Rủi ro phi hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện cân bằng tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 29)

1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂN BẰNG TÀI CHÍNH VỚI TTCK

1.1.2.2 Rủi ro phi hệ thống

Rủi ro phi hệ thống là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với một công ty hay một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể nào đó ngồi những rủi ro gắn liền với toàn bộ thị trường. Những yếu tố này có thể là khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình cơng, cạnh tranh nước ngồi, mức độ sử dụng địn bẩy tài chính và địn bẩy kinh doanh, qui định của Chính phủ và nhiều yếu tố khác là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong thu nhập từ cổ phiếu công ty. Do những yếu tố này chỉ ảnh hưởng tới một ngành hay một công ty cụ thể nên chúng phải đựoc xem xét cho từng công ty.

Sự không chắc chắn đối với khả năng thanh tốn của cơng ty có thể là do môi trường của hoạt động kinh doanh và tình trạng tài chính của cơng ty. Những rủi ro này có thể gọi là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay khơng chắc chắn về EBIT của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố dẫn đến tính bất ổn trong EBIT của doanh nghiệp, bao gồm: tính khả biến của doanh thu, các chi phí hoạt động, tính biến đổi của giá bán, sự tồn tại sức mạnh thị trường, phạm vi đa dạng hóa sản phẩm,…

Rủi ro kinh doanh có thể chia làm 2 loại: rủi ro từ bên trong cơng ty (chính sách quản trị cơng ty) và rủi ro từ bên ngồi cơng tay (mơi trường kinh doanh).

Rủi ro kinh doanh bên trong gắn liền với hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà công ty đang tiến hành. Mỗi cơng ty có một hệ thống các rủi ro kinh doanh với các mức độ rủi ro khác nhau riêng của mình. Một sự thay đổi lãnh đạo khơng đúng lúc và đúng người, chính sách marketing khơng hiệu quả, dự báo sai lầm về tính mùa vụ của sản phẩm dẫn dến tồn kho quá nhiều,…có thể làm giảm đáng kể lợi nhuận.

Rủi ro kinh doanh bên ngồi là kết quả của những ảnh hưởng mơi trường kinh doanh đến lợi nhuận của công ty. Mỗi công ty phải đối mặt với một hệ thống các yếu tố rủi ro bên ngoài khá riêng biệt phụ thuộc vào mơi trường hoạt động riêng biệt của chính họ. Đó có thể là vụ tẩy chay của khách hàng khi phát hiện sản phẩm của công ty không đảm bảo chất lượng hoặc khi một nhà cung cấp hủy hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu quan trọng làm nhà máy phải hoạt động cầm chừng và có thể đi đến ngưng hoạt động. Đó cũng có thể là do xuất hiện một đối thủ cạnh tranh quốc tế trên thị trường làm công ty mất thị phần ở mức đáng kể, hoặc Chính phủ cấm hút thuốc nơi công cộng, nâng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe hơi và rượu,… Nhân tố bên ngồi quan trọng nhất có lẽ là chu kỳ kinh doanh. Doanh thu của một số ngành công nghiệp (thép, ơ tơ) có xu hướng biến đổi theo chu kỳ, trong khi đó một só ngành khác lại khơng có tính chu kỳ (cơng nghiệp thực phẩm). Những yếu tố dân số học như tuổi thọ, giới tính,… cũng ảnh hưởng đến thu nhập. Chính trị cũng là một trong những rủi ro bên ngoài của hoạt động kinh doanh. Chính sách của Chính phủ, nhất là những chính

sách liên quan đến tiền tệ và thuế khóa có ảnh hưởng rất lớn đến thủ nhập của các công ty cũng như mức độ sẵn sàng của các nguồn vốn.

Rủi ro kinh doanh thường được tính bằng mức độ biến động của thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sự biến động của thu nhập lại được đo bằng độ lệch chuẩn của chuỗi thu nhập hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp.

Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là sự biến động về lợi nhuận của các cổ đông khi công ty vay nợ, phụ thuộc vào cấu trúc vốn (vốn cổ phần và vốn vay). Rủi ro tài chính gắn liền giữa hiệu quả kinh doanh và cấu trúc vốn. Tùy thuộc vào tình hình và hiệu quả hoạt động của công ty để xác định nguồn vốn cần huy động hợp lý như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc vay vốn ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro tài chính.

Khi một cơng ty huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu thì khoản thanh toán lãi suất phải được thực hiện trước khi tính tốn thu nhập của cổ phiếu thường và các khoản thanh toán lãi suất này được gọi là khoản nợ cố định. Giống như đòn bẩy hoạt động, trong thời gian cơng ty hoạt động tốt thì thu nhập của cổ phiếu thường sẽ tăng lên theo một tỷ lệ phần trăm lớn hơn thu nhập hoạt động, ngược lại trong thời kỳ kinh doanh thua lỗ, thu nhập của cổ đông sẽ giảm theo tỷ lệ lớn hơn thu nhập hoạt động do những chi phí tài chính cố định này. Hơn nữa, cơng ty đã tăng nợ do những nghĩa vụ theo hợp đồng cố định, vì lẽ đó nên họ đã làm tăng rủi ro tài chính và nguy cơ mất khả năng thanh toán cũng cao hơn.

Để xác định rủi ro tài chính của một cơng ty, người ta thường sử dụng hai loại hệ số. Loại thứ nhất là các hệ số của bảng cân đối kế toán, những hệ số này cho biết tỷ lệ nợ so với vốn cổ phần, nợ dài hạn so với tổng vốn. Loại thứ hai là nhóm các hệ số về dịng thu nhập hoặc dịng tiền sẵn có để thanh tốn các khoản chi phí tài chính cố định. Việc tính tốn và phân tích các hệ số này sẽ đem lại một đánh giá khái quát về hai vấn

đề cơ bản là: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và cơ cấu vốn và khả năng thanh toán dài hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện cân bằng tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)