b) Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế, thiếu sót
3.3.7. Một số kiến nghị
Nhằm tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và của VKSND thành phố Hà Nội nói riêng xin nêu hai kiến nghị:
Thứ nhất: Về hoàn thiện pháp luật
Pháp chế XHCN chỉ có thể được củng cố và tăng cường trên cơ sở có một hệ thống pháp luật ngày càng phát triển và hoàn thiện kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, kịp thời phản ánh đúng những đặc điểm của hiện thực XHCN trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Để làm được như vậy phải thường xuyên thực hành hệ thống hóa các văn bản pháp luật đã có để phát hiện, loại bỏ những quy
định đã lạc hậu, trùng lặp, mâu thuẫn, bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tế phát triển của xã hội; kịp thời thể chế hóa những chủ trương, đường lối của Đảng thành các quy định của pháp luật; có kế hoạch xây dựng pháp luật phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Hiện nay trong điều kiện Đảng ta đang chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trên cơ sở một nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển theo định hướng XHCN. Việc xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay là một vấn đề khó khăn và phức tạp.
Đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND nói riêng thì việc địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh cũng là điều cấp thiết trong điều kiện ngày nay. Đặc biệt là các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung cũng như của VKSND nói riêng. Nó bao gồm các văn bản pháp luật nội dung và pháp luật hình thức. Đặc biệt là các văn bản luật hình thức của ta hiện nay chưa được hệ thống hóa thành các bộ luật hoàn chỉnh là một điều hết sức bất cập cho hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung cũng như của VKSND nói riêng.
Hiện nay về pháp luật hình thức, chúng ta mới xây dựng được Bộ luật tố tụng hình sự (nhưng hiện cũng đang trong q trình sửa đổi). Cịn các quy định về tố tụng dân sự, tố tụng hành chính - kinh tế - lao động; trình tự thủ tục THA v.v... đều chỉ dừng ở mức quy định chứ chưa xây dựng được các văn bản luật về các mặt hoạt động này. Trong điều kiện đó chính bản thân hoạt động của các cơ quan tư pháp trong các lĩnh vực nói trên cịn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó hoạt động thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Chính vì vậy, nhằm tăng cường pháp chế XHCN nói chung và đặc biệt là pháp chế trong lĩnh vực hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND nói riêng, chúng tơi đề nghị cần phải tăng cường hoạt động xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh làm cơ sở pháp lý cho việc tăng cường pháp chế XHCN. Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các văn bản pháp luật hình thức, quy định trình
tự thủ tục tiến hành các thao tác pháp lý của các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng.
Trước mắt, kiến nghị Quốc hội sớm thơng qua Bộ luật tố tụng hình sự (Sửa đổi) và có kế hoạch xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự cũng như tố tụng về hành chính - kinh tế - lao động, trình tự thủ tục THA v.v.. làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND nói riêng.
Có như vậy mới có thể tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND.
Thứ hai: Về giải thích và hướng dẫn thực hiện, áp dụng pháp luật
Có hệ thống pháp luật hồn chỉnh đồng bộ nhưng khơng có sự giải thích, hướng dẫn thực hiện áp dụng pháp luật tạo ra một cách hiểu thống nhất trong hệ thống các cơ quan áp dụng pháp luật và người dân thì cũng khơng thể có pháp chế XHCN nói chung và đặc biệt là pháp chế trong lĩnh vực hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND.
Trong thực tế hiện nay có nhiều văn bản luật được các cơ quan hữu quan hướng dẫn không thống nhất dẫn đến việc nhận thức và vận dụng trong thực tiễn hết sức khó khăn. Hoặc cùng một văn bản nhưng có cơ quan có văn bản hướng dẫn nhưng cơ quan khác lại không ban hành văn bản hướng dẫn v.v... cũng dẫn đến việc nhận thức và vận dụng các quy phạm pháp luật gặp khó khăn.
Vì vậy, chúng tơi xin kiến nghị, cần có sự thống nhất giữa các cơ quan hữu quan trong việc ban hành các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật tạo điều kiện cho các cấp thực hiện và người dân có một cách nhận thức thống nhất đối với các quy phạm pháp luật đã ban hành. Có như thế mới có thể xây dựng được một nền pháp chế XHCN thật sự; và có cơ sở để tăng cường pháp chế XHCN.
Trong lĩnh vực hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND nói riêng, chúng tơi thấy cần có văn bản quy định và giải thích rõ một số khái niệm cụ thể như: Tư pháp, cơ
quan tư pháp, hoạt động tư pháp, quyền công tố, thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp v.v... bởi trong thực tế hiện nay những khái niệm này được nhiều nhà khoa học cũng như các nhà lãnh đạo đề cập trong nhiều bài nói, bài viết nhưng chưa có một văn bản pháp lý nào quy định hoặc giải thích cụ thể các khái niệm đó. Do đó chính các cán bộ hoạt động trong các cơ quan tư pháp cũng chưa có cách nhìn nhận chính thống về các khái niệm này. Và như vậy hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khi các khái niệm trên chưa được quy định và giải thích một cách chính thức.
Kết luận
Tăng cường pháp chế XHCN trong giai đoạn cách mạng hiện nay là một tất yếu khách quan gắn liền với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng ta chủ trương cải cách bộ máy nhà nước bao gồm cả các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước ta. Trong bối cảnh đó, việc giữ vững và tăng cường pháp chế XHCN càng trở thành một đòi hỏi cấp thiết nhằm phục vụ công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.
Pháp chế trong hoạt động tư pháp cũng như pháp chế trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của hệ thống VKSND là một bộ phận cấu thành nền pháp chế XHCN nói chung. Nội hàm cơ bản của pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND là chế độ tuân thủ nghiêm minh pháp luật trong tổ chức và hoạt động của hệ thống VKSND, trước hết là Luật tổ chức VKSND và hệ thống các văn bản pháp luật nội dung và pháp luật hình thức liên quan đến tổ chức và hoạt động của VKSND nói riêng và các cơ quan tư pháp nói chung.
Pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND có những đặc trưng cơ bản riêng của nó. Những đặc trưng cơ bản này là cơ sở lý luận để xác định vai trò cũng như phương hướng tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND ở nước ta hiện nay.
Pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND có vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay. Vai trị đặc biệt đó bắt nguồn từ vai trị của hệ thống pháp luật nói chung và của các văn bản quy phạm pháp luật (cả pháp luật nội dung và pháp luật hình thức) liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và của hệ thống cơ quan VKSND nói riêng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ta đang tiến hành cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Trong cơng cuộc cải cách đó thì việc cải cách tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan tư pháp là một trong những khâu then chốt quyết định sự thành công của công cuộc cải cách. Trong bối cảnh chung như vậy thì việc tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND là một tất yếu khách quan bắt nguồn từ đòi hỏi phải tăng cường hiệu lực hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và của chính hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND nói riêng và cũng chính là bắt nguồn từ địi hỏi xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
Căn cứ vào những yêu cầu khách quan và xuất phát từ thực trạng pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND. Việc tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN cần tiến hành theo ba phương hướng cơ bản là:
Một là: Xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật (cả pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức) liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và của VKSND nói riêng.
Hai là: Tăng cường cơng tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện
có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.
Ba là: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức
ngành KSND nói riêng và của các cơ quan tư pháp nói chung có đủ năng lực và phẩm chất để hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Tăng cường pháp chế XHCN nói chung và pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND nói riêng là địi hỏi cấp bách của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Để đảm bảo thành công cần phải thực hành một cách khẩn trương, đồng bộ với những giải pháp thiết thực, cụ thể và hiệu quả.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Huy Bằng, (2001), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao
thông đường bộ ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. Dương Thanh Biểu (2002), Tài liệu tập huấn Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 về công tác giải quyết khiếu nại - tố cáo của Viện kiểm sát.
3. Hồng Cơng (1987), "Tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Cộng
sản, (8).
4. Lê Duẩn (1976), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền làm chủ tập
thể của nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con đường Việt Nam trên con đường dân
giàu nước mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Trần Ngọc Đường (1992), Nhà nước pháp quyền với cải cách bộ máy nhà nước và hồn thiện hệ thống chính trị dưới ánh sáng của văn kiện Đại hội VII trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
14. Trần Ngọc Đường (1994), "Một vài suy nghĩ về học thuyết pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta", Luật học, (5).
15. Trần Ngọc Đường (1996), "Một vài suy nghĩ về nguyên tắc chỉ đạo xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay", Nhà nước và pháp luật, (5).
16. Trần Ngọc Đường (1998), Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Trần Ngọc Đường (Chủ biên) (1999), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Hiến pháp 1946 (1994), Tìm hiểu chế độ kinh tế trong Hiến pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
19. Hiến pháp 1959 (1994), Tìm hiểu chế độ kinh tế trong Hiến pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
20. Hiến pháp 1980 (1981), Nxb Pháp lý, Hà Nội.
21. Hiến pháp 1992 (1992), Nxb Pháp lý, Hà Nội.
22. Phạm Hưng (1986), "Khắc phục những mặt yếu về xã hội chủ nghĩa ở nước ta", Tạp
chí Cộng sản, (10).
23. Phan Hiền (1985), "Mấy vấn đề về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Cộng sản, (10).
24. Hội Luật gia Việt Nam (1985), Hồ Chủ tịch và pháp chế.
26. Trần Trọng Hựu (1993), Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân - Sưu tập chuyên
đề Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân, Viện Khoa học xã hội Việt Nam -
Viện Thông tin Khoa học xã hội Hà Nội.
27. Phạm Hùng (1985), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
28. Nguyễn Nhật Hùng (1996), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực bảo
vệ sức khỏe nhân dân ở nước ta hiện nay, Luận án PTS Khoa học Luật học, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
29. Quách Sĩ Hùng (1996) Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa về kinh tế trong quản lý
nhà nước nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Luận án PTS. Khoa học Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
30. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
31. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
32. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
33. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
34. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
35. V.I. Lênin (1977), Về pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
36. C.Mác - Ph.Ănghen: Toàn tập, tập 1, Nxb Sự thật Hà Nội 1978.