểm cơ sở hạ tầng, tỷ lệ di dân; và từ đó xác định mơ hình định lượng trên cơ sở của những nhân tố đã phân tích thống kê ở trên. Trong thời gian qua chính sách đổi mới kinh tế tồn diện đã góp phần giúp Việt Nam đạt được những thành tích đáng kể trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo chung của cả nước đã giảm từ 28,9% năm 2002 xuống 16% năm 2006 và 14,5% năm 2008 (TCTK,2008). Tuy nhiên tỷ lệ nghèo của Việt Nam vẫn cịn khá cao và phân bổ khơng đều giữa các vùng. Miền núi Tây Nguyên là một trong ba vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất nước. Tỷ lệ nghèo ở Tây Ngun nhìn chung có giảm đi nhưng vẫn còn ở mức khá cao: năm 2002 là 51,8%, năm 2004 còn 33,1%, năm 2006 giảm xuống 28,6% và đến năm 2008 còn 24,1%. Như vậy, năm 2008 tỷ lệ nghèo của Tây Nguyên cao hơn 10,4% so với vùng Duyên hải Miền Trung, hay so với Đông Nam Bộ là 20,6% và 9,6% so với cả nước (TCTK,2008).
Bảng 3.1: Tỷ lệ nghèo và chi tiêu bình quân đầu người của hộ theo năm Tỷ lệ nghèo (%) Chi tiêu bình quân đầu người /năm
(ngàn đồng)
Cả nước Tây Nguyên Cả nước Tây Nguyên
Thành thị 3,3 6,09 12.233 9.768
Nông thôn 18,7 31,55 6.561 6.110
Chung 14,5 24,1 8.150 7.249
Dưới góc độ thành thị - nơng thơn, tỷ lệ hộ nghèo Tây Nguyên ở nông thôn cao gấp hơn 5 lần tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị. Khoảng cách nghèo thành thị - nơng thơn tính bằng % số điểm của Tây Nguyên cao hơn nhiều lần so với cả nước. Bảng 3.1 cho thấy có một cách biệt rất lớn về nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn, cụ thể như: tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn của cả nước là 18,7% cao hơn tỷ lệ nghèo chung của cả nước là 4,2% và cao hơn thành thị là 15,4%. Sự khác biệt này ở Tây Nguyên còn rõ nét hơn; tỷ lệ nghèo của Vùng ở khu vực nông thôn là 31,55% trong khi đó ở khu vực thành thị tỷ lệ này chỉ có 6,09% - cao hơn 25,46% và cao hơn tỷ lệ nghèo của cả Vùng là 9,45%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nghèo ở vùng nơng thơn Tây Ngun cịn cao hơn so với vùng nơng thơn cả nước là 14,85%.
Ngồi ra, mức chi tiêu bình quân hộ của Tây Nguyên (mức nghèo tuyệt đối) thấp hơn so với cả nước và có sự chênh lệch đáng kể giữa thành thị và nông thôn. Bảng 3.1 cho thấy mức chi tiêu bình quân của một hộ gia đình ở nơng thơn Tây Ngun là 6.110 ngàn đồng/năm thấp hơn 63% so với thành thị và bằng 93% chi tiêu bình quân của một hộ dân ở nông thôn trên cả nước. Như vậy, việc giảm nghèo ở khu vực nông thôn vẫn là một thách thức lớn.
3.2. Nghèo theo vị trí địa lý
Bảng 3.2: Tỷ lệ nghèo theo vị trí địa lý (%)
Hộ nghèo Hộ không nghèo
Thành thị 6,09 93,91 Nông thôn 31,55 68,45 Kon Tum 37,22 62,78 Gia Lai 44,10 55,90 Đăk Lăk 16,94 83,06 Đăk Nông 6,58 93,42 Lâm Đồng 17,00 83,00 Chung 24,1 75,9
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy chênh lệch tỷ lệ hộ nghèo giữa thành thị và nơng thơn có một khoảng cách khá xa, ở thành thị tỷ lệ hộ nghèo rất thấp chỉ khoảng 6,09% trong khi đó ở nông thôn tỷ lệ này đến 31,55% cao hơn 5 lần. Trong các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Gia Lai có tỷ lệ nghèo cao nhất (44,1%) và Đắk Nơng có tỷ lệ nghèo thấp nhất (6,58%). Điều này cũng dễ hiểu vì phần đơng người dân Gia Lai là dân tộc thiểu số, địa hình nhiều đồi núi, cơ sở hạ tầng cịn yếu kém, giao thơng khơng thuận lợi, đất đai xấu. Ngồi ra, kết quả kiểm định ở phụ lục 5 cũng góp phần khẳng định sự khác biệt về vị trí địa lý giữa hộ nghèo và khơng nghèo là có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
3.3. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo và tuổi của chủ hộ Bảng 3.3: Tuổi chủ hộ bình quân của Vùng và cả nước
Cả nước Tây Nguyên
Hộ nghèo 47,33 44,11
Hộ không nghèo 50,07 45,80
Chung 49,67 45,39
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Theo các nghiên cứu trước, tuổi bình quân của chủ hộ thuộc hộ nghèo thấp hơn so với chủ hộ của các hộ khơng nghèo. Bảng 3.3 cho thấy tuổi trung bình của chủ hộ nghèo ở Tây Nguyên thấp hơn so với cả nước dù hộ là nghèo hay không nghèo; cụ thể tuổi bình quân của chủ hộ nghèo ở Tây Nguyên là 44,11 tuổi, thấp hơn 3,22 tuổi so với cả nước. Tuy nhiên, qua kiểm định ở phụ lục 6 tác giả nhận thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi giữa hộ nghèo và không nghèo.
3.4. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo và giới tính của chủ hộ
Bảng 3.4: Tỷ lệ nghèo, số năm đi học trung bình và chi tiêu bình quân đầu người theo giới tính
Tỷ lệ nghèo (%) Số năm đi học trung bình (năm)
Chi tiêu bình quân đầu người/năm
(ngàn đồng)
Nam 24,86 5,9 6.678
Nữ 20,40 6,2 6.760
Chung 24,23 5,9 6.689
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Bảng 3.4. cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể của tỷ lệ nghèo theo giới tính (khoảng trên 4%), điều này cũng được chứng minh trong phần kiểm định ở phụ lục 7; song khác với những nghiên cứu trước, số năm đi học trung bình của chủ hộ là nữ ở Tây Nguyên cao hơn nam giới, vì vậy mức chi tiêu bình quân của chủ hộ là nữ cũng sẽ cao hơn.
3.5. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo và số năm đi học của chủ hộ
Giáo dục là một phương tiện quan trọng để nâng cao khả năng kiếm sống, từ đó cải thiện mức sống, và là con đường ngắn nhất giúp người nghèo thoát nghèo hiệu quả. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy giáo dục có liên quan khá mật thiết với đói nghèo, và ln có ý nghĩa trong mọi phân tích.
Bảng 3.5: Trình độ giáo dục phân theo nhóm hộ
Hộ nghèo Hộ không nghèo Chung Tỷ lệ biết đọc, biết viết (%) 82,42 71,78 75,08
Số năm đi học trung bình (năm) 2,91 6,89 5,92
Tỷ lệ Không bằng cấp (%) 97,19 69,81 76,44
Tiểu học (%) 74,53 74,84 74,77
Trung học phổ thông (%) 4,66 42,67 33,46
Cao đẳng (%) 0,00 3,05 2,31
Đại học (%) 0,00 6,23 4,72
Thạc sỹ, tiến sỹ (%) 0,00 0,15 0,11
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Từ bảng 3.5 cho thấy trình độ giáo dục của hộ nghèo khá thấp hơn so với hộ không nghèo, cụ thể: tỷ lệ biết đọc, biết viết của hộ nghèo cao hơn 10,64% so với hộ không nghèo, số năm đi học trung bình của chủ hộ nghèo thấp hơn đến 2,37 lần, tỷ lệ chủ hộ nghèo không bằng cấp chiếm khá cao 97,19% (hơn 27,38%) và đặc biệt hơn là khơng có chủ hộ nghèo nào có trình độ cao đẳng, đại học hay thạc sỹ, tiến sỹ trong khi con số ở hộ không nghèo lần lượt là 3,05%, 6,23% và 0,15%. Không những thế, bằng kiểm định Chi – square, tác giả nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số năm đi học với tình trạng nghèo của hộ (xem thêm phụ lục 10). Vì vậy, để thoát nghèo bền vững khơng cịn con đường nào khác phải nâng cao trình độ giáo dục cho chủ hộ và các thành viên trong hộ.
3.6. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ
Tỷ lệ người phụ thuộc lớn có tương quan chặt, trực tiếp với tỷ lệ nghèo và ngược lại, điều này được kiểm định cụ thể trong phần phụ lục 9. Như vậy, hộ nghèo là những hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn, bất kể hộ ở thành thị hay nông thôn, bất kể ở Tây Nguyên hay trong cả nước; đặc biệt những hộ nghèo ở Tây Nguyên có tỷ lệ người phụ thuộc cao nhất cả nước (phụ lục 4). Bảng 3.6 thể hiện tỷ lệ phụ thuộc ở nông thôn và thành thị Tây Ngun có khác biệt khơng đáng kể, nhưng chênh lệch tỷ lệ người phụ thuộc giữa hộ nghèo và không nghèo rất lớn. Tỷ lệ người phụ thuộc của hộ không nghèo chỉ bằng 64% so với hộ nghèo. Sự chênh lệch này còn thể hiện rõ nét hơn ở thành thị và nông thôn. Ở nông thôn, một hộ nghèo có tỷ lệ phụ thuộc bình qn là 0,5 trong khi đó hộ khơng nghèo chỉ có 0,35. Cịn ở thành thị, tỷ lệ phụ thuộc của hộ nghèo lớn hơn hộ khơng nghèo 0,16. Do đó, cơng tác kế hoạch hóa gia đình ở Tây Ngun cần được rà soát lại.
Bảng 3.6: Tỷ lệ phụ thuộc của hộ theo khu vực
Hộ nghèo Hộ không nghèo Chung
Thành thị 0,41 0,25 0,26
Nông thôn 0,50 0,35 0,4
Chung 0,50 0,32 0,36
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
3.7. Mối quan hệ giữa nghèo và tình trạng dân tộc của chủ hộ
Ở Việt Nam, người dân tộc thiểu số do những thói quen, phong tục lạc hậu nên thường có những hạn chế trong quá trình tiếp cận các nguồn lực của xã hội để phát triển kinh tế. Do đó, tỷ lệ nghèo trong cộng đồng các dân tộc thiểu số thường cao hơn người Kinh. Bên cạnh đó, kiểm định Chi – square cũng góp phần khẳng định thêm mối quan hệ giữa nghèo và tình trạng dân tộc của chủ hộ (xem phụ lục 8)
Bảng 3.7: Tỷ lệ hộ nghèo và chi tiêu bình quân đầu người theo dân tộc
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Chi tiêu bình quân đầu người/năm
(ngàn đồng)
Kinh 4,6 8.652
Dân tộc thiểu số 65 3.565
Chung 24,1 7.245
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Qua nghiên cứu bộ dữ liệu VHLSS2008, tỷ lệ nghèo của hộ dân tộc thiểu số là 65% gấp 14 lần so với hộ gia đình người Kinh. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa chủ hộ là người Kinh và người dân tộc thiểu số còn thể hiện qua mức chi tiêu trung bình. Một hộ người Kinh có mức chi tiêu trung bình một năm là 8.652 ngàn đồng cao hơn gần 3 lần so với chi tiêu bình quân của hộ dân tộc thiểu số (bảng 3.7). Điều này cho thấy mức sống của người dân tộc thiểu số cịn q thấp nên chính quyền địa
phương và chính sách của nhà nước cần quan tâm hơn nữa và hướng dẫn giúp họ tìm cách thốt nghèo.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan chặt giữa nơi sống và tỷ lệ đói nghèo của hộ gia đình. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo trong nhóm các dân tộc thiểu số cao hơn trong nhóm dân tộc Kinh ở cả thành thị và nông thôn, cụ thể: ở nông thôn tỷ lệ nghèo của dân tộc thiểu số là 69,72%, cao hơn gần 3 lần so với thành thị, và cao hơn gần 14 lần so với hộ gia đình là người Kinh sống ở nông thôn (bảng 3.8)
Bảng 3.8: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo dân tộc và khu vực (%)
Thành thị Nông thôn
Kinh 3,79 5,13
Dân tộc thiểu số 23,63 69,72
Chung 6,09 31,55
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Vấn đề nghèo đói của hộ dân tộc thiểu số trở nên nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân sau: cách biệt về địa lý, độc canh trong sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ học vấn thấp và nhiều yếu tố khác (xem thêm phụ lục 5).
Bảng 3.9: Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của chủ hộ theo dân tộc (%) Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Tổng số Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số Tổng số
Không bằng cấp 65,42 95,02 73,58 Tiểu học 68,85 70,72 69,37 Trung học cơ sở 66,19 32,35 56,85 Trung học phổ thông 40,74 13,91 33,34 Cao đẳng 3,12 0,7 2,51 Đại học 6,91 0,6 5,17 Thạc sỹ, tiến sỹ 0,25 0 0,18
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên VHLSS 2008 (n = 579)
Kinh và 21,44% so với cả vùng. Ngoài ra, 6,91% chủ hộ người Kinh có bằng đại học nhưng chỉ có 0,6% chủ hộ là dân tộc thiểu số có bằng đại học và khơng có chủ hộ nào tốt nghiệp thạc sỹ hay tiến sỹ. Điều này cho thấy học vấn có mối quan hệ rất chặt chẽ với tình trạng đói nghèo của các hộ dân tộc thiểu số và việc nâng cao trình độ cho các hộ dân tộc thiểu số, nhất là các hộ nghèo là rất cần thiết. Nâng cao trình độ sẽ giúp các hộ tiếp cận với trình độ kỹ thuật mới, kiến thức mới để từ đó họ có thể áp dụng cho sản xuất, giúp họ tự thoát nghèo.