CBTC với ROE

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện cân bằng tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 64)

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CBTC VỚI RỦI RO

2.3.3 CBTC với ROE

ROE là một trong những mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp muốn nâng cao. Có thể nhiều lúc doanh nghiệp sẽ bất chấp việc không đạt được cân bằng tài chính để nhắm tới mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên khi đi tìm hiểu mối quan hệ giữa đảm bảo cân bằng tài chính với ROE lại cho những kết quả khá bất ngờ như sau:

Bảng 11: Phân tích hồi quy giữa CBTC 1 với ROE năm 2007

Nguồn: Khảo sát, tính tốn của tác giả

Ghi chú: Khảo sát 120 công ty niêm yết, với ROE của các công ty niêm yết

trong năm 2007, CBTC 1 là số tương đối thể hiện trạng thái cân bằng tài chính truyền thống của cơng ty niêm yết hay là tỷ số giữa vốn luân chuyển/ROE trong năm 2007. Sau đó tiến hành phân tích bằng phần mềm Eviews 3.0 với phương pháp bình phương nhỏ nhấ cho kết quả bảng trên.

Đầu tiên là đối với cân bằng tài chính truyền thống, kết quả phân tích cho thấy

giữa sự tăng trưởng ROE với đảm bảo cân bằng tài chính có quan hệ tỷ lệ thuận. Với hệ số beta của hàm hồi quy là 0.020186 là một số dương, điều này cho thấy các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán đảm bảo khả năng cân bằng tài chính càng cao thì đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) càng cao. Nghiên cứu cân bằng tài chính ngắn hạn với ROE cũng cho kết quả tương tư với hệ số beta thu được là 0.021304. Đây là điều đáng lưu tâm đối với các doanh nghiêp khi thay đổi cấu trúc vốn và tài sản trong công ty theo hương gia tăng sự mất cân bằng tài chính để đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn, nhưng thực tế lại thu được kết quả ngược lại.

Bảng 12: Phân tích hồi quy giữa CBTC 2 với ROE năm 2007

Nguồn: Khảo sát, tính tốn của tác giả

Ghi chú: Khảo sát 120 công ty niêm yết, với ROE của các công ty niêm yết

trong năm 2007, CBTC 2 là số tương đối thể hiện trạng thái cân bằng tài chính ngắn hạn của cơng ty niêm yết hay là tỷ số giữa ngân quỹ ròng/ROE trong năm 2007. Sau đó tiến hành phân tích bằng phần mềm Eviews 3.0 với phương pháp bình phương nhỏ nhất cho kết quả bảng trên.

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu ở trên vẫn chưa phản ánh rõ nét mối quan hệ giữa đảm bảo cân bằng tài chính với tỷ suất lợi nhuận gia tăng, vì trên thị trường chứng

khốn có nhiều cơng ty niêm yết hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau, ngành nghề khác nhau do vậy sẽ có sự khác biệt lớn. Để tìm hiểu chính xác hơn vấn đề này chúng ta phải đi nghiên cứu trong bản thân các doanh nghiệp niêm yết, nghĩa là chúng ta nghiên cứu sự mất cân bằng tài chính gia tăng hay tình hình cân bằng tài chính được cải thiện thì có quan hệ thế nào đối với sự tăng giảm của ROE.

Ở đây chúng ta sẽ sử dụng số liệu chênh lệch cân bằng tài chính năm 2007 so với cân bằng tài chính 2006 làm biến số và chênh lệch giữa ROE của năm 2007 so với ROE của năm 2006 làm biến phụ thuộc. Và chúng ta được kết quả phân tích như sau:

Bảng 13: Phân tích hồi quy giữa thay đổi CBTC 1 với thay đổi ROE

Ghi chú: Khảo sát 120 công ty niêm yết, với CLROE là hiệu số giữa ROE của

các công ty niêm yết trong năm 2007 so với năm 2006, CBTC 1 là số tương đối thể sự thay đổi (cải thiện hay làm xấu đi tình hình cân bằng tài chính truyền thống) của công ty niêm yết hay là hiệu số giữa vốn luân chuyển/ROE trong năm 2007 với vốn luân chuyển/ROE trong năm 2006 . Sau đó tiến hành phân tích bằng phần mềm Eviews 3.0 với phương pháp bình phương nhỏ nhấ cho kết quả bảng trên.

Với kết quả trên chúng ta thấy, lợi nhuận của năm 2007 so với năm 2006 của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đã giảm hơn 3%. Và điều chúng ta quan tâm ở đây chính là hệ số beta = -0.047624 mang dấu âm. Điều này cho thấy rằng các công ty niêm yết nếu gia tăng rủi ro trong hoạt động bằng biện pháp khơng cải thiện tình hình mất cân bằng tài chính thì sẽ đạt mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn. Kết quả nghiên cứu này có phần chính xác hơn so với kết quả nghiên cứu ở trên vì ở đây chúng ta phân tích trong từng doanh nghiệp để nghiên cứu. Thêm vào đó kết quả này cũng đúng với lý thuyết đó là có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, chập nhận một mức rủi ro cao hơn thì doanh nghiệp sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Bảng 14: Phân tích hồi quy giữa thay đổi CBTC 2 với thay đổi ROE

Nguồn: Khảo sát, tính tốn của tác giả

Ghi chú: Khảo sát 120 công ty niêm yết, với CLROE là hiệu số giữa ROE của

các công ty niêm yết trong năm 2007 so với năm 2006, CBTC 2 là số tương đối thể sự thay đổi (cải thiện hay làm xấu đi tình hình cân bằng tài chính ngắn hạn) của cơng ty niêm yết hay là hiệu số giữa ngân quỹ ròng/ROE trong năm 2007 với ngân quỹ ròng/ROE trong năm 2006 . Sau đó tiến hành phân tích bằng phần mềm Eviews 3.0 với phương pháp bình phương nhỏ nhấ cho kết quả bảng trên.

Phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn cũng cho chúng ta một kết quả tương tư, nhưng chúng ta có một hệ số beta = -0.061143, tức là cao hơn gấp 150% so với của cân bằng tài chính truyền thống. Điều này cho thấy mất cân bằng tài chính ngắn hạn mang rủi ro nhiều hơn so với cân bằng tài truyền truyền thống. Doanh nghiệp nếu mất cân bằng tài chính ngắn hạn trong một thời gian dài sẽ phải ngánh chịu rủi ro ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện cân bằng tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)