ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển công ty cổ phần nhựa tân tiến đến năm 2015 (Trang 43)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.2 ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG

Tân Tiến

2.2.1 Môi trường vĩ mô 2.2.1.1 Môi trường kinh tế 2.2.1.1 Môi trường kinh tế

Bước vào năm 2007 cơng ty có thuận lợi cơ bản là sau 20 năm đổi mới về thế và lực của nền kinh tế nước ta cũng như những kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể. Việc nước ta đã trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức trong nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh thấp.

Bảng 2.3 Tăng trưởng của GDP Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2007.

5.76 4.77 6.75 6.8 7.12 7.24 7.7 8.4 8.17 8.48 0 2 4 6 8 10 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn : Tổng cục thống kê

Theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2 – 8,5%), gồm có khu vực nơng, lâm ngư nghiệp, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5 – 10,7%). Tăng trưởng kinh tế nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (theo đánh giá của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á Thái Bình Dương) thì năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng 11,2%, Việt Nam tăng 8,3%, Singapo 7,5%, Philipin tăng 6,6%, Indonexia tăng 6,2%, Malaisia tăng 5,6%, Thái Lan tăng 4%.

Giá tiêu dùng năm 2007 diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các tháng cuối năm. Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2007 tăng 2,91% so với tháng trước. So với tháng 12 năm 2006 giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12,63%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%, các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18 – 6,15%.

Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng. Thị trường hàng hóa tiếp tục phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với năm trước. Năm 2007 có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó Mỹ 10 tỷ USD, EU 8,7 tỷ USD, ASIAN 8 tỷ USD, Nhật Bản 5,5tỷ USD, Trung Quốc 3,2 tỷ USD.

Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt 60,8 tỷ USD tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2% tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 21,6 tỷ USD tăng 31%.

Nguồn vốn FDI tiếp tục gia tăng và có xu hướng dịch chuyển từ các nước cơng nghiệp phát triển sang một số nước có thị trường mới nỗi là các nước ở Châu Á, tập trung vào các khu vực dịch vụ, cơng nghệ thơng tin, tiện ích cơng cộng, du lịch... Xung đột vẫn xảy ra cục bộ trên thế giới, tình trạng mất an ninh tràn lan do

các hoạt động khủng bố quốc tế và ly khai cực đoan gây ra. Tình hình chính trị khu vực Đơng Nam Á có xuất hiện một số nhân tố mất ổn. Tuy nhiên, nhìn chung Việt Nam ta vẫn là nơi có tình hình chính trị ổn định, an tồn cho các nhà đầu tư quốc tế.

2.2.1.2 Mơi trường chính trị và pháp luật :

Đây là yếu tố hết sức quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sự ổn định về chính trị là một thế mạnh tạo nên niềm tin cho việc đầu tư lâu dài vào Việt Nam.

Song song với việc giữ gìn ổn định về chính trị, chúng ta cam kết xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính phủ Việt Nam cam kết tạo sân chơi bình đẳng và một mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần.

Nhằm mở rộng hợp tác và phân công lao động quốc tế, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 200 nước và vùng lãnh thổ với phương châm :"Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới’’. Việt Nam là thành viên của Hiệp Định Mậu Dịch Tự Do Asean (AFTA), khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam đã hồn tồn bình thường hóa quan hệ với Mỹ và trở thành thành viên thứ 150 kể từ năm 2007.

Bên cạnh chủ trương ổn định, hội nhập và phát triển chúng ta cũng tiến hành việc hoàn thiện thể chế luật pháp. Trong những năm qua đã ban hành và điều chỉnh nhiều bộ luật như : luật thương mại, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật đấu thầu...luật pháp Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật còn thiếu các quy định hướng dẫn cụ thể, chưa khả thi, thiếu tính thực tế. Thủ tục hành chính

rờm rà, quy định chồng chéo giữa các văn bản, phân công trách nhiệm quản lý không rõ ràng đã làm cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp.

Một vấn đề cấp bách trong thời gian này là kiểm soát chất lượng sản phẩm nhựa. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm kém chất lượng. Thông thường những sản phẩm này được bán với giá rẻ. Để tạo môi trường cạnh tranh theo pháp luật, một trong những vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp ngành nhựa hiện nay là cần có những tiêu chuẩn để quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm nhựa.

2.2.1.3 Mơi trường văn hóa xã hội

Sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội có một ảnh hưởng lớn đến thị hiếu sử dụng sản phẩm nhựa của khách hàng. Tính hấp dẫn sản phẩm của người tiêu dùng không chỉ đơn thuần về mặt chất lượng mà cịn về hình thức như màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã, công dụng...

Tuy nhiên, hình thức của sản phẩm có thể thích hợp với vùng này nhưng lại không vừa ý với vùng khác. Vì vậy, hình thức của sản phẩm thích nghi với thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng ở các địa phương khác nhau càng nhiều thì khả năng chiếm lĩnh thị trường của loại sản phẩm ấy càng lớn. Với tính năng ưu việt của mình, nhựa có thể thay thế được các loại sản phẩm làm bằng những chất liệu khác như sắt, gỗ, nhôm, gang...các doanh nghiệp phải làm thế nào để sản phẩm nhựa thay thế và được người tiêu dùng chấp nhận một cách rộng rãi.

Trong tương lai khi mức sống và thu nhập ngày càng tăng, người tiêu dùng có xu hướng dùng những sản phẩm nhựa có chất lượng cao, mẫu mã, kiểu dáng đẹp. Nếu các doanh nghiệp nhựa khơng có chiến lược phát triển sản phẩm kịp thời, tâm lý chuộng hàng ngoài sẽ được phát triển. Đây sẽ là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp nhựa. Vì vậy, các nhà nghiên cứu và phát triển sản phẩm

nhựa cần phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm đồng thời hạ giá thành để tạo uy tín đối với thị trường.

Qua đó, chúng ta có thể có một cách nhìn chi tiết và cụ thể hơn về ngành nhựa, các sản phẩm trong ngành nhựa Việt Nam và từ đó hoạch định các giải pháp để thực hiện các chiến lược cho công ty mình.

2.2.1.4 Mơi trường tự nhiên

Yếu tố tự nhiên địa lý ảnh hưởng rất lớn đối với ngành cơng nghiệp nói chung và ngành nhựa Việt Nam ta nói riêng. Trong năm 2007 đã xảy ra 7 cơn bão và những đợt lũ lụt, mưa to, sạt lỡ đất...tại 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, gây thiệt hại về người và tài sản. Tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 11,6 nghìn tỷ đồng (khoảng 1% GDP). Chính phủ đã kịp thời trích từ quỹ dự phòng cứu trợ cho các địa phương bị thiệt hại do thiên tai 2,5 nghìn tỷ đồng và 37,4 nghìn tấn gạo. Với những khó khăn do thiên tai gây nên cản trở khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất kinh doanh.

Việc sử dụng quá mức các tài nguyên hóa thạch như dầu mỏ, than đá đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên này. Điều này làm cho các nhà khai thác phải tốn chi phí nhiều hơn cho khai thác và nhiên liệu. Nguyên liệu chủ yếu ngành nhựa là dầu mỏ nên sự khan hiếm đầu mỏ đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ngành nhựa.

Mặc khác, tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật cũng như sự ứng dụng nhanh chóng thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm thay đổi bộ mặt thế giới nhưng cũng đặt nhân loại trước sự hủy hoại mơi trường. Vì vậy, hiện nay việc bảo vệ mơi trường càng trở nên quan trọng. Số lượng lớn khí thải thốt ra môi trường và rác trong sản xuất công nghiệp cũng như nhiều vật phẩm đã sử dụng do con người vứt bỏ ngày càng làm cho môi trường thiên nhiên ô nhiễm trầm trọng. Đặc biệt hàng nhựa, các màng bao bì đóng gói dùng một lần

rồi bỏ đi, đồ dùng thức ăn bằng nhựa, các loại này khơng dễ thu gom vì trọng lượng nhẹ và thể tích lớn. Trong trường hợp sử dụng xong, các sản phẩm nói trên rất dễ vứt bỏ trên đường phố, xa lộ, trên đồng ruộng, sơng ngồi, ao hồ chung quanh nhà. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường. Do sự gia tăng nhanh về sản lượng nhựa trong công nghiệp nhựa, các ứng dụng về nhựa đang tăng lên từng ngày ; do đó sự thu gom và cải tạo về nhựa là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên. Nếu vấn đề này khơng được quan tâm đúng mức thì trong tương lai nó sẽ thành lực cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất nhựa.

2.2.1.5 Mơi trường cơng nghệ

Q trình tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên tồn thế giới và tác động đến hầu hết các quốc gia. Một trong những điểm nổi bật của tồn cầu hóa là sự định hình của nền kinh tế tri thức mà trọng tâm là sự phát triển của khoa học cơng nghệ và vai trị của chúng trong đời sống. Nền kinh tế tri thức đang định hình rõ nét hơn với những dấu hiệu cho thấy sự khác biệt của nó ở thời đại ngày nay so với trước kia trong quá trình sản xuất.

Nhận thức được điều này Nhựa Tân Tiến ln ln cải tiến máy móc thiết bị trong những năm gần đây, công ty đã nhập dàn máy tiến tiến mang nhãn hiệu Cincinati, Milation, Austria...của Châu Âu chế tạo, các sản phẩm ống nước được sản xuất với chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh trên thị trường cao với nhiều màu sắc, chủng loại, kích cỡ đáp ứng các chỉ tiêu khắc khe của tiêu chuẩn Châu Âu phục vụ cho ngành cấp thoát nước. Tuy nhiên, sự cập nhật các tiến bộ khoa học còn nhiều hạn chế, việc đầu tư chưa được nhiều do sự thiếu hụt vốn.

So với trình độ cơng nghệ của thế giới chúng ta cịn q lạc hậu, chưa được đầu tư đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị tinh chế mang tính hiện đại làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Một yếu tố hết sức quan trọng cần phải đề cập tới ở

nước ta hiện nay là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân phần lớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới. Đặc biệt thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, có ngoại ngữ để tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới.

Trong công nghệ sản xuất sản phẩm nhựa, khuôn mẫu là một vấn đề hết sức quan trọng quyết định nhiều đến hiệu quả kinh doanh. Mức độ hồn thiện trong q trình tạo khn sẽ đảm bảo cho việc phát triển của công ty Nhựa Tân Tiến.

Do thiết bị gia cơng cơ khí của Việt Nam cịn lạc hậu, chỉ có thể gia cơng các khuôn mẫu đơn giản. Mặc khác, thời gian thử khn để thay mẫu mã rất lâu, trong khi đó khn ngoại nhập giá rất đắt, khó khăn cho việc đầu tư mới. Các doanh nghiệp cũng dè dặt trong việc đầu tư vào khn mẫu mới bởi lẽ tình trạng sao chép mẫu mã trên thị trường hiện nay chưa quản lý chặt chẽ gây bất lợi cho nhà đầu tư.

2.2.1.6 Môi trường đầu tư và kinh doanh quốc tế

Xu thế hội nhập quốc tế và khu vực tạo điều kiện cho mỗi quốc gia thu hút nguồn lực bên ngồi (vốn, trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý), khai thác lợi thế so sánh, tạo việc làm, thay đổi cơ cấu kinh tế, đồng thời cũng dẫn đến nguy cơ về sự phụ thuộc, cạn kiệt các nguồn tài nguyên các nước. Xu hướng này tác động mạnh trực tiếp đến các doanh nghiệp nhựa.

Đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhựa trong thời gian qua, cùng sự phát triển cơ chế thị trường, các chính sách đầu tư của nhà nước đã tác động đáng kể đến sự phát triển chung của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam. Thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư có nhiều cải tiến một mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên, điều này làm cho các doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh gay

gắt với các đối tác nước ngoài trong thu hút lao động, thực hiện đơn đặt hàng và mở rộng sản xuất, ưu đãi đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.

Nền kinh tế Việt Nam càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều tập đoàn khổng lồ đã đến kinh doanh tại Việt Nam. Tốc độ gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực tự động, xe máy, điện và điện tử cũng đã mở ra một số cơ hội cho các doanh nghiệp nhựa trong nước. Do mức độ kỹ thuật cơ khí của Việt Nam vẫn cịn lạc hậu so với các quốc gia láng giềng, xu hướng đầu tư vào việc sản xuất linh kiện nhựa cho các cơng nghệ tự động được khuyến khích của nhà nước.

Nhìn chung, xu thế hội nhập quốc tế và khu vực tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho ngành nhựa Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhựa nói riêng. Đồng thời các chính sách khuyến khích đầu tư và xuất nhập khẩu của nhà nước được ban hành, sửa đổi, bổ sung đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp nhựa, đòi hỏi các doanh nghiệp nhựa có các giải pháp chiến lược đầu tư thích hợp.

2.2.2 Mơi trường vi mơ 2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh 2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong môi trường vi mơ. Chính các đối thủ là kẻ loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi thị trường.

Hiện nay, trong nghành sản xuất ống nhựa và phụ kiện các loại có nhiều nhà sản xuất kinh doanh ở nhiều mức độ khác nhau với chủng loại sản phẩm đa dạng và phong phú. Nhựa Tân Tiến đang đứng trước môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt phải đối đầu với nhiều đối thủ hiện tại cũng như trong tương lai, các đối thủ trực tiếp của Nhựa Tân Tiến là các công ty sản xuất cùng ngành, nghề chuyên sản xuất các loại ống cấp thoát nước và phụ kiện, ống điện lực, ống nhựa

bưu điện, ống nhựa dân dụng : cơng ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh, Cơng ty TNHH Nhựa Đạt Hịa, Cơng ty TNHH Nhựa Minh Hùng.

Cơng Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh

Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp hàng đầu tạiViệt Nam, một cơng ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ống PVC cứng, HDPE, phụ tùng ống và các sản phẩm nhựa kỹ thuật khác. Các sản phẩm nhựa Bình Minh được sản xuất theo tiêu chuẩn : ISO, BS, AS, TCVN...trên các dây chuyền thiết bị hiện đại của các hãng nỗi tiếng như : Kraussmaffei, Cincinnati, Corma...

Tọa lạc tại địa chỉ : số 240 hậu Giang, Quận 6, Tp.HCM. Điện thoại : 84.8 9690973, Fax : 84.8 9606814.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển công ty cổ phần nhựa tân tiến đến năm 2015 (Trang 43)