Bảng thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 76)

Chỉ tiêu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tỷ lệ trích lập dự phịng trên tổng dư nợ (ALL) 0,193 3,702 1,236 0,648

Quy mô ngân hàng (SIZE) 6,298 8,702 7,598 0,573

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng

tài sản (ER) 3,046 41,390 13,158 8,545

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

(NP) 0 8,827 2,406 1,465

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản

(NPL) 0,143 6,043 1,206 0,886

Tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự

phòng trên tổng tài sản (CROA) 0,078 5,640 1,901 1,059

Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn (CE) 15,610 94,422 52,163 14,262

Số quan sát 115

Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mức trung bình là 13,158% ngụ ý rằng hầu hết các ngân hàng chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, còn nguồn vốn chủ sở hữu lại rất thấp. Trong đó, ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao nhất là 41,39% và thấp nhất là 3,046%.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình qn là 2,406% có nghĩa là mức nợ xấu mà các ngân hàng bình quân phải chịu chỉ chiếm 2,406 trên tổng dư nợ. Con số này cho thấy các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này kiểm soát nợ xấu khá tốt, và ngân hàng có nợ xấu cao nhất cũng chỉ chiếm 8,827% tổng dư nợ. Tương tự như vậy, trung bình tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản của các ngân hàng là 1,206%, lớn nhất

là 6,043% và nhỏ nhất là 0,143%. Con số chứng tỏ trong giai đoạn này, các ngân hàng vẫn có đủ khả năng để kiểm soát nợ xấu.

Tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản của các ngân hàng có mẫu trung bình là 1,901%, có nghĩa là mỗi đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra 0,019 đồng thu nhập trước thuế và dự phòng. Tỷ lệ này đạt tối đa là 5,64% và tối thiểu là 0,078%. Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng khơng cao và có thể do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 và tình trạng suy thối trong nước hiện nay.

Giá trị trung bình của tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên vốn là 52,163% cho ngân hàng bình quân đang phải gánh chịu một khoản nợ chiếm 52,163% nguồn vốn. Thậm chí, dư nợ tối đa trên vốn là 94,422% chứng tỏ phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là dành cho hoạt động cho vay. Điều này cho thấy các ngân hàng có rủi ro khá lớn khi phần lớn ngân hàng được tài trợ bởi nợ hơn là vốn chủ sở hữu.

4.2.2 Ma trận hệ số tương quan

Xây dựng ma trận hệ số tương quan nhằm xác định được sự tác động cũng như mức độ tác động của các biến độc lập với nhau theo từng cặp. Điều này giúp ta nhận ra các biến độc lập nào có tương quan với nhau tức là ảnh hưởng đến nhau trong mơ hình (xem bảng 4.5)

Theo dữ liệu thu được thì hệ số tương quan giữa các cặp biến có khoảng từ 0,0071 đến 0,6512. Trong đó, hệ số tương quan cao nhất là 0,6512 thể hiện mối tương quan giữa biến quy mô ngân hàng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Mối tương quan giữa hai biến khá cao là do khi quy mô ngân hàng tăng lên đồng nghĩa với tổng tài sản sẽ tăng lên. Khi tổng tài sản gia tăng sẽ làm cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản giảm. Tuy nhiên, theo lý thuyết về tương quan và hồi quy, thì hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập lớn hơn 0,8 là tương quan mạnh, nếu nằm trong khoản từ 0,4 - 0,8 thì tương quan trung bình và nhỏ hơn 0,4 là tương quan yếu (Cao Hào Thi, 2011). Như vậy, hệ số tương quan 0.6512 giữa SIZE và ER là hồn tồn có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, hệ số tương quan thấp giữa các

cặp biến độc lập cũng góp phần xác nhận thêm cho sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu khi hiện tượng đa cộng tuyến sẽ khó xảy ra hơn khi chạy mơ hình hồi quy cho tương quan giữa các nhân tố tác động và tỷ lệ lập dự phòng trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)