Tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra; xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (Trang 106 - 108)

b) Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế, thiếu sót

3.3.6. Tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra; xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động

phạm pháp luật trong q trình thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

Cuộc đấu tranh phòng và chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm là nhiệm vụ cấp thiết và thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta cũng như của các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế và của mọi cơng dân. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp sức mạnh tổng hợp của mọi cơ quan, đơn vị, mọi tổ chức và mọi công dân vào cuộc đấu tranh đó; đồng thời phải vận dụng linh hoạt biện pháp cưỡng chế và giáo dục, thuyết phục nhằm loại trừ tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ra khỏi đời sống xã hội của chúng ta.

Quyền chủ thể là một phạm trù khoa học pháp lý có giới hạn. Đó là vấn đề có tính ngun tắc bởi khơng một xã hội có tổ chức nào có thể chấp nhận cho một người hoặc một tổ chức nào đó có thể làm tất cả những gì họ muốn. Lênin đã từng nói: "Sống trong một xã hội mà lại thoát khỏi xã hội ấy để được tự do, đó là điều khơng thể được" [30, tr. 127].

Trong lĩnh vực đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật và tội phạm thì các cơ quan tư pháp và đặc biệt là hệ thống VKSND với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.

Nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp nói chung và các hệ thống VKSND nói riêng là đấu tranh, phòng và chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, giữ gìn an ninh quốc gia, bảo đảm an tồn xã hội, bảo vệ pháp chế XHCN, giữ gìn trật tự pháp luật XHCN và bảo đảm để công dân được tự do thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Do đó để xứng đáng là người lính xung kích trên mặt trận bảo vệ pháp chế XHCN, mỗi người cán bộ, kiểm sát viên của Ngành KSND nói riêng và mỗi cán bộ của các cơ quan tư pháp nói chung ln phải trau dồi đạo đức, rèn luyện phẩm chất, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ để hoàn thành trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Trong thực tế nhiều năm qua, đại đa số cán bộ, kiểm sát viên trong hệ thống VKSND đã tu dưỡng, rèn luyện theo đúng 5 điều Bác Hồ dạy Cán bộ Ngành KSND là: "Cơng minh, Chính trực, Khách quan, Thận trọng, Khiêm tốn". Nhiều tấm gương sáng vượt qua khó khăn, không bị sa ngã trước những cám dỗ của vật chất tầm thường, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng để hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó lác đác trong ngành vẫn cịn có những cá nhân khơng chịu tu dưỡng, rèn luyện, chạy theo lối sống vì lợi ích vật chất tầm thường dẫn đến vi phạm kỷ luật nghiệp vụ, thậm chí vi phạm pháp luật phải bị xử lý kỷ luật ở nhiều mức độ khác nhau, cá biệt có trường hợp phải truy tố trước pháp luật như trường hợp Nguyễn Thập Nhất, nguyên Trưởng phòng kiểm sát giam giữ - cải tạo VKSND thành phố Hà Nội trong vụ án Trương Văn Cam.

Để tăng cường pháp chế trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Bên cạnh việc thực hiện tốt chức năng hoạt động của mình đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, bảo đảm việc xử lý đúng đối tượng, đúng pháp luật, hơn ai hết mỗi cán bộ, kiểm sát viên trong hệ thống VKSND nói chung và VKSND thành phố Hà Nội nói riêng càng

phải là những người chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh nhất. Mọi hành vi vi phạm Pháp luật và tội phạm đều rất xa lạ với truyền thống và bản chất của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên VKSND thành phố Hà Nội. Do đó, những hành vi đó phải được kiên quyết loại trừ; những cá nhân vi phạm nhất định phải bị xử lý. Có như vậy mới xứng đáng với niềm tin và trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho Ngành KSND.

Trên cơ sở xử lý những biểu hiện tiêu cực đã phát sinh, chúng ta phải quan tâm nghiên cứu, phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh những biểu hiện tiêu cực đó để đề ra biện pháp loại trừ nó khỏi đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên của VKSND thành phố Hà Nội.

Để đạt được điều đó các cấp lãnh đạo quản lý trong cơ quan VSKND thành phố Hà Nội cũng như VKSND các quận, huyện phải không ngừng tăng cường kiểm tra uốn nắn đối với các cán bộ thuộc quyền có trên lĩnh vực nghiệp vụ chun mơn cũng như tu dưỡng rèn luyện.

Theo chúng tôi, việc tăng cường kiểm tra, giám sát trong nội bộ và xử lý nghiêm minh, triệt để các vi phạm pháp luật phát hiện được trong quá trình hoạt động của các cấp VKSND cũng chính là giải pháp hữu hiệu để tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)