Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về tình trạng nghèo tại vùng nghiên cứu
Từ lý thuyết về nghèo đói của những nghiên cứu trước được tổng hợp từ chương một, bằng phần mềm Stata tác giả sử dụng phương pháp phân tích mơ tả lượng hóa các nhân tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở Tây Nguyên bao gồm: chi tiêu bình qn của hộ, vị trí địa lý, tuổi, giới tính, số năm đi học, tỷ lệ phụ thuộc, tình trạng dân tộc, nghề nghiệp, tài sản của chủ hộ, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, khả năng tín dụng, đặc điểm cơ sở hạ tầng, tỷ lệ di dân; và từ đó xác định mơ hình định lượng trên cơ sở của những nhân tố đã phân tích thống kê ở trên. Trong thời gian qua chính sách đổi mới kinh tế tồn diện đã góp phần giúp Việt Nam đạt được những thành tích đáng kể trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo chung của cả nước đã giảm từ 28,9% năm 2002 xuống 16% năm 2006 và 14,5% năm 2008 (TCTK,2008). Tuy nhiên tỷ lệ nghèo của Việt Nam vẫn cịn khá cao và phân bổ khơng đều giữa các vùng. Miền núi Tây Nguyên là một trong ba vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất nước. Tỷ lệ nghèo ở Tây Ngun nhìn chung có giảm đi nhưng vẫn còn ở mức khá cao: năm 2002 là 51,8%, năm 2004 còn 33,1%, năm 2006 giảm xuống 28,6% và đến năm 2008 còn 24,1%. Như vậy, năm 2008 tỷ lệ nghèo của Tây Nguyên cao hơn 10,4% so với vùng Duyên hải Miền Trung, hay so với Đông Nam Bộ là 20,6% và 9,6% so với cả nước (TCTK,2008).
Bảng 3.1: Tỷ lệ nghèo và chi tiêu bình quân đầu người của hộ theo năm Tỷ lệ nghèo (%) Chi tiêu bình quân đầu người /năm
(ngàn đồng)
Cả nước Tây Nguyên Cả nước Tây Nguyên
Thành thị 3,3 6,09 12.233 9.768
Nông thôn 18,7 31,55 6.561 6.110
Chung 14,5 24,1 8.150 7.249
Dưới góc độ thành thị - nơng thơn, tỷ lệ hộ nghèo Tây Nguyên ở nông thôn cao gấp hơn 5 lần tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị. Khoảng cách nghèo thành thị - nơng thơn tính bằng % số điểm của Tây Nguyên cao hơn nhiều lần so với cả nước. Bảng 3.1 cho thấy có một cách biệt rất lớn về nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn, cụ thể như: tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn của cả nước là 18,7% cao hơn tỷ lệ nghèo chung của cả nước là 4,2% và cao hơn thành thị là 15,4%. Sự khác biệt này ở Tây Nguyên còn rõ nét hơn; tỷ lệ nghèo của Vùng ở khu vực nông thôn là 31,55% trong khi đó ở khu vực thành thị tỷ lệ này chỉ có 6,09% - cao hơn 25,46% và cao hơn tỷ lệ nghèo của cả Vùng là 9,45%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nghèo ở vùng nơng thơn Tây Ngun cịn cao hơn so với vùng nơng thơn cả nước là 14,85%.
Ngồi ra, mức chi tiêu bình qn hộ của Tây Nguyên (mức nghèo tuyệt đối) thấp hơn so với cả nước và có sự chênh lệch đáng kể giữa thành thị và nông thôn. Bảng 3.1 cho thấy mức chi tiêu bình quân của một hộ gia đình ở nơng thơn Tây Ngun là 6.110 ngàn đồng/năm thấp hơn 63% so với thành thị và bằng 93% chi tiêu bình quân của một hộ dân ở nông thôn trên cả nước. Như vậy, việc giảm nghèo ở khu vực nông thôn vẫn là một thách thức lớn.