Thực trạng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (Trang 67 - 70)

hình sự

Những năm qua, cơng tác kiểm sát xét xử của VKSND thành phố Hà Nội đã chú trọng nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ở thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm. Chất lượng công tác được thể hiện trên cả hai mặt vừa đẩy nhanh tốc độ giải quyết án, hạn chế dần tình trạng tồn đọng hồ sơ, để quá hạn luật định, đồng thời vừa hạn chế khắc phục tối đa tình trạng oan sai và vi phạm nghiêm trọng trong xét xử, góp phần bảo đảm pháp chế trong xét xử các vụ án hình sự.

Với số liệu án đã được xét xử hàng năm, thể hiện ln có chiều hướng gia tăng, nhưng sai phạm từng bước được đẩy lùi. Nhìn chung có sự phối hợp giữa VKS với Tòa án để đưa các vụ án ra xét xử nên tỷ lệ án giải quyết nói chung đã đạt cao. Riêng thủ tục phúc thẩm cấp thành phố đạt gần 90%.

Viện kiểm sát thành phố đã phối hợp với Tòa án thụ lý giải quyết nhanh và kịp thời các vụ án lớn, án đặc biệt nghiêm trọng, án điểm, nhiều vụ được xét xử lưu động, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương, góp phần thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về chống tham nhũng, buôn lậu, các tệ nạn xã hội và ma túy.

Các thao tác nghiệp vụ kiểm sát xét xử hình sự đã đi vào nề nếp theo quy chế kiểm sát xét xử hình sự góp phần đảm bảo chất lượng các vụ án đã truy tố, giảm dần số hồ sơ các vụ án bị Tòa án trả lại.

Tại phiên tòa, kiểm sát viên đã cố gắng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn một cách đầy đủ, nên đã hỗ trợ cho Thẩm phán quyết định bản án đúng pháp luật. Tại các phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, kiểm sát viên đã kết luận rõ những vi phạm của bản án sơ thẩm, đề xuất việc khắc phục sai phạm của bản án sơ thẩm, đề xuất việc khắc phục sai

phạm được chính xác. Ngồi ra, công tác kiểm sát xét xử hình sự cịn chú ý phát hiện những vi phạm của Tòa án để kháng nghị, kiến nghị.

Tuy nhiên, công tác kiểm sát xét xử hình sự cịn bộc lộ một số điểm cần rút kinh nghiệm là:

Đối với thủ tục kiểm sát xét xử sơ thẩm, còn tồn tại khá phổ biến việc kiểm tra hồ sơ vụ án chưa kỹ, chưa thật đầy đủ và đúng với quy chế kiểm sát xét xử hình sự nên khơng phát hiện thiếu sót vi phạm trong điều tra truy tố dẫn đến Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tỷ lệ này hàng năm là khoảng 3%.

- Về công tác thực trạng quyền công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa còn bộc lộ một số nhược điểm chủ yếu là:

ở thủ tục sơ thẩm, do chất lượng lập hồ sơ truy tố chưa đầy đủ và chặt chẽ về chứng cứ nên xảy ra tình trạng án bị cấp phúc thẩm cải sửa còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 35-40% số vụ xét xử phúc thẩm). Nhưng tại các phiên tịa này kiểm sát viên khi cơng bố bản cáo trạng cũng như tham gia quá trình xét xử vẫn khơng kịp thời phát hiện để có biện pháp khắc phục mà vẫn bảo vệ quan điểm truy tố và đề xuất áp dụng hình phạt đối với bị cáo.

Việc tham gia xét hỏi tại phiên tòa của kiểm sát viên còn thiếu chủ động, nhạy bén. Ngay từ khi kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên Tòa chưa dự kiến đầy đủ các tình huống để đề ra nội dung thẩm vấn, nhất là trong q trình điều tra bị cáo khơng nhận tội hoặc chứng cứ cịn có điểm chưa vững chắc. Tại phiên tịa chưa tập trung theo dõi diễn biến khi Hội đồng xét xử thẩm vấn, để đối chiếu với nội dung cáo trạng truy tố và lời khai, lời trình bày của bị cáo và những người tham gia tố tụng và các nhân chứng khác để cùng Hội đồng xét xử thẩm vấn rõ ràng.

Nhiều vụ án do kiểm sát viên trước khi tham gia phiên tịa do khơng trực tiếp đọc hồ sơ chính nên khơng nắm chắc nội dung vụ án dẫn đến bị động, bỏ mặc việc thẩm vấn cho Hội đồng xét xử, khơng ít vụ án khi xét xử tại phiên tòa các bị cáo lại khơng nhận tội nhưng suốt q trình Hội đồng xét xử thẩm vấn kiểm sát viên vẫn không xét hỏi để đấu tranh với bị cáo, bảo vệ quan điểm của mình.

- Về bản luận tội, nhìn chung đang là khâu yếu của ngành. Từ việc phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ về chứng cứ trong quá trình dự thảo luận tội đến việc bổ sung chứng cứ trong q trình tham gia phiên tịa để buộc tội bị cáo còn rất hạn chế. Tình trạng chung ở các vụ án phức tạp: án kinh tế lớn, án trọng điểm, án điểm, kiểm sát viên chuẩn bị dự thảo luận tội thường lấy nội dung cáo trạng mô tả sự việc phạm tội để nêu lại trong bản luận tội, thiếu phần luận chứng, chưa chú ý đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho tội phạm của bị cáo, nhất là trong trường hợp bị cáo chối tội tại phiên tòa. Đối với những vụ án đơn giản, quả tang chứng cứ rõ ràng thì kiểm sát viên chuẩn bị luận tội theo khuynh hướng gạch đầu dịng hoặc nói chay. Điều này thể hiện sự chủ quan phiến diện trong khi dự thảo luận tội, trong phần đề xuất áp dụng pháp luật mới chú ý đến đề xuất áp dụng hình phạt chính mà chưa chú ý đến đề xuất áp dụng các hình phạt bổ sung, phạt tiền, bồi thường tài sản.

Về tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác công tố, song thời gian qua cịn bộc lộ những mặt yếu nên ít chú ý đến phát biểu của người bào chữa; đáng lưu ý có những trường hợp lời bào chữa có những điểm không đúng với sự thật, khác với nội dung buộc tội nhưng kiểm sát viên vẫn khơng có sự tranh luận để làm rõ sự thật của vụ án, làm rõ những vấn đề thiếu chính xác, sai sự thật của lời bào chữa. Ngoài ra, ở nhiều vụ án khi tranh luận chưa chú ý vào những vấn đề cơ bản đang có ý kiến khác nhau để đưa ra chứng cứ đấu tranh thuyết phục với những quan điểm không đúng của người bào chữa mà nêu chung chung hoặc khẳng định ngay là có đủ căn cứ như cáo trạng truy tố.

Về thực hiện chức năng kiểm sát xét xử, nhiệm vụ cơ bản của VKS nhằm bảo đảm tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động xét xử của Tịa án. Điểm yếu của cơng tác này là cịn tình trạng thiếu nhận thức đầy đủ về những căn cứ pháp lý theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để làm cơ sở thực hiện chức năng kiểm sát, do vậy vi phạm của Tòa án ở thẩm quyền xét xử (Điều 145) còn xảy ra ở cấp quận huyện, vi phạm quy định về thời hạn xét xử (theo Điều 151 thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Điều 215 thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Điều 252 thời hạn chuẩn bị xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm) vẫn còn xảy ra ở cả hai cấp tòa án, nhưng việc phát hiện để tập hợp kiến nghị với tòa án cùng cấp còn hạn chế.

Đối với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa như người bào chữa, nhân chứng, người đại diện cho bị cáo là vị thành niên v.v... thì hoạt động kiểm sát chưa được chú ý đúng mức để kiểm sát ngay từ khi Tòa án ra các quyết định tố tụng cho nên vẫn cịn có các phiên tịa phải hỗn để khắc phục, hoặc một số vụ bị cấp phúc thẩm hủy án để xét xử lại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)