CBTC với chỉ số P/E

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện cân bằng tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 58)

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CBTC VỚI RỦI RO

2.3.2 CBTC với chỉ số P/E

Như quan điểm từ phần cơ sở lý luận, chỉ số P/E cũng được coi là một trong các chỉ số đánh giá rủi ro của cổ phiếu. Chỉ số P/E càng cao thì cổ phiếu đó có rủi ro cao và ngược lại. Thống nhất quan điểm đó ta tiến hành phân tích hồi quy với tình trạng cân bằng tài chính cho kết quả như sau:

Ghi chú: Khảo sát 120 công ty niêm yết, P/E là chỉ số trung bình của năm 2007

của từng chứng khốn, CBTC 1 là số tương đối thể hiện trạng thái cân bằng tài chính truyền thống của cơng ty niêm yết hay là tỷ số giữa vốn luân chuyển/ROE trong năm 2007. Sau đó tiến hành phân tích bằng phần mềm Eviews 3.0 với phương pháp bình phương nhỏ nhất cho kết quả bảng trên..

Với kết quả trên cho ta thấy, P/E trung bình của 120 cổ phiếu đại diện cho các cổ phiếu niêm yết trên TTGDCK TP.HCM đạt khoảng 12.5. Và có quan hệ nghịch biến giữa cân bằng tài chính với chỉ số P/E, điều này có nghĩa là những cơng ty mất cân bằng tài chính sẽ có chỉ số P/E cao hơn. Như vậy có sự đánh đổi giữa mất cân bằng tài chính với sự gia tăng rủi ro của từng chứng khốn.

Khi phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn với chỉ số P/E cũng cho kết quả tương tự:

Bảng 9: Phân tích hồi quy giữa CBTC 2 với P/E

Nguồn: Khảo sát, tính tốn của tác giả

Ghi chú: Khảo sát 120 công ty niêm yết, P/E là chỉ số trung bình của năm 2007

của từng chứng khoán, CBTC 2 là số tương đối thể hiện trạng thái cân bằng tài chính ngắn hạn của cơng ty niêm yết hay là tỷ số giữa ngân quỹ rịng/ROE trong năm 2007. Sau đó tiến hành phân tích bằng phần mềm Eviews 3.0 với phương pháp bình phương nhỏ nhấ cho kết quả bảng trên.

Với kết quả phân tích ở bảng trên chúng ta thấy có mối quan quan hệ đồng biến giữa mất cân bằng tài chính ngắn hạn với sự gia tăng rủi ro của chứng khốn. Ở đây chúng ta thấy khơng có sự khác biệt là mấy giữa tác động của cân bằng tài chính ngắn hạn cũng như cân bằng tài chính truyền thống đối với rủi ro của chứng khoán.

Để thấy ro hơn quan hệ giữa cân bằng tài chính đạt được với hệ số P/E ta có thể dùng hàm hồi qui P/E với sự đảm bảo cân bằng tài chính loại 1 lẫn cân bằng tài chính loại 2. Ở đây ta dùng hàm hồi quy với biến giả là CANBANG, biến giả ở đây sẽ có giá trị là 1 nếu đảm bảo cả cân bằng ngắn hạn lẫn cân bằng truyền thống, ngược lại biến

giả CANBANG sẽ có giá trị bằng 0 nếu cổ phiếu khơng đảm bảo 1 cân bằng tài chính nào. Ý nghĩa của việc phân tích trên để cho chúng ta thấy ro được, khi công ty mất cân bằng tài chính có ảnh hưởng gì tới P/E khơng, đồng nghĩa với việc rủi ro có gia tăng hay khơng.

Phân tích bằng Eviews 3.0 cho chúng ta kết quả như sau:

Bảng 10: Phân tích hồi quy giữa chỉ số P/E với biến giả CBTC

Nguồn: Khảo sát, tính tốn của tác giả

Ghi chú: Khảo sát 120 cơng ty niêm yết, P/E là chỉ số trung bình của năm 2007

nếu công ty đảm bảo cân bằng tài chính và nhận giá trị 0 nếu cơng ty mất cân bằng tài chính) trong năm 2007. Sau đó tiến hành phân tích bằng phần mềm Eviews 3.0 với phương pháp bình phương nhỏ nhấ cho kết quả bảng trên.

Từ kết quả phân tích trên, có thể thấy rõ quan hệ tỷ lệ nghịch giữa biến giả cân bằng tài chính với hệ số P/E. Các cổ phiếu có sự mất cân bằng tài chính sẽ có chỉ số P/E cao hơn các cổ phiếu đảm bảo cân bằng tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện cân bằng tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)