Đối với nhà quản lý ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị

5.2.2 Đối với nhà quản lý ngân hàng

Nhà quản lý ngân hàng cần tránh tình trạng vì mục đích cạnh tranh mà mở rộng quy mơ tràn lan trong khi bản thân ngân hàng khơng đủ khả năng kiểm sốt. Điều này có thể giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng nhưng kèm theo đó là mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng sẽ tăng lên tương ứng và ảnh hưởng đến lợi nhuận mà ngân hàng đạt được dẫn đến cái được khơng bù được cái mất. Do đó, khi quyết định mở rộng quy mơ thì ngân hàng cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ điều kiện của NHNN theo Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định điều kiện mà các NHTM phải tuân thủ khi muốn thành lập chi nhánh hoặc phịng giao dịch. Bên cạnh đó, bản thân ngân hàng cần tự đánh giá khả năng và nguồn lực của mình khi đi đến quyết định mở rộng quy mơ.

Tuy nhiên, ngân hàng có thể thực hiện tăng quy mơ mà trước hết là tăng vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn này của NHTM chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn nhưng lại có vai trị cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng nhờ vào tính chất ổn định của nó. Do đó, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này vào các mục đích như trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngân hàng, có thể sử dụng góp vốn liên doanh. Việc này giúp quy mô ngân hàng tăng lên nhưng lại có thể khơng gây ảnh hưởng đến chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, vốn chủ

sở hữu cịn được coi là tài sản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng và tạo nên niềm tin cho khách hàng, duy trì khả năng thanh tốn của ngân hàng khi hoạt động kinh doanh thua lỗ. Việc tăng cường vốn chủ sở hữu cũng làm tăng khả năng tự chủ và làm giảm rủi ro tài chính của ngân hàng và ngân hàng sẽ có thể ln đảm bảo khả năng thanh tốn của mình dù là trong tình trạng nên kinh tế suy thối hiện nay. Quy mơ và sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu sẽ quyết định năng lực phát triển của NHTM vì khi đánh giá về quy mơ của một NHTM thì tiêu chí đầu tiên được đề cập là vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó. Việc tăng vốn chủ sở hữu cịn có thể giúp ngân hàng khơng phải vận dụng đến chi phí dự phịng rủi ro tín dụng để thực hiện việc điều chỉnh vốn vì lúc này tỷ lệ an tồn vốn đã tăng hơn trước.

Các nhà quản lý ngân hàng có thể sử dụng tỷ số nợ xấu trên tổng tài sản như một công cụ quản lý nhằm xem xét ảnh hưởng của nợ xấu đến lợi nhuận mà ngân hàng đạt được thông qua mức tăng giảm trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tương ứng với mức tăng, giảm của tỷ lệ này. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định quản trị nhằm phục vụ cho mục tiêu của ngân hàng.

Trong thời gian tới, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng trong nội bộ ngân hàng là điều mà mỗi nhà quản lý ngân hàng cần quan tâm. Hầu hết các NHTM lớn tại Việt Nam đều nhận thấy tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng trong phân loại nợ dựa trên cả yếu tố định tính và định lượng, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Do đó, một số ngân hàng đã tích cực triển khai vào thực tế hoạt động như BID, VCB, CTG, MB. Nhờ đó tăng cường hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng là kiểm sốt nợ xấu ở mức độ nhất định nhằm đảm bảo cho sự hoạt động bền vững của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đang bộc lộ nhiều yếu kém trong hoạt động tín dụng, nợ xấu tăng cao mà một phần nguyên nhân là do việc quản lý tín dụng khơng chặt chẽ. Chính vì vậy, ngân hàng cần nhanh chóng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng là cơ sở phân loại nợ chính xác hơn giúp giảm chi phí và thời gian ra quyết định cho vay, quản lý tốt hơn danh mục cho vay và giúp phát triển chiến lược hướng tới các khách hàng tốt và rủi ro ít hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)