Tình trạng việc làm và loại nghề của chủ hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở tây nguyên (Trang 32 - 33)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.4. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo

1.4.1.6. Tình trạng việc làm và loại nghề của chủ hộ

Hộ có việc làm sẽ có nguồn thu nhập lớn hơn so với hộ khơng có việc làm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc lớn vào thời tiết và điều kiện tự nhiên cũng như môi trường. Do vậy, công việc và thu nhập thường không ổn định nên xác suất rơi vào nghèo đói của những hộ khơng có việc làm là cao hơn.Theo như nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng nghề nghiệp có mối tương quan chặt chẽ đến nghèo, những người lao động nhận lương từ nơng nghiệp là điển hình cho nhóm người có việc làm nghèo nhất (Hossain,1995); hay những người sống dưới ngưỡng nghèo thường thuộc những hộ có chủ hộ là nông dân tự do. Năm 1998, gần 80% người nghèo làm việc trong nông nghiệp là những người lao động tự do (BCPTVN,2000).

Ngoài ra, theo AusAID (2003) tỷ lệ nghèo cấp tỉnh ở vùng ĐBSCL có tương quan tỷ lệ thuận với số dân hoạt động trong nông nghiệp của tỉnh đó và nền kinh tế phi nơng nghiệp mới phát triển ở Việt Nam có thể là một định hướng quan trọng để thoát nghèo (Van de Walle và Cratty, 2003). Dự án diễn đàn miền núi Ford (2004) cũng khẳng định các hộ có thu nhập chủ yếu dựa vào nơng nghiệp càng có tỷ lệ đói nghèo cao. Các cơ hội đa dạng hóa sang các hoạt động phi nông nghiệp lại bị hạn chế do bản thân năng lực tự thân của người nghèo thấp (mù chữ, kém hiểu biết), ngoài ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng sang các ngành nghề phi nơng nghiệp cịn chậm. Nghiên cứu của MRPA trong năm này cũng cho rằng phần lớn hộ nghèo làm việc trong ngành cơ bản, hơn 77% số người nghèo vùng ĐBSCL làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong khi chỉ có khoảng 9% người nghèo làm việc trong ngành công nghiệp và gần 13% trong ngành dịch vụ. Chính vì lĩnh vực nơng nghiệp với sự thay đổi mang tính thời vụ và chu kỳ kinh doanh dài nên việc đa dạng hóa sang lĩnh vực hoạt động phi nông nghiệp và sản xuất kinh doanh mang lại một phần thu nhập chính cho hộ và góp phần cải thiện tình trạng nghèo của hộ (theo Owuor, Ngigi, Ouma và Birachi, 2007).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở tây nguyên (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)