Dự báo lượng khách đến khu du Lich Tam Đảo tới năm 2015

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Tam Đảo (Trang 89 - 126)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

4.1.2.Dự báo lượng khách đến khu du Lich Tam Đảo tới năm 2015

Theo dữ liệu thu thập được, hiện nay hàng năm khu du lịch Tam Đảo thường xuyên đón tiếp lượng khách du lịch là 183.384 lượt khách năm 2013, tăng lên 25.024 lượt khách so với năm 2012 và tăng lên 13.143 lượt khách so với năm 2011. Với kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế du lịch của huyện Tam Đảo trong giai đoạn tới, dự kiến rằng khả năng phục vụ và thu hút khách du lịch đến với Tam Đảo sẽ có tốc độ tăng hàng năm là 20.000 lượt khách. Đây là một bài toán khó đòi hỏi sự chỉ đạo cụ thể và sâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sắc của các cấp lãnh đạo trong huyện, quyết tâm của lãnh đạo và người dân trong công tác đầu tư và phát triển du lịch của huyện.

4.2. Định hƣớng và giải pháp nâng cao sự hài lòng của du khách tại khu du lịch Tam Đảo

Với những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế về mức độ hài lòng và khai thác các nhóm yếu tố tác động đến mức độ hài lòng tại khu du lịch Tam Đảo cho thấy, còn khá nhiều việc để có thể đạt được sự tăng trưởng bền vững về cả số lượng du khách và lợi nhuận thu được từ du lịch.

Từ đó, định hướng chung trong giai đoạn tới để phát triển du lịch Tam Đảo là tiếp tục duy trì các điểm mạnh và nhận ra các mặt còn yếu kém, từ đó nghiên cứu và đưa ra các biện pháp vừa phát triển thêm các thế mạnh vừa khắc phục các điểm yếu này. Điều này cần được quán triệt cả trong định hướng nâng cao sự hài lòng của du khách cũng như hoàn thiện các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách

4.2.1. Định hướng nâng cao sự hài lòng của du khách tại khu du lịch Tam Đảo

Từ kết quả phân tích chương 3, luận văn cho rằng, định hướng nâng cao sự hài lòng của du khách tại khu du lịch Tam Đảo những năm tới cần tập trung vào hai nhóm vấn đề sau:

Thứ nhất, về mức độ hài lòng nói chung, như đã phân tích cho thấy,

điểm đánh giá mức độ hài lòng của du khách tại khu du lịch Tam Đảo hiện nay là trung bình khá với số điểm bình quân là 3.545 điểm. Mức độ này thật sự là chưa tương xứng với một khu du lịch có tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, có lịch sử phát triển du lịch lâu đời và ngày nay trong bối cảnh phát triển mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lại có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi. Vì thế, những năm tới, có thể là đến năm 2020, cần nâng mức độ hài lòng chung của du khách lên mức khá và đạt tới điểm thấp của mức cao, tức điểm trung bình chung của mức độ hài lòng phải đạt từ 3,7 đến 3,75 điểm.

Thứ hai, cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn nữa mức độ hài lòng của mọi giới, chú ý cải thiện mức độ hài lòng của nam giới; mức độ hài lòng của mọi lứa tuổi, nhất là của nhóm du khách dưới 25 tuổi; mức độ hài lòng của mọi nhóm ngành nghề, nhất là của nhóm học sinh, sinh viên; mức độ hài lòng của mọi nhóm thu nhập, nhất là của nhóm có thu nhập bình quân dưới 6 triệu đồng/người/tháng; cũng như mức hài lòng của các nhóm người có số lần tới Tam Đảo khác nhau, nhất là nhóm người nhiều lần trở lại khu du lịch Tam Đảo. Có như thế mới đảm bảo sự phát triển bền vững của khu du lịch này.

4.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao sự hài lòng của du khách tại khu du lịch Tam Đảo du lịch Tam Đảo

4.2.2.1. Căn cứ đề xuất của giải pháp

Kết quả phân hồi quy (xem phụ lục 5) cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến sự hài lòng có sự khác nhau. Cụ thể là:

Nhân tố Hữu hình có mức độ ảnh hưởng cao nhất tới sự hài lòng của khách hàng, với hệ số ảnh hưởng là 0.474. Nếu sự hài lòng về các yếu tố của nhân tố Hữu hình tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng chung tăng lên 0.447 đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhân tố Chất lượng có mức độ ảnh hưởng cao thứ hai với hệ số ảnh hưởng là 0.422, nếu sự hài lòng về các yếu tố trong nhân tố Chất lượng tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng chung tăng lên 0.422 đơn vị.

Nhân tố Tin cậy có mức độ ảnh hưởng cao thứ ba với hệ số ảnh hưởng là 0.408, nếu sự hài lòng về các yếu tố trong nhân tố Tin cậy tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng chung tăng lên 0.408 đơn vị.

Nhân tố Năng lực phục vụ có mức độ ảnh hưởng cao thứ tư với hệ số ảnh hưởng là 0.346. nếu sự hài lòng của khách hàng về các yếu tố trong nhân tố Năng lực phục vụ tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng chung tăng lên 0.346 đơn vị.

Nhân tố Mức độ phản hồi có sự ảnh hương thấp nhất tới sự hài lòng của khách hàng, nếu sự hài lòng về các yếu tố trong nhân tố Phản hồi tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng chung tăng lên 0.282 đơn vị.

Từ đó, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách tại khu du lịch Tam Đảo như sau: nhóm giải pháp hữu hình, nhóm giải pháp chất lượng và giá cả dịch vụ, nhóm giải pháp về năng lực phục vụ, nhóm giải pháp về sự phản hồi và nhóm giải pháp về mức độ tin cây.

4.2.2.2. Các giải pháp chủ yếu

Thứ nhất, nhóm các giải pháp tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tam Đảo. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ ngành du lịch đã được lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo xác định là mục tiêu trọng tâm trong giai đoạn những năm 2011 đến 2020 và tầm nhìn 2030, bời vì các cấp lãnh đạo đã xác định được tầm quan trọng của việc nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng quan trọng tới hình ảnh của khu du lịch Tam Đảo, và từ đó sẽ gia tăng sự thu hút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đối với khách hàng trong và ngoài nước. Một số giải pháp cụ thể cho công tác này được kiến nghị lên các cơ quan quản lý tại khu du lịch, chính quyền địa phương là:

- Xây dựng các đề án quy hoạch phát triển du lịch Tam Đảo với tầm nhìn xa, các đề án có thể được tiến hành lấy ý kiến công khai của cả người dân và các chuyên gia trong ngành. Để lựa chọn ra được một đề án xuất sắc nhất, là định hướng tốt nhất cho phát triển du lịch Tam Đảo.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát quá trình đầu tư, xây dựng cơ bản trên địa bàn để tối ưu hóa các nguồn vốn đầu tư.

- Nâng cấp hệ thống xe buýt Hà Nội- Tam Đảo để thuận lợi cho việc di chuyển của khách du lịch.

- Hoàn thiện xây dựng các dự án nghỉ dưỡng, các khu vui chơi trọng điểm trong hệ thống du lịch của Tam Đảo, để sớm đưa vào khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Hiện

trạng chất lượng dịch vụ du lịch tại Tam Đảo hiện nay được đánh giá khá tốt, tuy nhiên vẫn cần có những biện pháp nhằm duy trì và phát huy hơn nữa lợi thế này.

- Ban hành những quy định cụ thể về cách tính giá phòng trọ, nhà nghỉ, khách sạn, các dịch vụ cơ bản cho khách hàng trên địa bàn Tam Đảo. Công khai cách thức tính để khách hàng có thể tự kiểm tra xem giá phòng và dịch vụ có phù hợp không.

- Kiểm tra giám sát các hoạt động của các công ty lữ hành, các đơn vị tổ chức dịch vụ du lịch tại Tam Đảo. Mạnh tay loại bỏ hoàn toàn các đơn vị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yếu kém, làm ăn không trung thực, làm trong sạch môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch của các công ty, đơn vị.

- Nghiêm cấm hiện tượng cò mồi, chèo kéo khách hàng, hiện tượng chặt chém khách hàng ở nơi xa, người nước ngoài.. để làm đẹp hình ảnh của du lịch Tam Đảo trong mắt du khách.

- Phát huy những đặc sản nổi tiếng của Tam Đảo như susu, thịt lợn rừng, gà đồi, các sản vật cây thuốc trên rừng núi. Quảng bá tới du khách chất lượng của các sản phẩm đặc sản này, nhưng cũng phải có một cơ chế giám sát chặt chẽ về vệ sinh, an toàn chất lượng của các sản phẩm được bán ra trên địa bàn.

Thứ ba, nhóm các giải pháp tăng cường năng lực phục vụ du khách.

Cụ thể là các giải pháp sau:

1. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch để tăng tính hấp dân du khách. Hiện nay du lịch Tam Đảo đang khai thác được lợi thế từ vị trí địa lý, các địa điểm là di sản văn hóa cấp quốc gia, các địa điểm lịch sử hàng trăm năm trên địa bàn, tuy nhiên hiện trạng khai thác nhiều năm mà chưa có được sự quan tâm trung tu, sửa chữa nên khiến cho các địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử đã có những xuống cấp nghiêm trọng. Giải pháp được đưa ra trong giai đoạn tiếp theo là:

- Tăng cường hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để có thêm các dự án đầu tư vào Tam Đảo.

- Xây dựng phương án trùng tu, bảo tồn các khu di tích, các địa điểm du lịch đã bị xuống cấp.

- Mở rộng khai thác du lịch thám hiểm rừng, đưa thêm các tuyến du lịch vườn quốc gia Tam Đảo vào trong lộ trình tuyến của các công ty du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh với trọng tâm là lễ hội Tây Thiên để thu hút thêm nhiều du khách hơn nữa trong thời gian tới

2. Hoàn thiện công tác tổ chức, điều hành, quản lý du lịch trên địa bàn. Với quy mô ngày càng lớn của khu du lịch Tam Đảo, sự phát triển nhanh mà không có sự kiểm soát sẽ gây ra những bất ổn về xã hội, về tự nhiên. Vì thế vai trò tổ chức, điều hành và quản lý du lịch là hết sức quan trọng. Cụ thể là:

- Trên cơ sở quy hoạch và phát triển kinh tế du lịch Tam Đảo trong các năm tới, cơ quan quản lý du lịch cần đưa ra một lộ trình hoàn thiện, cả về vấn đề đầu tư và quản lý nhằm mục đích là xác định các nhiệm vụ, các vấn đề quan trọng phải được ưu tiên đầu tư trước.

- Công tác quản lý, tổ chức và điều hành ở các cấp cơ sở phải được thường xuyên kiểm tra, rà soát, lập kế hoạch cụ thể trước khi triển khai bất kỳ hoạt động hay dự án nào.

- Nghiên cứu một số mô hình quản lý phù hợp với điều kiện của Tam Đảo, việc lựa chọn các mô hình quản lý hiện đại sẽ giúp cho việc phát triển theo kịp nhịp độ phát triển của đất nước và thế giới.

- Định hướng phát triển các công tác phụ trợ trong hoạt động điều hành, tổ chức và quản lý hoạt động du lịch, ví dụ như liên kết quản lý với chính quyền các xã, huyện, liên kết với các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp vận tải…

3. Đảm bảo số lượng, tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ du lịch. Yếu tố nguồn lực con người luôn là yếu tố quyết định tới mọi hoạt động phát triển, cũng như công tác quản lý. Muốn phát triển thì phải có được nguồn nhân lực dồi dào, chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lượng cao, phù hợp với yêu cầu ngày càng phức tạp trong việc cung cấp dịch vụ du lịch hiện nay.

-Tổ chức các hoạt động đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên phục vụ tại các khách sạn, nhà nghỉ uy tín trên địa bàn.

- Mở các lớp học cao cấp phục vụ đào tạo cho các quản lý của khách sạn, nhà hàng, quán bar, khu vui chơi, giải trí, nhằm mục tiêu xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, có kỹ năng xử lý những tình huống bất ngờ khi phục vụ khách hàng.

-Khuyến khích những các nhân, tổ chức tại địa bàn Tam Đảo mở rộng quy mô hoạt động, thông qua các trợ giúp về chính sách thuế, chính sách đất đai, nhằm tăng thêm khả năng phục vụ du khách của du lịch Tam Đảo nói chung.

Thứ tư, nhóm các giải pháp tăng cường mức độ phản hồi của khu du lịch Tam Đảo. Mức độ phản hồi với ý kiến của khách hàng cho thấy

khách hàng được tôn trọng, được lắng nghe, từ đó có thể giải tỏa những căng thẳng của khách hàng xuất phát từ sự chưa được của các yếu tố khác. Đây là một biện pháp rất hữu hiệu để khiến khách hàng không còn phải nghĩ tới những điều không hài lòng trong quá trình nghỉ ngơi, du lịch, và hướng tới sự trở lại của khách hàng những lần sau. Định hướng khắc phục cho nhân tố này là :

1. Cần có những giải pháp thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng nhanh chóng, cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để giảm thiểu những phàn nàn của khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3. Cụ thể hóa những ý kiến đóng góp hữu ích của khách hàng và cung cấp cho khách hàng đó về tiến độ những cải thiện đó.

Thứ năm, nhóm giải pháp tăng cường sự tin cậy của du khách tại khu du lịch Tam Đảo. Sự tin cậy của khách hàng dành cho các sản phẩm du lịch của bất

kỳ địa điểm du lịch nào cũng là tiền đề để khách hàng sử dụng thật nhiều các dịch vụ này. Nếu như để mất lòng tin của khách hàng thì sẽ không có lần thứ hai khách hàng quay lại. Tuy nhiên sự hài lòng của khách hàng với nhân tố này còn ở mức thấp. Vì vậy cần phải có những biện pháp và định hướng nhằm mục tiêu nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Những định hướng đó là :

1. Cần phải có những giải pháp khắc phục tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các hàng quán ở các khu du lịch.

2. Đưa ra những biện pháp nhằm kiểm soát chất lượng của các hãng lữ hành cung cấp dịch vụ trên địa bàn khu du lịch.

3. Cải thiện mức độ an toàn của các phương tiện di chuyển từ các địa điểm du lịch trên địa bàn.

4. Nâng cao các yêu cầu về mức độ an toàn, văn minh tại các lễ hội, các hoạt động vui chơi giải trí, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách.

4.3. Một số khuyến nghị

4.3.1. Khuyến nghị với ngành du lịch

Với những giải pháp đã nêu trên, để có thể đưa những giải pháp đó vào thực tế thì rất cần có sự chỉ đạo, thực hiện đồng bộ từ các ban ngành có liên quan trong công tác quản lý du lịch Tam Đảo, cũng như chính quyền huyện, tỉnh. Trong đó Ban quản lý khu du lịch Tam Đảo nói riêng và ngành du lịch nói chung có thể thực hiện những công việc như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ban bố quy định, quy chế về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn, kèm theo đó là biện pháp xử lý nghiêm minh với các doanh nghiệp sai phạm.

Công bố trên trang web chính thức của Ban quản lý danh sách các doanh nghiệp du lịch uy tín, chất lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Tam Đảo (Trang 89 - 126)