CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 Cơ sở xác định rủi ro tín dụng
2.2.1 Xác định rủi ro tín dụng theo IAS 39 và Hiệp ước vốn Basel
2.2.1.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế 39 (IAS 39)
Theo IAS39 – đoạn 59 đưa ra bằng chứng khách quan mà TSTC hay nhóm TSTC bị suy giảm bao gồm các sự kiện tổn thất sau:
(a) Khó khăn tài chính đáng kể của bên có nghĩa vụ nợ.
(b) Sự vi phạm hợp đồng, chẳng hạn sự vỡ nợ hay sự phạm lỗi trong việc thanh toán gốc hay lãi.
(c) Người cho vay, vì lý do kinh tế hay luật pháp liên quan đến khó khăn tài chính của người đi vay, sẽ cấp cho người đi vay sự nhượng bộ nào đó mà người cho vay sẽ khơng làm nếu khơng xem xét đến.
(d) Có thể người đi vay bị phá sản hay tái cấu trúc lại tài chính.
(e) Sự biến mất của thị trường hoạt động đối với TSTC vì các khó khăn tài chính. (f) Dữ liệu quan sát được chỉ ra rằng sự suy giảm có thể đo lường được trong ước tính các luồng tiền trong tương lai từ nhóm các TSTC từ lúc ghi nhận ban đầu những tài sản này, mặc dù sự giảm giá này không được nhận diện với từng TSTC cá biệt trong nhóm, bao gồm:
(i) Sự thay đổi theo hướng bất lợi về tình trạng thanh tốn của những người đi vay trong nhóm ( chẳng hạn như sự gia tăng số lượng các khoản thanh toán bị chậm hay sự tăng lên của những chủ thẻ tín dụng đã đạt tới hạn mức tín dụng tối thiểu và đang duy trì việc chi trả số tiền tối thiểu hàng tháng); hoặc
(ii) Các điều kiện kinh tế quốc gia hay địa phương có liên quan đến việc mất khả năng chi trả cho tài sản trong nhóm (ví dụ như sự gia tăng thất nghiệp trong vùng của người vay, sự giảm giá bất động sản cầm cố trong vùng liên quan, giảm giá dầu đối với các khoản cho vay dùng cho sản xuất dầu, hay sự thay đổi bất lợi các điều kiện của công nghiệp mà tác động đến những người đi vay)
Khi các bằng chứng đã chứng minh về sự kiện tổn thất thì chủ thể sẽ chịu một khoản lỗ do tài sản bị sụt giảm hoặc các sự kiện có ảnh hưởng đến dịng tiền tương lai và được ước tính một cách đáng tin cậy.
Theo IAS 39 – đoạn 63 thì số tổn thất cho vay đó được tính bằng chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hiện tại của ước tính dịng tiền trong tương lai được chiết khấu theo lãi suất thực gốc của TSTC. Sau đó, giá trị ghi sổ sẽ có thể được giảm một cách trực tiếp hoặc thông qua sử dụng tài khoản dự phòng. Các khoản sụt giảm được ghi nhận báo cáo kết quả kinh doanh.
2.2.1.2 Hiệp ước vốn Basel
Basel II cung cấp hai phương pháp đánh giá tín dụng gồm Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn (Stvàardized) và phương pháp đánh giá dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ cơ bản (F-IRB) hoặc nâng cao (A-IRB)
Phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng:
Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn buộc các ngân hàng cần có sự hỗ trợ của các tổ chức xếp hạng tín dụng bên ngồi và từ đó xác định hệ số rủi ro theo quy định. Theo phương pháp này, Basel II phân chia danh sách tín dụng khách hàng làm 7 nhóm với các trọng số rủi ro khác nhau bao gồm :
- Khoản cho vay đối với ngân hàng - Khoản cho vay đối với doanh nghiệp - Khoản cho vay đối với danh mục bán lẻ
- Khoản cho vay được đảm bảo bằng tài sản nhà ở
- Khoản cho vay được đảm bảo bằng bất động sản thương mại - Các loại tài sản khác
Basel II đưa ra trọng số rủi ro tương ứng với từng loại tài sản và áp dụng phù hợp với từng mức độ nhạy cảm rủi ro khác nhau dựa trên mức đánh giá của tổ chức xếp hạng độc lập.
Phương pháp xếp hạng nội bộ đánh giá rủi ro tín dụng
Phương pháp đánh giá dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ. Phương pháp này dựa trên các yếu tố định tính và định lượng để từ đó có cơ sở ước lượng mức vốn tối thiểu cho khoản tổn thất. Và dựa vào kết quả xếp hạng nội bộ mà các ngân hàng có thể sử dụng mơ hình để ước lượng xác suất trả nợ hoặc không trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần có sự cho phép của cơ quan giám sát ngân hàng khi áp dụng phương pháp này.
Theo Basel II, phương pháp đánh giá dựa trên xếp hạng nội bộ dựa trên quy mô, đặc điểm, nguồn lực của ngân hàng mà chia ra làm 2 phương pháp, gồm có phương pháp đánh giá dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản và nâng cao. Sự khác biệt giữa hai phương pháp này chính là việc sử dụng thơng tin nội bộ của ngân hàng để ước lượng tham số chính cấu thành rủi ro tín dụng. Theo phương pháp xếp hạng nội bộ này thì vốn yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro tín dụng sẽ được xác định chính xác hơn. Đồng thời có sự phân biệt về vốn yêu cầu tối thiểu giữa các khoản cho vay đối với các đố tượng khách hàng khác nhau
2.2.2 Căn cứ xác định rủi ro tín dụng tại các NHTM ở Việt Nam
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định các ngân hàng thương mại phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ và gửi cho CIC (Trung tâm thơng tin tín dụng). Kết quả phân loại từ CIC sẽ làm căn cứ cho các ngân hàng điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo nguyên tắc quy định thành 5 nhóm nợ và được đánh giá theo 2 phương pháp định lượng và định tính.
2.2.2.1. Đánh giá theo định lượng
Theo phương pháp này, nợ được phân thành 5 nhóm sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm:
Nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi gốc và lãi đúng hạn
Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn, và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn cịn lại.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
Các khoản nợ được gia hạn
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bao gồm:
Các khoản nơ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn nợ được cơ cấu lại lần đầu
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
2.2.2.2. Đánh giá theo định tính
Theo phương pháp định tính, nợ cũng được phân làm 5 nhóm nợ, nhưng không căn cứ vào số ngày quá hạn mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phịng rủi ro của tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Các nhóm nợ bao gồm:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là khơng có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi.
Tóm lại, dù căn cứ xác định rủi ro tín dụng theo chuẩn quốc tế hay theo quy định tại Việt Nam thì đều dựa trên việc phân loại nợ theo những tiêu chuẩn hay điều kiện cụ thể. Và phương pháp phân loại nợ cũng là lựa chọn giữa hai phương pháp định lượng hoặc định tính. Điều này cũng cho thấy sự cố gắng của NHNN trong việc kéo ngắn khoảng cách giữa các quy định của Việt Nam so với chuẩn quốc tế nhằm tạo đà cho sự hội nhập sâu rộng về ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung của Việt Nam trong mơi trường tồn cầu hóa hiện nay.