Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking tại TPHCM (Trang 53)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Kết quả nghiên cứu

2.2.3.2 Phân tích hồi quy

Bảy biến độc lập được đưa vào xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking bằng phương pháp ENTER. Kết quả hồi quy (Phụ lục 6.2) cho thấy R2 đã hiệu chỉnh bằng 0.631 (có nghĩa là mơ hình giải thích được 63.10% sự thay đổi của biến quyết định sử dụng và mơ hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa thống kê F trong ANOVA bằng 0.00).

Bảng 2.7: Kết quả phân tích hồi quy Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .799a .639 .631 .61729

a. Predictors: (Constant), TĐ, DSD, ĐKHT, HQ, LL, AHXH, TT

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 217.081 7 31.012 81.384 .000b

Residual 122.699 322 .381

1

Total 339.780 329

a. Dependent Variable: DĐ

b. Predictors: (Constant), TĐ, DSD, ĐKHT, HQ, LL, AHXH, TT

Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Correlations Collinearity Statistics Model B Std.

Error Beta t Sig.

Zero-

order Partial Part Tolerance VIF

(Constant) 1.436 .508 2.828 .005 TT -.082 .073 -.048 -1.125 .261 .443 -.063 -.038 .621 1.611 HQ .366 .062 .227 5.897 .000 .488 .312 .197 .758 1.319 DSD .093 .059 .059 1.579 .115 .338 .088 .053 .805 1.243 AHXH .219 .071 .123 3.087 .002 .480 .170 .103 .709 1.411 LL -.658 .051 -.534 -12.819 .000 -.711 -.581 -.429 .647 1.546 ĐKHT .369 .072 .193 5.087 .000 .465 .273 .170 .778 1.286 TĐ .007 .067 .004 .102 .919 .379 .006 .003 .722 1.384 a. Dependent Variable: DĐ

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ có các yếu tố: Hiệu quả mong đợi HQ, Ảnh hưởng xã hội AHXH, Sự lo lắng LL và Điều kiện hỗ trợ ĐKHT có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa sig < 0.05. Các yếu tố khác, bao gồm Sự tự tin TT, Dễ sử dụng DSD, Thái độ TĐ khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình phân tích (sig >

Vì vậy mơ hình hồi quy biểu thị các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking tại Thành phố Hồ Chí Minh được xác định như sau:

Y(DĐ) = 1.436 + 0.366*HQ + 0.219*AHXH - 0.658*LL + 0.369*ĐKHT

Về mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc được so sánh thông qua hệ số beta. Như vậy, Lo lắng có tác động mạnh nhất đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking (β = - 0.658), tiếp theo là Điều kiện hỗ trợ (β =0.369), kế đến là Hiệu quả mong đợi (β = 0.366) và cuối cùng là Ảnh hưởng xã hội (β = 0.219).

Căn cứ vào kết quả phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội, bốn yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking được mơ tả theo mơ hình dưới đây:

Hình 2.2: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.3.3 Dị tìm sự vi phạm của các giả định trong mơ hình hồi quy tuyến tính

Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính: dùng đồ thị Scatterplot với giá trị phần

dư chuẩn hóa trên trục tung và giá trị dự đốn trên trục hồnh (Phụ lục 6.6). Ta thấy phần dư không thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đoán. Vậy giả thuyết

Kiểm tra phần dư cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn với trung bình

Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev. = 0.994 tức là gần bằng một (Phụ lục 6.4), do đó có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội.

Kiểm tra khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập: Hệ số phóng đại

phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF) (Phụ lục 6.3) rất khỏ (nhỏ hơn 10) cho thấy các biến độc lập này khơng có quan hệ chặc chẽ với nhau nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập khơng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mơ hình hồi quy.

2.2.4 Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính lên các nhân tố chính

Sau khi phân tích hồi quy, các giả thiết HQ, AHXH, LL, ĐKHT có ý nghĩa thống kê. Các giả thiết được chấp nhận sẽ được sử dụng kiểm định để tìm kiếm khám phá dữ liệu theo các biến định tính: giới tính, thu nhập, trình độ, độ tuổi, nghề nghiệp và tình trạng đã sử dụng dịch vụ Internet Banking hay chưa thông qua kiểm định T-test và ANOVA.

2.2.4.1 Phân tích ảnh hưởng của giới tính

Nhìn vào Phụ lục 7.1 ta thấy khơng có sự khác nhau giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking phụ thuộc vào giới tính ở độ tin cậy 95%. Ta thấy mức độ cảm nhận trung bình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking khơng có sự khác biệt đáng kể.

2.2.4.2 Phân tích ảnh hưởng của độ tuổi

Kiểm định ANOVA với nhân tố quyết định sử dụng

Kết quả kiểm định (Phụ lục 7.2) cho thấy có sự khác nhau giữa nhóm khách hàng có độ tuổi từ 56 trở lên với các nhóm khách hàng cịn lại. Với độ tin cậy 95%, kiểm định ANOVA có sig của F là 0.000 đạt mức có ý nghĩa và Post Hoc chỉ ra rằng có sự khác nhau về mức độ chắc chắn sẽ sử dụng dịch vụ Internet Banking

0.05 và giá trị trung bình mẫu của nhóm khách hàng này là thấp nhất so với các nhóm khác hàng cịn lại.

Kiểm định ANOVA với nhân tố hiệu quả mong đợi

Tương tự như khi kiểm định ảnh hưởng của độ tuổi lên quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking, ảnh hưởng của độ tuổi có tác động lên mức độ cảm nhận hiệu quả mong đợi (Phụ lục 7.3). Với độ tin cậy 95%, kiểm định ANOVA có sig của F là 0.000 đạt mức có ý nghĩa và Post Hoc chỉ ra rằng có sự khác nhau về mức độ cảm nhận hiệu quả của Internet Banking giữa nhóm khách hàng từ 56 tuổi trở lên với các nhóm khách hàng có độ tuổi từ 24 đến 55 tuổi với sig < 0.05 và giá trị trung bình mẫu của nhóm khách hàng này là thấp nhất so với các nhóm khác hàng cịn lại.

Kiểm định ANOVA với nhân tố Ảnh hưởng xã hội

Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau khi đánh giá mức độ ảnh hưởng xã hội (Phụ lục 7.4). Với độ tin vậy 95%, kiểm định ANOVA có sig của F là 0.000 đạt mức ý nghĩa và Post Hoc chỉ ra rằng:

Có sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng xã hội của người từ 36 đến 55 tuổi và người từ 56 tuổi trở lên. Nhìn vào phần Descriptives cho thấy mức độ ảnh hưởng xã hội tăng dần theo tuổi tác nhưng khi đến 56 tuổi trở đi thì mức độ ảnh hưởng xã hội giảm.

Kiểm định ANOVA với nhân tố lo lắng

Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác nhau về mức độ lo lắng giữa những nhóm khách hàng (Phụ lục 7.5). Với độ tin cậy 95%, kiểm định ANOVA có sig của F là 0.000 đạt mức ý nghĩa và Post Hoc chỉ ra rằng có sự khác nhau về mức độ lo lắng giữa các nhóm khách hàng từ 24 tuổi đến 55 tuổi và nhóm khách hàng từ 56 tuổi trở lên.

Phân tích ANOVA với nhân tố Điều kiện hỗ trợ

Kiểm định ANOVA cho thấy khơng có mối quan hệ giữa độ tuổi và điều kiện hỗ trợ với mức tin cậy 95%, sig của F ở mức 0.80 (Phụ lục 7.6)

2.2.4.3 Phân tích ảnh hưởng của trình độ học vấn

Kiểm định ANOVA với nhân tố quyết định sử dụng

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.7) cho thấy có sự khác biệt về mức độ chắn chắn của quyết định sử dụng Internet Banking giữa nhóm khách hàng có trình độ phổ thơng trung học hoặc thấp hơn với nhóm khách hàng có trình độ từ đại học trở lên với hệ số sig = 0.003. Giá trị trung bình của mẫu thu được tăng dần theo trình độ học vấn nên chúng ta có thể kết luận rằng trình độ học vấn càng cao thì càng chắc chắn sẽ sử dụng dịch vụ Internet Banking này.

Kiểm định ANOVA với nhân tố Hiệu quả mong đợi

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.8) cho thấy có mối liên hệ giữa trình độ học vấn và mức độ cảm nhận hiệu quả với độ tin cậy 95%, sig của F = 0.022 và Post Hoc chỉ ra rằng có sự khác nhau về mức độ cảm nhận hiệu quả giữa nhóm khách hàng có trình độ trung học phổ thơng hoặc thấp hơn và nhóm khách hàng có trình độ đại học hoặc hơn với mức ý nghĩa sig 0.011.

Bên cạnh đó ta nhận thấy giá trị trung bình mẫu về mức độ cảm nhận hiệu quả mong đợi tăng cùng chiều với trình độ học vấn. Như vậy có thể kết luận là trình độ học vấn càng cao thì mức độ cảm nhận hiệu quả càng lớn.

Kiểm định ANOVA với nhân tố ảnh hưởng xã hội

Kết quả kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.9) cho thấy khơng có mối liên hệ nào giữa trình độ học vấn và mức độ ảnh hưởng của ảnh hưởng xã hội với sig của F = 0.780 với độ tin cậy 95%. Giá trị trung bình trung bình mẫu giữa các nhóm trình độ học vấn tương đương nhau.

Như vậy khơng có mối quan hệ giữa trình độ học vấn và mức độ ảnh hưởng xã hội.

Kiểm tra ANOVA với nhân tố lo lắng

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.10) cho thấy không sig = 0.73. Vậy ta có thể khẳng định khơng có sự khác nhau về mức độ lo lắng giữa những nhóm có trình độ khác nhau.

Kiểm định ANOVA với nhân tố điều kiện hỗ trợ

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.11) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa trình độ học vấn và điều kiện hỗ trợ với sig = 0.02, độ tin cậy 95% và giá trị trung bình của mẫu càng tăng khi điều kiện hỗ trợ càng nhiều.

Như vậy điều kiện hỗ trợ có quan hệ cùng chiều với trình độ khách hàng.

2.2.4.4 Phân tích ảnh hưởng của nghề nghiệp

Kiểm định ANOVA với quyết định sử dụng

Kết quả kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.12) cho thấy có sự khác biệt giữa quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking giữa nhóm trưởng/phó phịng với 2 nhóm cơng nhân/lao động phổ thơng/nội trợ và nhóm nhân viên kỹ thuật văn phịng. Trong đó mức độ chắn chắn sẽ sử dụng Internet Banking tăng dần theo mức độ nghề nghiệp của khách hàng: công nhân/lao động phổ thơng/nội trợ, đến nhóm nhân viên kỹ thuật/văn phịng và cao nhất là nhóm trường/phó phịng (giá trị trung bình của mẫu các nhóm này tăng dần)

Kiểm định ANOVA với nhân tố hiệu quả mong đợi.

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.13) cho thấy nghề nghiệp không tác động lên mức độ cảm nhận hiệu quả mong đợi với sig = 0.142 (với kiểm định Leneve giữa các nhóm có sig = 0.266 – phương sai các mẫu bằng nhau). Vậy ta có thể khẳng định khơng có mối liên hệ giữa nghề nghiệp và mức độ cảm nhận hiệu quả mong đợi.

Kiểm định ANOVA với nhân tố ảnh hưởng xã hội

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.14) cho thấy sig = 0.000 (kiểm định Leneve giữa các nhóm có sig = 0.590 – phương sai mẫu bằng nhau). Theo kiểm định Post Hoc và giá trị trung bình mẫu về mối quan hệ ảnh hưỡng xã hội và nghề nghiệp giữa nhóm học sinh, sinh viên thấp hơn nhóm trưởng, phó phịng ; giữa các cặp nhóm khác khơng có sự khác biệt.

Kiểm định ANOVA với nhân tố lo lắng

Kiểm đinh ANOVA (Phụ lục 7.15) cho thấy sig = 0.000 (kiểm định Leneve giữa các nhóm có sig = 0.373 – phương sai các mẫu bằng nhau). Theo kiểm định Post Hoc và giá trị trung bình mẫu, mức độ lo lắng giữa nhóm học sinh/sinh viên cao hơn nhóm trưởng/phó phịng, giữa các cặp nhóm khác khơng có sự khác biệt.

Kiểm định ANOVA với nhân tố điều kiện hỗ trợ

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.16) cho thấy sig = 0.01 (kiểm định Levene giữa các nhóm có sig = 0.265 – phương sai các mẫu bằng nhau). Theo kiểm định Post Hoc và giá trị trung bình của mẫu, ta thấy nhóm trưởng/phó phịng có mức độ cảm nhận sự hỗ trợ cao hơn các nhóm cịn lại. Vậy ta có thể nói nghề nghiệp có tác động đến mức độ cảm nhận sự hỗ trợ sử dụng Internet Banking.

2.2.4.5 Phân tích ảnh hưởng của thu nhập

Kiểm định ANOVA với nhân tố quyết định sử dụng

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.17 cho thấy có mối quan hệ giữa thu nhập và mức độ chắn chắn quyết định sử dụng. Nhóm khách hàng có mức thu nhập dưới 10 triệu có mức độ chắn chắn về quyết định sử dụng Internet Banking thấp hơn nhóm có thu nhập cao trên 20 triệu.

Kiểm định ANOVA với nhân tố hiệu quả mong đợi

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.18) với sig = 0.82 cho thấy khơng có tác động của thu nhập lên mức độ cảm nhận hiệu quả mong đợi.

Kiểm tra ANOVA với nhân tố ảnh hưởng xã hội

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.19) với mức sig = 0.000 cho thấy mức độ ảnh hưởng xã hội đến quyết định sử dụng Internet Banking có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau. Nhóm có thu nhập càng cao thì mức độ ảnh hưởng của xã hội lên quyết định sử dụng càng lớn (giá trị trung bình của mẫu tăng theo thu nhập)

Kiểm định ANOVA với nhân tố lo lắng

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.20) với sig = 0.000 cho thấy có mối liên hệ giữa mức độ lo lắng khi sử dụng Internet Banking và nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau. Mức độ lo lắng giảm dần khi thu nhập càng cao.

Kiểm định ANOVA với nhân tố điều kiện hỗ trợ

Kiểm định ANOVA (Phụ lục 7.21) với sig = 0.000 cho thấy có mối quan hệ giữa các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau và mức độ sẵn có của điều kiện hỗ trợ. Nhóm khách hàng có thu nhập càng cao thì điều kiện hỗ trợ càng lớn khi sử dụng dịch vụ Internet Banking.

2.2.5 So sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking giữa người đã sử dụng và chưa sử dụng dụng Internet Banking giữa người đã sử dụng và chưa sử dụng

Từ kiểm định T-test (Phụ lục 8) có độ tin cậy 95%, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking có sự khác biệt giữa nhóm khách hàng chưa sử dụng và đã sử dụng dịch vụ Internet Banking với hệ số sig = 0.000. Người đã sử dụng ln có đánh giá các nhân tố hiệu quả mong đợi. ảnh hưởng xã hội, điều kiện hỗ trợ cao hơn người chưa sử dụng; cũng như mức độ lo lắng của người đã sử dụng dịch vụ thấp hơn người chưa sử dụng. Như vậy có thể kết luận rằng người đã sử dụng sẽ có quyết định sử dụng với mức ý nghĩa cao hơn người chưa sử dụng (giá trị trung bình mẫu quyết định sẽ sử dụng dịch vụ là 3.1696 và quyết định sẽ tiếp tục sử dụng là 4).

2.3 Tóm tắt

Chương 2 đã trình bày phương pháp nghiên cứu, kết quả kiểm định các thang đo, mơ hình nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Kết quả EFA cho thấy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking gồm có 4 thành phần: Hiệu quả mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện hỗ trợ, Sự lo lắng. Bên cạnh các nhân tố chính này Quyết định và các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking còn chịu tác động của các biến định tính: độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập.

Chương 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Thảo luận kết quả

Từ lý thuyết của mơ hình hợp nhất về việc chấp nhận cơng nghệ của Venkatesh và các nghiên cứu có liên quan đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking, các thang đo được điều chỉnh cho phù hợp với ngôn ngữ và lĩnh vực nghiên cứu.

Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA của mẫu thu thập được trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy từ 28 biến quan sát của thang đo đã bị loại 3 biến: Nhận được sự trợ giúp của bộ phận chăm sóc khách hàng khi gặp khó khăn trong sử dụng Internet Banking, Giao dịch qua Internet Banking tôi thấy thú vị hơn giao dịch truyền thống và Sử dụng Internet

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking tại TPHCM (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)