Bổ sung quy định về mức lập dự phịng rủi ro tín dụng cho các ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 87)

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Bổ sung quy định về mức lập dự phịng rủi ro tín dụng cho các ngân hàng

thương mại.

Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước về đánh giá chất lượng nợ và trích lập dự phịng rủi ro trong các ngân hàng thương mại theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng nợ và trích lập dự phịng

rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn chưa hợp lý và đầy đủ vì thực tế khơng ít các ngân hàng đã hạn chế phân loại nợ xuống nhóm nợ xấu để tránh trích lập dự phịng rủi ro tín dụng nhằm tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp tỷ lệ nợ xấu tăng nhưng tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng lại giảm. Ví dụ như tại Habubank, ngân hàng này báo cáo nợ xấu là 4.69% vào cuối năm 2011, nhưng khi sáp nhập với SHB thì con số này là 16%. Thực tế đang có sự khác biệt lớn trong phân loại nợ theo VAS và theo IAS, ví dụ theo NHNN, các ngân hàng tại thời điểm tháng 08/2011có tỷ lệ nợ xấu 3.1% là ngưỡng an toàn, nhưng theo chuẩn mực quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam lên đến 13% tổng dư nợ. Điều này địi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ và phù hợp hơn về việc đánh giá và phân loại nợ cho các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cung cấp những gợi ý trong việc đưa ra các quy định như:

- Mở rộng ứng dụng khuôn khổ Basel II nhằm nhấn mạnh đến việc xử lý những khoản tổn thất dự kiến bị che đậy bởi các khoản trích lập dự phịng rủi ro tín dụng dẫn đến những rủi ro mất vốn. Đồng thời qua đó có thể nâng cao chuẩn mực kế toán hướng tới tương lai và linh hoạt hơn cho phép thực hiện bảo hiểm đầy đủ cho các khoản tổn thất dự kiến thơng qua trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

- Ngân hàng Nhà nước cần có những quy định, giải pháp hướng dẫn cụ thể giúp NHTM có thể nhanh chóng triển khai thực hiện Thơng tư 02 trong thời gian ngắn sau khi kết thúc thời gian hỗn thực hiện. Việc nhanh chóng thực hiện Thơng tư 02 là cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, về dài hạn sẽ giúp cho hệ thống NHTM Việt Nam an toàn, minh bạch và góp phần làm trong sạch hơn cho hệ thống tín dụng nhiều rủi ro hiện nay. Mặc dù việc áp dụng Thơng tư 02 sẽ mang lại những khó khăn ban đầu cho ngân hàng cũng như nhiều quan ngại khi nền kinh tế cịn khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, sau một năm hỗn thi hành thì hiện nay các ngân hàng đều sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai thực hiện thông tư này. Bên cạnh đó, khi áp dụng thơng tư thì nền kinh tế có thể sẽ khó khăn trong thời gian đầu

nhưng về lâu dài thì nó sẽ tạo nên cơ sở ổn định cho sự phát triển của nền kinh tế nhờ vào sự an tồn, minh bạch của hệ thống tín dụng trong NHTM Việt Nam.

- Quy định cụ thể các yêu cầu mà ngân hàng cần có khi muốn mở rộng quy mơ nhằm tránh tình trạng vì cạnh tranh mà các ngân hàng thay nhau mở rộng mạng lưới hoạt động trong khi không đảm bảo đủ nguồn lực quản lý.

- Quy định tỷ lệ nhất định cho các tỷ số tài chính như quy mơ ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, hệ số rủi ro tài chính và yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo những tỷ lệ đó khi tiến hành trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong ngân hàng nhằm đảm bảo tính hợp lý của khoản mục dự phịng rủi ro tín dụng trong báo cáo tài chính của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)