Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking tại TPHCM (Trang 32 - 36)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.5 Cơ sở lý thuyết và mơ hình tham khảo:

1.5.10 Mơ hình nghiên cứu

Thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT được Venkatesh tổng hợp lại từ 8 mô hình trên. Tuy nhiên khi tổng hợp mơ hình, Venkatesh đã loại bỏ nhiều khái niệm vì cho rằng nó khơng có tác động gì nhiều đến ý định hành vi. Nhưng không chắn chắn sự loại trừ này của Vankatesh là hoàn toàn đúng khi áp dụng khảo sát thị trường Internet Banking tại Việt Nam. Do vậy, để tránh thiếu sót các giả thiết để đánh giá, tác giả sẽ sử dụng các giả thiết mà Vankatesh đã tổng hợp được từ 8 mơ hình trên khi hợp nhất thành một thuyết chung duy nhất. Các giả thiết đó là: hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện hỗ trợ, thái độ, sự tự tin và sự lo lắng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Qua nhiều khảo sát thực tế cũng cho thấy rằng các giả thiết trên có ảnh hưởng nhất định đến ý định sử dụng Internet Banking. Các giả thiết nghiên cứu như sau:

Hiệu quả mong đợi: Hiệu quả mong đợi là mức độ mà cá nhân tin rằng sử dụng

hệ thống thông tin sẽ giúp họ cải thiện hiệu quả cơng việc. Nó phản ánh việc đánh giá những lợi ích nhận được khi chấp nhận hoặc sử dụng cơng nghệ mới. Internet Banking cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng như khách hàng có thể giao dịch bất kỳ ở đâu, bất kỳ thời gian nào trong ngày, do đó khách hàng cảm thấy hiệu quả cơng việc được cải thiện do tiết kiệm thời gian và thuận tiện. Các nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực ngân hàng trực tuyến cũng khẳng định hiệu quả mong đợi là yếu tố tác động đáng kể đến quyết định sử dụng công nghệ (Nghiên cứu sự chấp nhận sử

dụng ngân hàng trực tuyến dựa trên mơ hình TAM –Teropikkarainen và Kari Pikkarainen (2004); Bomil Suh và Ingoo Han (2002)). Như vậy:

H1: Có mối quan hệ dương giữa hiệu quả mong đợi và quyết định sử dụng Internet Banking.

Tính dễ sử dụng mong đợi: Tính dễ sử dụng là “mức độ mà một người tin rằng

sử dụng một hệ thống đặc biệt nào đó sẽ khơng cần nỗ lực về thể chất và tinh thần” (Davis, F.D., 1989. Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology, MIS Quarterly, 13(3): 319 – 339). Chúng ta kỳ vọng rằng một sáng kiến mà dễ sử dụng sẽ khuyến khích các cá nhân có thái độ tích cực về cơng nghệ này có dự định sử dụng nó. Mối quan hệ giữa tính dễ sử dụng và quyết định sử dụng đã được các nghiên cứu trước đây kiểm định (Pekka Laukkanen et al, 2008. Consumer resistance to internet banking: postponers, opponents and rejectors. The International Journal of Bank Marketing, 26 (6): 440 – 455; Bomil Suh and Ingoo Han, 2002. Effect of trust on customer acceptance of Internet Banking. Elsevier, 1: 247 – 263).

Như vậy,

H2: Có mối quan hệ dương giữa dễ sử dụng và quyết định sử dụng Internet Banking

Thái độ: là cảm giác tích cực hay tiêu cực của một cá nhân gắn liền với việc

thực hiện một hành vi cụ thể. Một cá nhân sẽ có thái độ tích cực nhất định nếu người đó tin rằng thực hiện hành vi đó sẽ mang lại kết quả khá khả quan. Thái độ tích cực sẽ có tác động hỗ trợ đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến được kiểm định thực tế (Bomil Suh and Ingoo Han, 2002. Effect of trust on customer acceptance of Internet Banking. Elsevier, 1: 247 – 263; Pekka Laukkanen et al, 2008. Consumer resistance to internet banking: postponers, opponents and rejectors. The International Journal of Bank Marketing, 26 (6):.440 – 455)

Do vậy,

Ảnh hưởng xã hội: ảnh hưởng xã hội là mức độ ảnh hưởng mà một cá nhân

nhận thức rằng những người xung quanh anh ta khuyên anh ta nên sử dụng hệ thống mới. Hay thái độ và niềm tin của một cá nhân trong cùng nhóm sẽ hình thành hành vi của anh ta đối với việc sử dụng công nghệ cụ thể. Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng sử dụng một cơng nghệ nào đó. Các nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực ngân hàng trực tuyến cũng khẳng định ảnh hưởng xã hội là yếu tố tác động đáng kể đến quyết định sử dụng (Yeow, P.H. et al., 2008. User acceptance of online banking service in Australia. Communications of the IBIMA, 1: 191-197; Abu Shanab, E and Pearson, J.M., 2007. Internet banking in Jordan: The unified theory of acceptance and use of technology perspective. Journal of Systems and information Technology, 9(1): 78-97)

Vì vậy,

H4: có mối quan hệ dương giữa ảnh hưởng xã hội và quyết định sử dụng Internet Banking.

Điều kiện hỗ trợ: là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng tổ chức và

kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống (Venkatesh et al, 2003). Nhân tố này lại tác động trực tiếp lên hành vi sử dụng của từng cá nhân. Các điều kiện hỗ trợ có tác động tích cực đến quyết định sử dụng Internet Banking được chứng minh trong các nghiên cứu trước đây (Aungkana Wungwanitchakorn, 2002. Adoption Intention of Banks’ Customers on Internet Banking Service. ABAC Journal, 22(3): 63 – 80; Patrick Y. K. Chau and Vincent S. K. Lai, 2003. An Empirical

Investigation of the Determinants of User Acceptance of Internet Banking. Journal

of Organisational Computing and Electronic Commerce, 13(2): 123 – 145)

Do vậy,

H5: Có mối quan hệ dương giữa điều kiện hỗ trợ và quyết định sử dụng Internet Banking.

Sự tự tin: là sự tin tưởng rằng mình có đủ khả năng để thực hiện một cơng việc

hay nhiệm vụ cụ thể. Điều này được khẳng định trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet Banking (Pekka Laukkanen và cộng sự, 2008)

cũng như trong nghiên cứu tổng hợp về việc chấp nhận công nghệ (Ittersum và cộng sự, 2006).

H6: Có mối quan hệ dương giữa sự tự tin và quyết định sử dụng Internet Banking.

Sự lo lắng: Lo lắng là cảm xúc lo âu hay cảm xúc phản ứng khi thực hiện một

hành vi cụ thể. Sự lo lắng có tác động tiêu cực đến việc chấp nhận. Những người có mức độ lo lắng cao sẽ dẫn đến việc tránh xa việc sử dụng cơng nghệ. Lo lắng có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ Internet Banking đã được khẳng định (Pekka Laukkanen et al, 2008. Consumer resistance to internet banking: postponers, opponents and rejectors. The International Journal of Bank Marketing, 26 (6):.440 – 455)

Do vậy:

H7: Có mối quan hệ âm giữa lo lắng và quyết định sử dụng Internet Banking

Dựa trên các giả thiết trên, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu như sau:

Biến phụ thuộc trong mơ hình: Quyết định sử dụng Internet Banking

Các biến độc lập gồm có: Hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng, thái độ, ảnh hưởng xã hội, các điều kiện hỗ trợ, sự tự tin và lo lắng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking tại TPHCM (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)