Xây dựng cơ chế giám sát rủi ro CBTC trên TTCK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện cân bằng tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67 - 72)

Bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng đều phải tuân thủ các nguyên tắc và giới hạn cụ thể do pháp luật quy định nhằm đảm bảo sự ổn định và an toàn cho xã hội. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, nơi các hoạt động giao dịch, quản lý điều hành diễn ra rất đa dạng, liên tục và gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các chủ thể tham gia thị trường. Chính vì vậy, việc xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống kiểm tra, giám sát là điều kiện tiên quyết đảm bảo thị trường chứng khốn hoạt động cơng bằng, ổn định và đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các chủ thể khác trên thị trường.

Hoạt động giám sát trên thị trường giao dịch tập trung tại Trung Tâm giao dịch chứng khoán được thực hiện một cách đồng bộ, là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiều phương pháp. Xét một về mặt kỹ thuật và cách thức thực hiện, hoạt động giám sát tạI TTCK Việt Nam được tiến hành thông qua nhiều phương pháp như: phương pháp phân tích; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp thống kê; phương pháp trực tiếp; phương pháp gián tiếp…

Tuy nhiên nội dung của công tác giám sát tại trung tâm chủ yếu là giám sát hoạt động giao dịch và giám sát đầu vào của các công ty niêm yết (xem hình dưới):

Hình 3: Giám sát trên thị trường chứng khốn Việt Nam

Việc giám sát tính hình tài chính và rủi ro trong hoạt động tài chính, kết quả hoạt động của các công ty niêm yết sau khi đã được niêm yết chưa được thực hiện. Trong khi việc gia tăng rủi ro tài chính trong hoạt động có thể là nguyên nhân dẫn đến phá sản của công ty niêm yết, gây hiệu ứng không tốt cho thị trường, nhà đâu tư. Do đó song song với việc giám sát giao dịch hiện nay trên TTCK, thì cơ quan quản lý cần phải giám sát về cân bằng tài chính (rủi ro tài chính) kết hợp với hiệu quả hoạt động trong kinh doanh để đảm bảo sự an toàn vốn của nhà đầu tư, an toàn trong hoạt động của doanh nghiệp và sự an toàn của thị trường.

quan hệ giám sát

xử lý vi phạm chuyển hồ sơ

TT.GDCK - Tổ chức niêm yết - Công ty CK

- Nhà đầu tư

Nghi ngờ vi phạm

Giám sát tuân thủ:

- Quy định đối với tổ chức niêm yết (điều kiện niêm yết, công bố thông tin, mua bán CP của cổ đông - Quy định đối với công ty thành viên - Quy định đối với nhà đầu tư (quy định mở TKGD, ký quỹ…)

nội dung giám sát

Giám sát giao dịch không cân bằng:

-Giao dịch nội gián - Giao dịch lũng

đoạn thị trường

- Lan truyền thông tin, tin đồn thất thiệt… Kiểm tra, điều tra Vi phạm UBCKNN Xử phạt hành chính Truy tố

Việc giám sát của cơ quan quản lý thị trường đối với cân bằng tài chính có thể được khái quát qua sơ đồ sau:

Hình 4: Mơ hình giám sát cân bằng tài chính trên TTCK

TT.GDCK tiến hành giám sát tình hình cân bằng tài chính của các công ty niêm yết thông qua các chi tiêu như cân bằng tài chính truyền thống, cân bằng tài chính ngắn hạn, sự thay đổi theo hướng tích cực của các tỷ số thanh tốn. Nếu xét thấy cơng ty niêm yết nào có tình trạng mất cân bằng tài chính liên tục với tỷ lệ cao thì SGDCK TP.HCM sẽ ra một cảnh bảo về rủi ro tài chính của công ty. Sau khi cảnh báo cho công

Quan hệ giám sát

TT.GDCK

Nội dung giám sát

Tổ chức niêm yết Giám sát cân bằng tài chính: - Cân bằng tài chính truyền thống - Cân bằng tài chính ngắn hạn - Các tỷ số thanh toán Kết quả hoạt động kinh doanh:

- Doanh thu, lợi nhuận

- ROE

Mất cân bằng

tài chính Kết quả hoạt động kinh doanh xấu đi

Cảnh báo Tiếp tục

Giám sát đặc biệt

Tạm ngưng giao dịch

Tình hình vẫn tiếp tục xấu đi

ty, nếu công ty tiếp tục xẩy ra tình trạng mất cân bằng tài chính và tình hình hiệu quả trong kinh doanh xấu đi (giảm sút trong lợi nhuận, ROE, lỗ …). Cơ quan quản lý thị trường sẽ tiến hành giám sát đặc biệt. Giám sát hàng tháng, hàng quý, đồng thời yêu cầu công ty phải cung cấp đây đủ thông tin về hoạt động kinh doanh của mình, phải có biện pháp tức thời để cải thiện tình hình. Nếu trong quá trình giám sát đặc biệt nếu tình hình tiếp tục xấu đi, cơ quan quản lý thị trường có thể tạm ngưng giao dịch đối với chứng khoán của công ty niêm yết.

Các biện pháp ngăn ngừa hành vi vi phạm và ổn định hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khốn hiện nay:

Thơng thường, các Sở giao dịch chứng khốn đều có các biện pháp ngăn ngừa sự biến động quá lớn và đột ngột của một loại chứng khốn cũng như của tồn bộ thị trường. Trong thời kỳ đầu của thị trường chứng khốn Việt Nam, Trung tâm giao dịch chứng khốn có thể áp dụng các hình thức sau đây:

- Cảnh báo: đây là biện pháp để quản lý thị trường, nhằm thông báo cho công chúng đầu tư phải thận trọng khi đưa ra quyết định của mình đối với một loại chứng khốn cụ thể. Khi tình hình đã ổn định trở lại, chứng khốn có thể được đưa khỏi danh sách bị cảnh báo. Ngược lại, nếu tình hình trở nên xấu đi, Trung tâm có thể áp dụng biện pháp tiếp theo, đó là tạm ngưng giao dịch chứng khoán này.

- Tạm ngưng giao dịch: Trung tâm giao dịch có thể tạm ngưng giao dịch một loại chứng khốn nào đó nhằm ổn định tình hình giao dịch trên thị trường. Biện pháp này được áp dụng khi liên tục có biến động lớn hoặc khi Trung tâm giao dịch phát hiện có tin đồn quan trọng ảnh hưởng mạnh đến giá và khối lượng giao dịch của chứng khốn đó.

Song song với biện pháp này, trung tâm có thể kiểm tra xem tổ chức niêm yết có thơng tin quan trọng nào cần cơng bố hay không, hoặc yêu cầu tổ chức niêm yết xác

nhận/bác bỏ tin đồn. Giao dịch chứng khốn đó sẽ được phục hồi sau khi tổ chức niêm yết cơng bố thơng tin hoặc xác nhận tin đồn.

Ngồi ra, Trung tâm giao dịch chứng khốn có thể thơng báo các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khốn ra cơng chúng đầu tư trên các phương tiện thông tin của Trung tâm giao dịch, hoặc phương tiện thơng tin đại chúng để góp phần giáo dục và ngăn ngừa các hành vi vi phạm có thể xẩy ra.

Sự ổn định của một công ty là rất quan trọng đối với các nhà quản trị, người lao động, khách hàng, các nhà cung ứng và các tổ chức tín dụng trong mơi trường hoạt động của họ. Một doanh nghiệp khi có nguy cơ phá sản sẽ khó có thể giữ được các nhà quản trị và người lao động giỏi. Hơn nữa, các nhà cung ứng cũng như các khách hàng cũng thường tuỳ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Tất cả những rủi ro này sẽ dẫn đến thu nhập và giá cổ phiếu của công ty bị giảm sút và rủi ro của công ty tăng lên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện cân bằng tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)