Đặc trưng của pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (Trang 44 - 49)

Như phần trên đã phân tích thì: "thực hành quyền cơng tố" chính là thực hiện quyền của Nhà nước nhân danh lợi ích xã hội để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với pháp nhân hay thể nhân ra trước Tòa án - cơ quan xét xử, nếu những chủ thể đó có hành vi phạm tội hoặc vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích cơng cộng và lợi ích chính đáng của công dân được pháp luật bảo vệ. Và "kiểm sát các hoạt động tư pháp" chính là hoạt động kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, và nhân viên của các cơ quan này trong lĩnh vực thực thi pháp luật của họ, nhằm đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan này cũng như việc áp dụng pháp luật của họ trong khi giải quyết công việc phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh và thống nhất. Như vậy hoạt động "thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp" của VKSND chính là nhằm duy trì pháp chế XHCN trong hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, và cũng chính là nhằm bảo vệ pháp chế XHCN.

Vậy trong phạm vi hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND có khái niệm về pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp hay không? Từ khái niệm pháp chế XHCN và quan niệm về pháp chế XHCN trong hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước cũng như những vấn đề đã phân tích ở trên có thể quan niệm pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp VKSND như sau: Pháp chế XHCN

trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân là sự đòi hỏi cơ quan Viện kiểm sát và các kiểm sát viên có thẩm quyền khi hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước phải thực hiện việc áp dụng pháp luật theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhằm xem xét, đánh giá và phán quyết về tính đúng đắn, tính hợp pháp của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng để bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, lợi ích của các tổ chức; quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

1.2.2.2. Đặc trưng của pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

Pháp chế XHCN là hiện tượng của một chế độ xã hội trong đó mọi tổ chức, mọi công dân đều tôn trọng và thực hiện Hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm minh, chính xác, triệt để. Pháp chế là thống nhất cũng như một nhà nước đơn nhất khơng có hai hệ thống pháp luật. Song pháp chế được thiết lập trong mỗi một lĩnh vực của đời sống nhà nước và đời sống xã hội; do đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác nhau nên phương pháp điều chỉnh của các ngành luật khơng hồn toàn giống nhau. Bởi vậy, pháp chế XHCN "là sự hiển hiện của pháp luật" trên mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng mang những đặc trưng riêng. Pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND nêu trên tuy mới chỉ dừng ở "quan niệm" chưa phải là một khái niệm khoa học có tính giáo khoa và nội hàm của quan niệm này khơng bao qt tồn bộ hoạt động tư pháp như khái niệm "pháp chế về tư pháp".

Tuy vậy, vẫn có thể nhận thấy những đặc trưng cơ bản của pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND. Những đặc trưng đó là:

Thứ nhất: Pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND thể hiện qua hành vi hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.

Các hành vi hoạt động mang tính quyền lực trong hoạt động thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND và cán bộ cơng chức có thẩm quyền. Đây là hoạt động áp dụng pháp luật nhân danh quyền lực nhà nước để thực hiện quyền công tố và giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý và các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Tuy cũng là nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước nhưng đặc điểm của pháp chế trong việc thực hiện quyền tư pháp khác với pháp chế trong hoạt động lập pháp, lập quy và pháp chế trong hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Thứ hai: Pháp chế trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND được quy định bởi chất lượng của hệ thống các quy phạm pháp luật trong đó có hệ thống các quy phạm pháp luật về tố tụng.

Khi xử lý các vi phạm pháp luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật đều phải xác định trước hết hành vi vi phạm pháp luật đó trái với những quy phạm pháp luật cụ thể nào; đồng thời với việc xử lý các vi phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Ví dụ, các cơ quan điều tra, VKS và Tịa án khi giải quyết các vụ án hình sự đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu đây là những quyết định pháp luật và bản án có hiệu lực pháp luật thì có thể đánh giá hoạt động thực hiện quyền tư pháp có hiệu quả. Trước đây, đánh giá hoạt động tư pháp hay thiên về việc các cơ quan tư pháp có tuân theo những quy tắc và trình tự thủ tục tố tụng hay khơng. Có nhiều khi thực hiện quyền tư pháp các cơ quan tư pháp phải tuân thủ pháp luật tố tụng vì pháp luật tố tụng đảm bảo cho việc thực hiện quyền tư pháp đưa ra được các phán quyết chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Như thế đã thấy rõ đặc điểm này là dạng hành vi tổng hợp và càng thấy rõ nội hàm phong phú của pháp chế XHCN trong hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước.

Đặc điểm này biểu hiện sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp phải xem xét, giải quyết hay xét xử đúng thẩm quyền, đúng người, đúng việc, đúng tội, đúng pháp luật. Bởi vậy, chất lượng của hệ thống pháp luật nói chung và chất lượng của hệ thống pháp luật tố tụng có tính quy định pháp chế trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND.

Thứ ba: Pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND được thiết lập chủ yếu bằng hành vi hợp pháp của các chủ thể tham gia các quá trình tố tụng.

Hành vi hợp pháp là yếu tố chủ yếu cấu thành pháp chế; đó là nội dung của pháp chế. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của pháp chế trong hoạt động tư pháp của Nhà nước. Các cơ quan tư pháp của Nhà nước nói riêng và các cơ quan bảo vệ Hiến pháp và pháp luật nói chung phải được tổ chức hoạt động trên cơ sở pháp luật. Hành vi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền tư pháp trước hết là hành vi thực hiện pháp luật nhưng là dạng hành vi áp dụng pháp luật. Trên phương diện thực hiện quyền tư pháp và tính chất của dạng hoạt động tư pháp có thể khái quát hóa hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước được biểu hiện tập trung trong các kết quả của các dạng hoạt động tư

pháp cụ thể. Chẳng hạn, kết quả của hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước; biên bản kết luận của hoạt động Thanh tra nhà nước, quyết định xử lý kỷ luật đối với cán bộ cơng chức (phạt vi phạm hành chính); kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; các quyết định và bản án dân sự, lao động, kinh tế, hành chính và bản án hình sự có đúng thẩm quyền và phù hợp với chức năng mà luật pháp quy định cho cơ quan tiến hành giải quyết hay không?

Cho nên, pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND còn được quy định bởi các quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của VKSND và của các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như các cơ quan tư pháp như Luật tổ chức VKSND, Luật tổ chức TAND v.v...

Thứ tư: Pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND còn được quy định bởi cơ chế xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp.

Trước hết, cần khẳng định đây là một đặc điểm của pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND nói riêng và pháp chế XHCN trong hoạt động tư pháp của Nhà nước nói chung. Giả sử, Nhà nước thực hiện quyền lập pháp, lập quy tốt rồi và Nhà nước thực hiện hành pháp đúng đắn rồi và các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân, các đơn vị kinh tế và mọi công dân đều tôn trọng và thực hiện Hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác rồi thì quyền tư pháp nhà nước không phải sử dụng đến. Lý luận và thực tế của đời sống xã hội đã cho thấy quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; thực hiện quyền tư pháp là đáp ứng nhu cầu của nhân dân vì lợi ích của nhân dân.

Có thể đặc điểm này khơng có trong tâm thức của người dân, trong khát vọng của công chúng khi nghĩ về TAND; nên kỳ vọng cuối cùng của người dân sau khi đã làm tất cả những hoạt động "tự vệ" chính đáng khác. Đúng là vai trị và thành tích của các cơ quan tư pháp nước ta là không thể phủ nhận nhưng đặc điểm này đang tồn tại bởi hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước xét cho cùng đều thông qua hoạt động của con người. Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan tư pháp khó tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm và vi phạm pháp luật. Nếu

có vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp cán bộ cơng chức tư pháp có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về chế độ vật chất, chế độ kỷ luật nhà nước, trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, giám sát để phát hiện vi phạm của cán bộ công chức trong các cơ quan tư pháp cũng là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đảm pháp chế trong hoạt động của các cơ quan tư pháp. Vì vậy, cơ chế xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp là yếu tố quy định đặc điểm của pháp chế trên lĩnh vực này.

Chương 2

thực trạng pháp chế trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp củaViện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)