2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụcho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng
2.2.1. Tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong Ch
Chi nhánh Hồn Kiếm
2.2.1.1. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân
Trong thời gian qua, các NHTM cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của chi nhánh đã không ngừng cải thiện, dư nợ tăng cao qua các năm, điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Số dư Tăng / giảm Số dư Tăng / giảm
Dư nợ cho vay tiêu dùng
cá nhân 90 178 88 278 100
Dư nợ cho vay kinh
doanh 467 595 128 575 -20
Tổng dư nợ 557 773 216 853 80
Tỷ trọng dư nợ CVTDCN
/ Tổng dư nợ 16,16% 23,01% 6,85% 32,64% 9,63%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tpbank Hoàn Kiếm)
Tỷ trọng dư nợ CVTDCN trên tổng dư nợ của TPBank Hoàn Kiếm từ 2018 đến 2020 liên tục tăng, và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng dư nợ, năm 2020 chiếm 32,64%. Điều này cho thấy Ngân hàng ngày càng chú trọng hơn vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá nhân.
2.2.1.2. Tình hình tăng trưởng số lượng khách hàng
Tăng trưởng số lượng khách hàng là một trong những điều kiện quan trọng để tăng qui mô cho vay tiêu dùng.
Bảng 2.4: Số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng cá nhân
ĐVT: người
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tpbank Hoàn Kiếm)
Từ bảng 2.4 cho thấy số lượng khách hàng qua các năm đều tăng, đến cuối 2020 tổng số khách hàng của Tpbank Hoàn Kiếm đạt 4.956 người, trong đó số lượng khách hàng vay tiêu dùng cá nhân là 3.886, chiếm tỷ trọng 78,4%. Điều này cho thấy chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân của chi nhánh ngày càng đạt kết quả tốt.
Mặc dù trong thời gian qua chi nhánh có những ưu thế để thu hút khách hàng như: uy tín thương hiệu, mạng lưới phịng giao dịch trải rộng và có vị trí thuận lợi hơn các ngân hàng khác, đội ngũ nhân viên nhiệt tình,… nhưng đa số khách đến vay đều do nhân viên tín dụng tìm kiếm thơng qua các mối quan hệ hoặc được giới thiệu chứ bản thân chi nhánh chưa có những biện pháp triển khai cụ thể để chủ động tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, một số sản phẩm cho vay bị khoanh vùng đối tượng như: phát hành thẻ tín dụng phổ biến với các quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan; cho vay du học thì tiếp xúc với phụ huynh mà bỏ qua đối tượng học sinh – sinh viên,… Do vậy, chi nhánh cũng bỏ qua khơng ít khách hàng. Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh 2018/2019 2019/2020 +/- % +/- Tỷ lệ % KH cho vay TDCN 2.153 2.872 3.886 719 33,4 1.014 35,306 Tổng số KH 3.196 3.894 4.956 698 21,84 1.062 27,273 Tỷ trọng 67,37% 73,75% 78,41%
2.2.1.3. Tốc độ tăng lợi nhuận
Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng lợi nhuận cho vay ngày càng tăng. Năm 2018, lợi nhuận từ CVTDCN chiếm 24,24%, đến 2012 tỷ lệ này là 36,27%. Đây là một tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Điều này chứng tỏ trong những năm qua chi nhánh chú trọng đầu tư vào hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung và cho vay tiêu dùng cá nhân nói riêng và đã mang lại hiệu quả khá cao.
Bảng 2.5: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh 2018/2019 2019/2020 Tăng /giảm Tỷ lệ % Tăng/ giảm Tỷ lệ % Lợi nhuận CVTDCN 541 707 1180 166 30,68% 473 66,9% Tổng lợi nhuận CVTD 2235 2459 3256 221 9,89% 797 32,45% Tỷ trọng 24,21% 28,75% 36,24%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tpbank Hồn Kiếm)
Lợi nhuận qua các năm có xu hướng ngày càng tăng, theo đó, tốc độ tăng của cho vay tiêu dùng cá nhân nhanh hơn tốc độ tăng của tổng lợi nhuận cho vay tiêu dùng. Cụ thể: năm 2019 so với 2018: lợi nhuận CVTDCN tăng 30,68% trong khi tổng lợi nhuận CVTD tăng 10,04%; năm 2020 so với 2019: lợi nhuận CVTDCN tăng 66,9% và tổng lợi nhuận CVTD tăng 32,45%.
Đây là mặt tích cực, tuy nhiên lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân vẫn có tiềm năng tăng trưởng cao hơn nữa nếu chi
nhánh thơng thống hơn trong việc thẩm định thu nhập và hồn thiện chính sách cho vay. Trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh Covid 19 làm cho nền kinh tế thiếu ổn định như hiện nay thì cho vay tiêu dùng cá nhân chính là nguồn thu nhập ổn định mà các ngân hàng đang tìm kiếm.
2.2.1.4. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà khơng có ngun nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác goi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ảnh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt trong cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao nên tỷ lệ nợ quá hạn cũng thường lớn. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. Thơng thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 5%.
Nợ quá hạn trong hoạt động cho vay tiêu dùng luôn là nỗi lo lắng của các Ngân hàng thương mại, nó ẩn chứa khả năng rủi ro. Tuy nhiên, tại chi nhánh tỷ lệ này nhìn chung ở mức tương đối thấp, và thấp hơn so với nợ quá hạn của trung bình ngành ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cá nhân của Tpbank Hoàn Kiếm năm 2019 tăng 0,1% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 0,15% so với 2019. Tuy tỷ lệ này duy trì dưới 1% nhưng vẫn có nguy cơ phát sinh nợ xấu, mặc dù tỷ lệ nợ xấu năm 2020 giảm so với 2019.
Bảng 2.6 : Tình hình nợ QH và nợ xấu củaTpbank Hoàn Kiếmqua các nămChỉ tiêu Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ CVTDCN 90.000 100,00% 178.000 100,00% 278.000 100,00% Nợ quá hạn CVTDCN 495 0,55% 1.157 0,65% 2001 0,72% Nợ xấu CVTDCN 315 0,35% 534 0,30% 722 0,26%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tpbank Hoàn Kiếm)
Những năm này, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao hơn là do biến động của đại dịch Covid 19, nhiều người thất nghiệp hoặc thu nhập giảm sút đáng kể khiến hoạt động tiêu dùng của người dân trở nên khó khăn hơn. Mặc dù tỷ lệ này khá thấp so với nợ quá hạn của các ngân hàng nhưng Tpbank Hoàn Kiếm cũng cần phải chú trọng nâng cao chất lượng CVTDCN.