GIAI ĐOẠN 1: GIAI ĐOẠN NHẬP VÀO
GIAI ĐOẠN 2: GIAI ĐOẠN KẾT HỢP
GIAI ĐOẠN 3: GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH
Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM)
Giai đoạn nhập vào (giai đoạn 1)
Phân tích các yếu tố mơi trường và các yếu tố nội bộ để xây dựng các ma trận: ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).
Giai đoạn kết hợp (giai đoạn 2)
Sử dụng ma trận điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – nguy cơ (SWOT). Công cụ này dựa vào các thông tin nhập vào được rút ra từ giai đoạn 1 để kết hợp các cơ hội và nguy cơ bên ngoài đối với những điểm mạnh và điểm yếu bên trong nhằm hình thành chiến lược khả thi có thể lựa chọn.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Ma trận hình ảnh cạnh tranh Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động (SPACE) Ma trận nhóm tham khảo ý kiến Boston (BCG) Ma trận mối nguy cơ – cơ hội – điểm yếu – điểm mạnh (TOWS) Ma trận bên trong – bên ngoài (IE) Ma trận chiến lược chính
Giai đoạn quyết định (giai đoạn 3)
Sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM). Ma trận này sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ những phân tích ở giai đoạn 1 và kết quả kết hợp của các phân tích ở giai đoạn 2 để quyết định khách quan trong số các chiến lược có khả năng thay thế.
Xây dựng chiến lược – Công cụ ma trận SWOT
Đây là giai đoạn kết hợp của quá trình xây dựng chiến lược để lựa chọn. Ma trận điểm mạnh – điểm yếu - cơ hội – nguy cơ (SWOT) là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau:
- Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): Sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.
- Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): Nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.
- Các chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST): Sử dụng điểm mạnh của công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài.
- Các chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT): Đây là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ mơi trường bên ngồi.
Để lập một ma trận SWOT, theo Fred R. David phải trải qua 8 bước: (1) Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty;
(2) Liệt kê các điểm yếu chủ yếu bên trong công ty; (3) Liệt kê các cơ hội lớn bên ngồi cơng ty;
(4) Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngồi cơng ty;
(5) Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ơ thích hợp;
(6) Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO;
(7) Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST;
(8) Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT;
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận về chiến lược. Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi và bên trong ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược. Đồng thời trong chương 1 cũng nêu lên quy trình thiết lập chiến lược và lựa chọn chiến lược.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN TIẾN
2.1 Giới thiệu về công ty Nhựa Tân Tiến
2.1.1 Q trình hình thành cơng Ty Nhựa Tân Tiến
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước trong 10 năm qua, nước ta đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế của nước ta bắt đầu tăng tốc vào những năm 1991, chỉ vài năm sau khi thực hiện chương trình cải cách tồn diện. Đi cùng với sự tăng trưởng này là tỷ lệ đầu tư so với GDP duy trì ở mức 34 -35%.
Trước thời kỳ đổi mới vốn nước ta là nước lạc hậu lại càng lạc hậu hơn bởi những cơ chế quản lý hạn hẹp, quan hệ bao cấp, trình trạng lạm phát xảy ra thường xun. Trong hồn cảnh khó khăn đó khơng phải dồn hết gánh nặng lên chính phủ mà trách nhiệm thuộc về mỗi người dân chúng ta, phải cố vượt qua khó khăn đó, bằng cách tăng cường sản xuất, tăng cường độ làm việc, tăng năng xuất lao động.
Công Ty Nhựa Tân Tiến xác định được tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong sự phát triển của đất nước, vì vậy khơng ngừng tìm tịi những chiến lược tốt nhất, phù hợp nhất cho sự phát triển của mình trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Công Ty Nhựa Tân Tiến được chuyển thể từ Công Ty SX – KD – XNK Nhựa Thành Phố (Uniplast) trên nền tảng sáp nhập hai công ty thành viên là Công Ty Dịch Vụ Ngành Nhựa (thành lập năm 1992) và Xí Nghiệp Nhựa Tân Tiến (thành lập năm 1967).
Năm 1986 đầu tư trang thiết bị đổi mới công nghệ theo tiêu chuẩn Châu Âu. Chỉ trong thời gian ngắn, các mặt hàng của xí nghiệp đã cung cấp đủ cho các
ngành Cấp Nước – Bưu Điện – Điện Lực – Xây Dựng - Dân Dụng và các cơng trình đầu tư lớn cấp Nhà Nước. Ống nhựa mang nhãn hiệu Uniplast Tân Tiến có mặt hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là khu vực phía nam vơi chất lượng cao và sản lượng ngày càng tăng.
Ngồi ra, cơng ty cịn đầu tư nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh tất cả các mặt hàng nhựa, kinh doanh xuất nhập khẩu, san lấp mặt bằng, thi công đường ống nước, bưu điện, điện lực… Ngồi những lĩnh vực trên cơng ty cịn có những dự án khác như kinh doanh mở rộng thêm các mặt hàng nhựa gia dụng phục vụ cho dân cư, đầu tư liên doanh với các Công Ty Cấp Nước Miền Tây. Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 và đã được cấp giấy chứng nhận ISO 9001.2000 ngày 24 – 02- 2000 do tổ chức BVQI Vương Quốc Anh cung cấp.
Ngày 28/05/2002, công ty được chuyển đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Nhựa Tân Tiến (UNIPLAST). Như vậy, công ty là một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quyết định số 2254/QĐ-UB ngày 28/05/2002 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Công Ty Cổ Phần Nhựa Tân Tiến (UNIPLAST).
- Tên giao dịch quốc tế: TANTIEN PLASTIC JOINT STOCK COPANY. - Tên viết tắt: UNIPLAST.
- Trụ sổ chính đặt tại : Số 169/105 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Điện thoại : 08.8434008 – 08.8060264 – 08.5160311 Fax : 08.8412530 - Mã số thuế : 0302706634
- Số đăng ký kinh doanh : 4103001161 - Website : www.tantienplastic.com.vn
- Email : tantien@tantienplastic.com.vn - Vốn điều lệ : 160 tỷ đồng.
- Tỷ lệ cổ phần của nhà nước : 15% vốn điều lệ - Tổng số lao động : 610 người.
2.1.2 Bộ máy quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức của cơng ty Nhựa Tân Tiến gồm có : - Hội đồng quản trị.
- Ban kiểm soát.
- Tổng giám đốc và các phó tổng.
- Các phịng ban : Phòng dự án – đầu tư, phịng kế tốn – tài chính, phịng kinh doanh – tiếp thị, phòng tổ chức nhân sự, phòng hành chánh tổng hợp, phịng quản trị sản xuất, phịng KCS.
Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức Công Ty Cổ Phần Nhựa Tân Tiến
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ :
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng từ chất dẻo, nhựa kỹ thuật, các sản phẩm nhựa chất lượng cao, kích cỡ lớn phục vụ các ngành kinh tế kỹ thuật, các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ ngành nhựa và các lĩnh vực khác như : nông lâm, ngư nghiệp, cấp thốt nước, điện lực, bưu chính viễn thơng... Trực tiếp đầu tư dưới các
Đại hội đồng cổ đông
Tổng giám đốc Hội đồng quản trị
P.TGĐ Kinh Doanh P.TGĐ Nhà Máy
Phòng Kinh Doanh tiếp thị Phịng tài chính kế tốn Phịng dự án đầu tư Phịng hành chính nhân sự Phịng kỹ thuật sản xuất Tổ sản xuất 1 Phòng kiểm tra chất lượng QA
Ban quản đốc xưởng sx
Tổ sản xuất 3 Tổ sản xuất 4 Tổ sản xuất 2
hình thức : đổi mới cơng nghệ, mở các cửa hàng đại lý tiêu thụ sản phẩm, cho thuê tài sản, liên doanh, liên kết, góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước theo khả năng phát triển của Cơng ty, in bao bì các loại, thiết kế và chế tạo khuôn mẫu.
Xây dựng lắp đặt các cơng trình cấp thốt nước, dẫn khí, điện lực, bưu chính viễn thơng. Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tạo lợi ích cho cổ đơng.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà Nước và làm cho Công Ty ngày càng phát triển lớn mạnh.
Phát triển thêm các thị trường tiêu thụ hàng hoá mở rộng thị trường tiêu thụ.
Giải quyết kịp thời các yêu cầu thông tin khách hàng. Quản lý sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
Cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo mơi trường.
2.1.4 Sản phẩm chính
Ống nhựa uPVC và phụ kiện : (xem phụ lục 1)
Ống nhựa uPVC là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. Năm 2007 nhóm hàng này chiếm 60% tổng doanh thu tồn cơng ty với doanh số thực hiện là 247,5 tỷ. Ống nhựa uPVC gồm các mặt hàng chủ yếu cung cấp cho ngành cấp thoát nước, dân dụng từ phi 21 đến phi 500.
Ống nhựa HDPE và phụ kiện :( xem phụ lục 2)
Ống nhựa HDPE là nhóm hàng mang lại doanh thu đứng thứ hai trong tổng doanh thu. Chiếm 25% tổng doanh thu với doanh số thực hiện là 103,125 tỷ. Trong nhóm hàng này gồm các mặt hàng chủ yếu từ phi 20 đến phi 600 cung cấp
cho ngành cấp thoát nước thay cho ống gang như trước đây thường sử dụng. Trong năm 2007 tổng doanh thu thực hiện là 412,5 tỷ, 15% doanh thu còn lại thu từ các dịch vụ cho thuê mặt bằng và thu nhập khác là 61,875 tỷ.
Tiêu chuẩn sản xuất : (Xem phục lục 3)
Công ty áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất dùng cho ngành cấp thoát nước, điện lực, bưu điện, dân dụng theo tiêu chuẩn Quốc tế : BS 3505 : 1968, ISO 4422 :1990, TCVN 6151 :1996, AS/NZS 1477 :1996, ISO 2531 :1998...Ngồi ra cịn có các tiêu chuẩn cho cáp ngầm TCN 68-144 :199, ISO 4427 :1996/TCVN 7305 :2003...
2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh từ năm 2005 đến năm 2007
Hoạt động của công ty trong ba năm qua phát triển tương đối tốt tạo được uy tín trên thị trường trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, công ty cịn phải đối phó với nhiều áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005 – 2007
ĐVT : Tỷ đồng
Chỉ tiêu/Năm 2005 2006 2007
Doanh thu thuần 311.5 359 412.5
Giá vốn hàng bán 231 258 297.5
Lãi gộp 80.5 101 115
Chi phí bán hàng 23.5 30.5 32
Chi phí quản lý 15 20 25
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 42 50.5 58
Thu nhập/Chi phí tài chính -3.5 -6.5 -5.5
Thu nhập/Chi phí tài chính khác 0 0 3
Lợi nhuận trước thuế 38.5 44 55.5
Thuế TNDN 3.5 6.5
Lợi nhuận sau thuế 38.5 40.5 49
Nguồn : Báo cáo tài chính cơng ty Nhựa Tân Tiến
Qua bảng trên ta thấy Nhựa Tân Tiến phát triển rất tốt trong ba năm qua nhờ vào đầu tư máy móc thiết bị (dây chuyền sản xuất thanh cửa nhựa). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhựa Tân Tiến khoảng 12%. Doanh thu thực hiện năm 2007 là 412.5 tỷ đồng đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong năm 2007, bằng những chiến lược kinh doanh đề ra cơng ty đã có lãi gộp cao làm cho tổng tỷ lệ lãi gộp cao hơn so với các năm trước. Tỷ lệ chi phí quản lý cũng tăng lên hàng năm cho thấy Nhựa Tân Tiến ngày càng quan tâm đến nguồn nhân lực, đầu tư thêm nguồn nhân lực có chất lượng cao. Mặc dù trong những năm qua, tình hình thị trường ngun vật liệu ln biến động tăng bất thường nhưng Nhựa Tân Tiến vẫn duy trì mức lợi nhuận sau thuế mong muốn từ 11 – 12%. Nhưng cũng cịn có
những khó khăn trước mắt của cơng ty nếu khơng có những chiến lược đúng hướng cho sự phát triển trong những năm tới.
Bảng 2.2 : Phân tích một số chỉ số chi phí và lợi nhuận từ 2005 – 2007
Các chỉ số tài chính Đvt Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Chỉ số tăng trưởng % 12% 12%
2. Tỷ lệ lãi gộp % 22.8% 24% 24.8%
3. Tỷ lệ chi phí bán hàng % 6.5% 7.5% 7%
4. Tỷ lệ chi phí quản lý % 3.8% 4.5% 5.4%
5. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế % 12.3% 11.2% 12.3%
Nguồn : Báo cáo tài chính cơng ty cổ phần Nhựa Tân Tiến
2.1.6 Quy trình sản xuất ống nhựa uPVC và HDPE :
Ống nhựa trên thị trường chúng ta đang sử dụng rộng rãi trên thị trường, đặc biệt trong ngành cấp thốt nước, điện lực, dân dụng...Trong q trình sử dụng ống nhựa chứng tỏ ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các ống gang, ống thép, ống xi măng trước đây với những tính năng ưu việt của nó chống ăn mịn, khơng rỉ sét, khơng độc hại, thuận tiện vận chuyển và dễ thi công lắp đặt.
Quy trình sản xuất ống nhựa PVC và ống nhựa HDPE tương đối giống nhau :
- Trộn nguyên vật liệu và phụ gia.
- Đùn nhựa : hạt nhựa sau khi trộn được nạp vào máy đùn qua phễu nạp nguyên liệu, nhựa được hòa dẻo nhào trộn rồi ép nén ra ngồi khn đùn, lúc này nhựa đã hình thành sơ bộ.
- Định hình chân khơng, cơng đoạn này ống nhựa được định hình chính xác về hình dạng và kích thước, nhẵn bề mặt, ra khỏi thùng chân khơng, được làm nguội hồn tồn bằng nước lạnh.
- Cơng đoạn cuối cùng hình thành sản phẩm : in chữ, logo công ty, ngày tháng năm sản xuất...lên bề mặt của ống.
2.2 Đánh giá sự tác động của môi trường đến hoạt động của Công Ty Nhựa Tân Tiến Tân Tiến
2.2.1 Môi trường vĩ mô 2.2.1.1 Môi trường kinh tế 2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Bước vào năm 2007 cơng ty có thuận lợi cơ bản là sau 20 năm đổi mới về thế và lực của nền kinh tế nước ta cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể. Việc nước ta đã trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức trong nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh thấp.
Bảng 2.3 Tăng trưởng của GDP Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2007.
5.76 4.77 6.75 6.8 7.12 7.24 7.7 8.4 8.17 8.48 0 2 4 6 8 10 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn : Tổng cục thống kê
Theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2 – 8,5%), gồm có khu vực nơng, lâm ngư nghiệp, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5 – 10,7%). Tăng trưởng kinh tế nước ta đứng vào hàng các quốc