Tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản cuối năm trước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG III : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và xác định biến số nghiên cứu

3.2.3 Tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản cuối năm trước

Khả năng tự chủ của ngân hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng cũng như các nhà đầu tư khi đánh giá hoạt động của một ngân hàng. Khi tỷ lệ này thấp có nghĩa là khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng khơng cao, khơng đủ đảm bảo cho những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, các nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm đến tỷ lệ này một phần vì đảm bảo an tồn cho hoạt động ngân hàng, một phần vì đây là tỷ lệ mà người đầu tư và khách hàng quan tâm khi lựa chọn gửi hay vay tiền.

Các nghiên cứu thực nghiệm thể hiện những kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa vốn và dự phòng rủi ro tín dụng. Bikker và Metzemakers (2004), Bushman và Williams (2007), Moyer (1990) tìm thấy một mối quan hệ trái chiều giữa tỷ lệ vốn và dự phịng rủi ro tín dụng. Trong khi Collins và các cộng sự (1995) , Beattie và các cộng sự (1995) và Eng và Nabar (2007) ghi nhận điều ngược lại. Các kết quả khác nhau trong các giả thuyết quản lý vốn có thể là do thực tế phân bổ vốn trong quy định chung khác nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ và giữa các thời kỳ. Ví dụ , Perez và các cộng sự (2006) thừa nhận rằng mối quan hệ giữa dự phòng và vốn sẽ là thuận chiều hoặc ngược chiều nếu dự phòng chung chỉ chiếm một phần nhỏ hơn hoặc lớn hơn trong tổng dự phịng rủi ro tín dụng.

Khi tỷ lệ này thấp thì các nhà quản lý sẽ có xu hướng giảm mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng nhằm tăng nguồn vốn chủ sở hữu và làm tăng tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản như một tín hiệu về khả năng an toàn vốn và khả năng tự chủ của ngân hàng. Như vậy, có một mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cuối năm trước và mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

 Giả thuyết H2: Tỷ lệ vốn chủ trên tổng tài sản cuối năm trước có tương quan

thuận với mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

Trong nghiên cứu Larry và Ifterkhar Hasan (2003), tác giả đo lường ảnh hưởng của tỷ lệ an tồn vốn đến mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cuối năm trước.

ER = Vốn chủ sở hữu cuối năm trước Tổng tài sản cuối năm trước Trong đó:

Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản đều được lấy từ Bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)