Để thực hiện công tác kiểm sát giam giữ, cải tạo VKSNDTC đã ban hành Quy chế 01/QĐ-KSGGCT ngày 03/01/1996 về công tác kiểm sát giam giữ cải tạo đến ngày 20/10/1998 Quy chế số 01 được sửa đổi thay thế bằng Quy chế số 43/QĐ-KSGGCT.
Quy chế đã xác định nhiệm vụ: quyền hạn đối tượng, phạm vi, nội dung phương pháp công tác kiểm sát giam giữ cải tạo.
- Trong những năm qua công tác kiểm sát giam giữ cải tạo đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ nhằm bảo đảm ba mục tiêu là việc giam giữ, cải tạo theo đúng quy định của pháp
luật; chế độ giam giữ cải tạo được bảo đảm cũng như các chế độ chính sách đối với người bị giam giữ cải tạo được thực hiện.
Việc giam giữ cải tạo bảo đảm đều có lệnh và quyết định, khi nào hết thời hạn giam giữ hoặc THA xong hình phạt tù người bị giam giữ cải tạo đều được trả tự do kịp thời. Tình trạng quá hạn giam giữ trước đây tương đối phổ biến nhưng từ năm 2000 đến nay (sau khi có Chỉ thị 53 của Bộ Chính trị u cầu tăng cường cơng tác kiểm sát việc bắt giam giữ, xử lý) việc để bị can bị giam giữ quá hạn tạm giam giảm rõ rệt. Tình trạng này trên địa bàn thành phố đến nay cơ bản đã được chấm dứt. Không để xảy ra việc giam giữ người trái pháp luật trên địa bàn thành phố.
Các chế độ đối với người bị giam giữ, cải tạo như ăn, mặc, ở, chế độ y tế, thăm gặp đã được VKSND thông qua kiểm sát thường kỳ trực tiếp tại nơi giam giữ, cải tạo đã kiến nghị kháng nghị nhiều lần nên các chế độ nêu trên đã được thực hiện khá tốt, khơng cịn tình trạng suy kiệt dẫn đến chết ở nơi giam giữ, cải tạo. Cơ bản khơng cịn tình trạng "đầu gấu", "anh chị" trong các trại tạm giam, nhà tạm giữ của Công an hai cấp.
- Kiểm sát việc quản lý giáo dục phạm nhân đã được tăng cường, bảo đảm việc nhận xét đánh giá xếp loại cải tạo chính xác giúp cho việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được cơng bằng chính xác. Hàng năm đã có hàng ngàn người được giảm thời hạn tù do cải tạo tiến bộ.
Tuy nhiên, cơng tác kiểm sát giam giữ, cải tạo cũng cịn tồn tại một số nhược điểm chính như sau:
Tình trạng thiếu sót chung trong tồn ngành Kiểm sát Hà Nội là: số lần kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam, cơ sở chữa bệnh, có kết luận cịn ít; chất lượng kiểm tra, và các bản kết luận kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam còn nhiều hạn chế như: chưa phát hiện hết vi phạm, việc phân tích kiến nghị vi phạm thiếu cụ thể, thiếu sức thuyết phục.
ở cấp quận huyện một số đơn vị trong khi tiến hành kiểm sát thường kỳ và bất thường chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, biện pháp đã được quy định trong quy chế. Vì vậy tình trạng tạm giữ, tạm giam quá thời hạn lác đác vẫn còn.
Việc các đối tượng bị bắt giữ hình sự nhưng chuyển xử lý hành chính nhìn chung đảm bảo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước: Năm 1999 bắt giữ chuyển xử lý hành chính 68 đối tượng; năm 2000 bắt giữ chuyển xử lý hành chính 379 đối tượng; năm 2001 bắt giữ chuyển xử lý hành chính 326 đối tượng. Thơng qua các đợt kiểm tra của VKSND thành phố cho thấy số đối tượng bắt giữ hình sự phải xử lý hành chính đều là những đối tượng phạm tội hình sự nhỏ, đối chiếu với chính sách hình sự khơng cần thiết phải xử lý truy tố để Tòa án xét xử; một số đối tượng vận dụng Nghị quyết 32 của Quốc hội và việc áp dụng chế định của Bộ luật hình sự năm 1999 không cấu thành tội phạm nên khơng truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.2.2. Nguyên nhân của những thành tích ưu điểm và những hạn chế thiếu
sót