Khái niệm tín dụng, rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng và dự phịng rủi ro tín dụng trong ngân hàng

2.1.2 Khái niệm tín dụng, rủi ro tín dụng

Hoạt động quan trọng nhất và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng ngân hàng. Đó là các hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh. Một khoản vay được xác định theo quy

định của FASB là một “ hợp đồng quyền nhận tiền theo yêu cầu và được công nhận là một tài sản trong báo cáo tín dụng của tình hình tài chính ngân hàng”. Cịn theo IASC xác định thì các khoản vay là “tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh tốn cố định hoặc có thể xác định mà khơng bị giới hạn trong hoạt động thị trường khác như: những người sở hữu có ý định bán ngay lập tức hoặc trong tương lai gần, những người có ý định bán, hay những người sở hữu những khoản vay bị suy giảm tín dụng nên có ý định bán”.

Khi tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá khả năng của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng sẽ có thể trả nợ gốc và lãi vay. Tuy rằng việc đánh giá có thể theo đúng các quy định của nội bộ ngân hàng, hoặc của cơ quan quản lý liên quan, nhưng nó cũng khơng thể đảm bảo chắc chắn cho ngân hàng khi chịu sự ảnh hưởng tác động của các nhân tố thay đổi do điều kiện kinh tế hoặc bản thân khách hàng. Và điều này dẫn đến những rủi ro, mất mát đối với tài sản của ngân hàng, và được gọi là rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

Rủi ro tín dụng có thể hiểu là một khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng tiến hàng cho vay. Điều đó có nghĩa là luồng thu nhập dự tính từ khoản cho vay đó khơng được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ về cả số lượng và thời gian (A.Saunder và H.Lange, 2000)

Theo quan điểm của Greuning và Bratanovic (2003) thì cho rằng rủi ro tín dụng là rủi ro mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc vốn gốc theo đúng như thời gian đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng tức là việc chậm trễ trong chi trả nợ vay, hoặc tệ hơn là khơng hồn trả được tồn bộ khoản nợ vay. Điều này gây ra sự cố đối với dòng lưu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh tốn của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng khơng thanh tốn hay thanh toán trễ hạn vốn gốc và lãi vay theo thỏa thuận. Điều này nghĩa là ngân hàng đang nắm giữ tài sản sinh lời và

có khả năng xảy ra rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập và vón của ngân hàng khi khách hàng thanh tốn trễ hoặc khơng thanh tốn (Timothy W.Koch, 1995).

Theo hướng dẫn của NHNN, rủi ro tín dụng được hiểu là rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập hoặc vốn phát sinh khi người vay hoặc đối tác không thực hiện đúng điều khoản của hợp đồng hoặc không thực hiện đầy đủ như thỏa thuận tại điều khoản của hợp đồng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro dễ nhận thấy nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh của TCTD. Tuy nhiên, định nghĩa này hàm chứa nhiều khía cạnh hơn một định nghĩa truyền thống vốn cho rằng rủi ro tín dụng chỉ liên quan đến các hoạt động cho vay. Rủi ro tín dụng cũng phát sinh trong nhiều loại hoạt động ngân hàng, kể cả việc lựa chọn các sản phẩm cho danh mục đầu tư, các TCTD đại lý, các đối tác kinh doanh sản phẩm phái sinh hay các đối tác ngoại hối. Rủi ro tín dụng cũng có thể phát sinh từ rủi ro quốc gia, cũng như phát sinh một cách gián tiếp thông qua hoạt động bảo lãnh. Rủi ro tín dụng tồn tại trên cả nội bảng và ngoại bảng cân đối của TCTD (NHNN, 2009).

Theo quyết định số 439/2005/QĐ-NHNN thỉ rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Thông tư 02/2013/TT-NHNN ra đời thay thế cho QĐ 493 nhưng được tạm hoãn hiệu lực đến ngày 01/06/2014, theo đó thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Một trong những khác biệt cơ bản của hai văn bản trên của NHNN là phạm vi xét rủi ro tín dụng. Thơng tư 02 đưa ra phạm vi xét rủi ro tín dụng bao quát và rõ hơn Quyết định 493.

Bảng 2.1-Đối tượng xét rủi ro tín dụng trong NHTM

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Thông tư 02/2013/TT-NHNN a) Các khoản cho vay, ứng trước, thấu

chi và cho thuê tài chính

b) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác c) Các khoản bao thanh tốn

d) Các hình thức tín dụng khác

a) Cho vay

b) Cho thuê tài chính

c) Chiết khấu, tài chiết khấu các giấy tờ có giá và cơng cụ chuyển nhượng khác d)Bao thanh tốn

e) Tín dụng thơng qua phát hành thẻ f) Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng

g) Ủy thác mua trái phiếu DN chưa niêm yết

h. Ủy thác cấp tín dụng

k. Tiền gửi các TCTD khác (trừ tiền gửi thanh toán)

Nguồn: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

Như vậy, phạm vi xem xét phân loại nợ làm cơ sở cho dự phịng rủi ro tín dụng của Thơng tư 02 bao qt, đầy đủ và chi tiết hơn Quyết định 493. Với Quyết định 493 trước đây thì TCTD có thể lách việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng bằng cách cho vay dưới các hình thức khác, và như vậy sẽ khiến lợi nhuận của ngân hàng tăng lên do khơng phải mất chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, Thông tư 02 đã mở rộng định nghĩa các khoản vay nên các TCTD sẽ phải thận trọng hơn khi cho vay cũng như trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, Thơng tư 02 áp dụng tỷ lệ chiết khấu thận trọng hơn đối với tài sản thế chấp, điều này sẽ dẫn

đến giá trị thế chấp sẽ thấp đi trong khi dự phòng cho khoản vay sẽ tăng lên. Ví dụ như tỷ lệ khấu trừ của tài sản đảm bảo là bất động sản lên tới 50%.

Thông tư 02 thể hiện được sự kiên quyết của NHNN trong việc đưa các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Việt Nam từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời buộc các NHTM phải nâng cao trách nhiệm hơn trong việc cho vay, đánh giá đúng những rủi ro và thể hiện sự thận trọng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phịng để bù đắp cho nợ xấu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)