Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến sự phát triển du

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Tam Đảo (Trang 49 - 55)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến sự phát triển du

3.1. Khái quát về khu du lịch Tam Đảo

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến sự phát triển du lịch Tam Đảo Tam Đảo

3.1.1.1. Huyện Tam Đảo

Huyện Tam Đảo nằm chính giữa phía bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của tỉnh Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía đông nam và nam giáp huyện Bình Xuyên, phía nam và tây nam giáp huyện Tam Dương, phía tây giáp huyện Lập Thạch. Phía tây bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Phía bắc và đông bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Bản đồ huyện chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam. Huyện Tam Đảo là một huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía tây bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Trên địa bàn huyện có ngọn núi Tam Đảo cao 1.310 m, nằm ở xã Hồ Sơn. Diện tích tự nhiên của huyện là 23.641,60 ha . Huyện Tam Đảo có thị trấn Tam Đảo, là thị trấn khá phát triển và có tổng diện tích tự nhiên là 214,85ha. Dân số là 693 nhân khẩu với 259 hộ chia làm 02 thôn: Thôn 1 và thôn 2; Khu du lịch Tam Đảo nằm chủ yếu tại thôn 1 và 1 phần của thôn 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huyện Tam Đảo cũ được thành lập theo Quyết định số 178-CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, do hợp nhất huyện Lập Thạch với huyện Tam Dương.

Ngày 26-2-1979, chia huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Đảo và Lập Thạch. Khi đó huyện Tam Đảo gồm thị trấn Nông trường Tam Đảo (vốn thuộc huyện Mê Linh) và các xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Hoàng Hoa, Kim Long, Hợp Hòa, An Hòa, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Lâu, Vân Hội, Hợp Thịnh, Thanh Vân, Đạo Tú, Hướng Đạo, Đồng Tĩnh, cộng thêm các xã của huyện Mê Linh cắt sang: Minh Quang, Gia Khánh, Trung Mỹ, Thiện Kế, Sơn Lôi, Tam Hợp, Bá Hiến, Tam Canh, Quất Lưu, Thanh Lãng, Tân Phong, Phú Xuân, Đạo Đức, Hương Sơn.Ngày 9-6-1998, lại tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên.

Huyện Tam Đảo mới thành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ-CP, ngày 9 tháng 12 năm 2003 của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Huyện Tam Đảo gồm có một thị trấn Tam Đảo và các xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý, Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang. Huyện lỵ đặt tại xã Hợp Châu

3.1.1.3. Giới thiệu về khu du lịch Tam Đảo

Khu du lịch Tam Đảo thuộc thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 86km. Khí hậu ở đây rất độc đáo, bốn mùa trong ngày, khung cảnh thơ mộng và hùng vĩ. Mùa du lịch đẹp nhất trong năm ở Tam Đảo là mùa hè. Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khu ng cảnh tuyệt vời. Tam Ðảo là một dãy núi dài khoảng 80km theo hướng tây bắc - đông nam, rộng từ 10 - 15km, là khu nghỉ mát ở núi lý tưởng của miền Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tam Đảo có diện tích 253ha nằm trên độ cao 900m so với mặt biển. Từ thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc sau 1 giờ xe chạy là lên tới Tam Ðảo. Thêm 20km đường dốc, lượn qua các sườn núi thông mọc thẳng tắp nhìn lên cao vút, mờ mờ ẩn hiện Tam Ðảo trong sương Núi Tam Đảo có 3 đỉnh nổi lên như 3 hòn đảo: đỉnh giữa có tên Bàn Thạch cao 1.388m; bên trái là đỉnh Thiên Nhị (chợ trời) cao 1.375m, trên có tháp truyền hình cao 93m, bên phải là đỉnh Phù Nghĩa cao 1.400m. Ðầu thế kỷ 20, người Pháp đã "tấn công" lên Tam Ðảo, xây dựng ở nơi đây thành khu nghỉ mát với 200 biệt thự, khách sạn, nhà hàng, sân chơi thể thao, bể bơi, sàn nhảy.

Ðường đi lên núi Tam Đảo tuy hơi vất vả nhưng rất đẹp. Hoa phong lan, hoa cúc quì và các loài hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, toả hương thơm rất lạ, màu sắc rực rỡ... cộng thêm không biết bao nhiêu là bướm đủ loại rập rờn trên hoa lá, đậu trên tóc người, bay theo người hàng đàn như các sứ giả Tam Ðảo đón khách lên chơi. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời, đất, gió, mây...

Từ trung tâm thị trấn, rẽ bên phải theo một con đường mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 30m ào ào tuôn nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa... Nếu thích mạo hiểm, hãy đi xa chút nữa tới đỉnh Rùng Rình, ở đây cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to mấy người ôm phủ đầy hoa phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời. Xa hơn nữa là Tam Ðảo 2, nơi mà vào thời Pháp cũng là điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, nhưng nay bị bỏ hoang mang vẻ đẹp hoang dã, cô liêu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy, có thể nói thiên nhiên và dấu vết thời gian đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt diệu, hứa hẹn một tiềm năng du lịch lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội nơi đây.

3.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Thứ nhất, đánh giá chung về cơ cấu kinh tế của huyện Tam Đảo hiện nay

Cơ cấu kinh tế của huyện Tam Đảo hiện nay được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của Tam Đảo Chỉ tiêu Năm 2011 (%) Năm 2012 (%) Năm 2013 (%)

Công nghiệp- xây dựng 27.14 26.15 25.21

Dịch vụ 33.15 35.37 36.12

Nông lâm nghiệp, thủy sản 39.71 38.48 38.67

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư huyện Tam Đảo

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu kinh tế của Tam Đảo có những thay đổi nhất định trong thời gian qua. Nhìn chung tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2011, tỷ lệ lao động trong nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 31.79% thì sang tới năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 38.48 % và năm 2013 tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức 38.67%.

Ngành công nghiệp - xây dựng cơ cấu xu hướng giảm qua các năm và chiếm tỷ lệ thấp nhất dao động trong khoảng 25-27%. Năm 2011 tỷ lệ công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế là 27.14% thì năm 2011 tỷ lệ này giảm nhẹ còn 26.15% tiếp tục giảm vào năm 2013 xuống còn 25.21%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngành dịch vụ của Tam Đảo khá phát triển, trong ngành dịch vụ của Tam Đảo chủ yếu là phát triển du lịch Tam Đảo. Tam Đảo có tiềm năng du lịch lớn do thiên nhiên ban tặng, tỷ lệ cơ cấu ngành dịch vụ của Tam Đảo cũng ngày một tăng khá nhanh trong các năm gần đây ( giai đoạn 2011-2013). Năm 2011, ngành dịch vụ chiếm 33.15% trong tổng cơ cấu kinh tế và tăng lên đến 33.57% năm 2012. Năm 2013 cơ cấu này tiếp tục tăng 36.12%. Với tiềm năng phát triển du lịch như hiện nay sẽ nhanh chóng đưa Tam Đảo đi lên từ ngành công nghiệp không khói này.

Thứ hai, đánh giá sự phát triển từng ngành nghề trong kinh tế Tam Đảo

Do có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển nên kinh tế Tam Đảo ngày một phát triển mạnh.Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8% và bằng mức bình quân của tỉnh. Hệ thống đường sá nối các xã trong huyện và đường huyện nối huyện ngày càng được phát triển. Kinh tế của từng ngành có sự phát triển mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về nông nghiệp và thủy sản

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của toàn ngành đạt mức 4.12% trong giai đoạn từ 2010-2012 tăng giá trị sản xuất của ngành nông lâm thủy sản từ 240 tỷ vào năm 2011 lên đến 270 tỷ vào năm 2013.

Diện tích trồng lúa tẻ tiếp tục được giảm, diện tích trồng hoa màu liên tục được tăng trong đó vùng trồng su su tăng khá mạnh. Đây là một trong những đặc sản của Tam Đảo, đem lại thu nhập lớn cho người dân ở đây. Ngoài ra, người dân ở đây còn tận dụng được địa thế, trồng các cây dược liệu quý để phục vụ người dân ở đây và khách du lịch Tam Đảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện tại, ngành xây dựng và công nghiệp của Tam Đảo vẫn chưa phát triển mạnh. Tuy vậy, Tam Đảo cũng phát huy được các ngành có tiềm năng lợi thế như chế biến nông sản, khai thác vật liệu xây dựng, khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công, truyền thống chủ động tìm tòi các ngành nghề thủ công tìm nguồn hàng cho ngành du lịch

Các cụm công nghiệp cũng bắt đầu phát triển và tạo việc làm cho người dân địa phương ổn định trong thời gian qua.

Thứ ba, phát triển các ngành dịch vụ

Do du lịch là một trong những thế mạnh của Tam Đảo nên trong phương hướng phát triển ngành dịch vụ Tam Đảo chú trọng tới phát triển du lịch, phấn đấu trở thành huyện du lịch trọng điểm, trung tâm lễ hội của tỉnh Vĩnh Phúc, gắn kết các hoạt động dịch vụ của huyện với các hoạt động khác của huyện và của tỉnh Vĩnh Phúc. Tận dụng dịch vụ thương mại, tập trung vào mở rộng giao lưu hàng hóa với hai chức năng khai thác thế mạnh về vai trò trung chuyển của chợ ở các trung tâm du lịch Đại Đình và chợ thị trấn Tam Đảo, tạo điều kiện để sản phẩm của Tam Đảo, trước hết là các nông sản đến được với các địa phương khác. Xây dựng chợ trung tâm Huyện tại Hợp Châu và các chợ ở các trung tâm du lịch trong quần thể và tạo sự gắn kết với các cơ sở dịch vụ khác trong Trung tâm Huyện, biến trung tâm Huyện tại thành trung tâm thương mại, đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, nhất là hàng nông sản và thủ công truyền thống và điểm du lịch thu hút khách tham quan và mua bán hàng hoá. Để tạo điều kiện cho phát triển du lịch, huyện Tam Đảo cũng chỉ đạo phát triển dịch vụ vận tải đến các khu du lịch, xây dựng các công trình du

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lịch, lễ hội và vận chuyển hành khách du lịch đồng thời đẩy mạnh hoạt động tài chính- ngân hàng theo xu hướng của kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và của khách du lịch.

Như vậy, có thể nói kinh tế Tam Đảo trong thời gian quá phát triển khá ổn định về mọi mặt, nâng cao đời sống của người dân nơi đây. Đây là một trong những kết quả đáng ghi nhận của kinh tế Tam Đảo trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Tam Đảo (Trang 49 - 55)