Thực trạng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (Trang 63 - 67)

hình sự

Những năm gần đây, đứng trước tình hình tội phạm ln gia tăng ở các lĩnh vực nhưng trung bình hàng năm VKSND thành phố và VKSND các quận huyện đã kiểm sát điều tra được một khối lượng rất lớn các vụ án hình sự, trong đó đã kiểm sát việc khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Do kiểm sát chặt chẽ từ giai đoạn khởi tố nên số bị can đã khởi tố phải đình chỉ vì khơng có tội giảm nhiều.

Trong những năm qua ngành KSND thành phố Hà Nội đã có sự cố gắng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn thành phố đẩy nhanh tốc độ giải quyết án, bảo đảm đấu tranh chống và phòng ngừa các loại tội phạm có kết quả. Trong đó phải kể đến kết quả đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực an ninh quốc gia, có sự phối hợp kịp thời với ngành bạn trong lĩnh vực tiến hành tố tụng đối với những vụ án và những tên tội phạm nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia. Việc phát hiện và xử lý các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia như những tội có tác động đến dư luận trong và ngồi nước; làm rõ những âm mưu đen tối của bọn phản động hòng gây mất ổn định chính trị, cản trở sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Đối với các loại tội phạm khác xâm phạm an ninh quốc gia như tội làm và lưu hành tiền giả, mua bán, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển vũ khí, chất nổ trái phép; buôn lậu qua biên giới cũng đã được phát hiện xử lý nhanh chóng và đúng pháp luật.

Trong lĩnh vực kinh tế: công tác kiểm sát điều tra đã cố gắng thúc đẩy điều tra đưa ra truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn như vụ Trần Mai Hương lừa đảo chiếm đoạt hơn 14 tỷ đồng của nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân; vụ Lã Thị Kim Oanh và đồng bọn tham ô, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm... làm thất thoát của Nhà nước hơn 150 tỷ đồng. Một số vụ được chọn làm án điểm đưa ra xét xử kịp thời góp phần thực hiện Chỉ thị 53, Nghị quyết 08, Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị, Quyết định 240 và 114, Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong lĩnh vực trật tự trị an xã hội: đã tập trung đẩy mạnh điều tra, truy tố các vụ án nghiêm trọng về giết người, cướp của, hiếp dâm, chống các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc; các vụ vi phạm an tồn giao thơng gây hậu quả nghiêm trọng, xóa sổ nhiều băng xã hội đen, điển hình là các vụ: Vũ Xuân Trường, Nguyễn Văn Tám phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, vụ Khánh Trắng và đồng bọn phạm tội giết người, cướp tài sản của công dân v.v...

Trong q trình thực hiện nhiệm vụ đã có nhiều biện pháp nghiệp vụ đổi mới cơng tác kiểm sát điều tra nhằm thực hiện tốt hơn chức năng kiểm sát và thực hành quyền công tố như đã chủ động cùng các ngành sơ kết rút kinh nghiệm công tác quản lý tin báo tội phạm theo quy định tại Thông tư liên ngành số 03 ngày 15/5/1992. Bằng các biện pháp khác nhau, VKS hai cấp trên địa bàn thành phố đã nắm và đánh giá đúng, kịp thời các diễn biến tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn Thủ đô để chủ động đề xuất tham mưu với các cấp ủy Đảng và chính quyền trong cơng tác quản lý đề ra nhiều biện pháp phối hợp với ngành trong khối nội chính. Thơng qua công tác kiểm sát phân loại xử lý các cơ quan điều tra, VKS đã phát hiện nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm để yêu cầu cơ quan điều tra, khởi tố điều tra hoặc VKS ra quyết định khởi tố đến nay hoạt động này có tiến bộ rõ rệt.

Đối với các vụ án trọng điểm và trọng án, các cấp kiểm sát viên tiến hành tốt kiểm sát điều tra từ đầu đến việc điều tra các vụ án loại này vừa bảo đảm chất lượng, vừa bảo đảm thời hạn và thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Hoạt động điều tra, truy tố được nâng lên về số lượng và chất lượng, nên số vụ án đình chỉ điều tra ngày một giảm. Điều đó thể hiện sự chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng ngày một được nâng lên.

Thông qua công tác kiểm sát điều tra, VKS chú trọng phát hiện và tập hợp vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra để kiến nghị yêu cầu khắc phục, hầu hết các kiến nghị yêu cầu đều được cơ quan điều tra tiếp thu sửa chữa. Những năm gần đây VKSND thành phố Hà Nội đã có nhiều kiến nghị đối với những vi phạm vi phạm của quan điều tra cùng cấp, đồng thời cũng đã báo cáo với VKSND tối cao có một số kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Công an về những vi phạm trong hoạt động điều tra của cơ quan công an.

Viện kiểm sát hai cấp đã tổng hợp những mặt thiếu sót trong quản lý để tham mưu cho cấp ủy và chính quyền có biện pháp chấn chỉnh, tổ chức các hội nghị pháp chế phòng ngừa tội phạm.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ theo luật định ngoài việc phối hợp với cơ quan tư pháp trong việc điều tra và xét xử cịn phối hợp kiểm tra liên ngành về cơng tác hình sự để thúc đẩy tiến độ và chất lượng giải quyết án theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự đặc biệt đối với các vụ án nghiêm trọng, án điểm, hoặc phối hợp kiểm tra việc bắt giam, tha, án đình chỉ.

Bên cạnh những kết quả chính xác đã đạt được nêu trên, cơng tác kiểm sát điều tra cịn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế là:

Việc quản lý và xử lý tin báo tội phạm theo Thông tư liên ngành số 03 ngày 15/5/1992 tuy có tiến bộ nhưng cịn là mặt yếu chung cho toàn ngành. VKS các cấp thiếu chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan điều tra và các cơ quan hữu quan để nắm nguồn tin báo tội phạm dẫn đến tình trạng nhiều nơi khơng nắm đầy đủ kịp thời thực trạng về nguồn tin báo tội phạm dẫn đến hạn chế kết quả kiểm sát ở lĩnh vực này.

Cơng tác kiểm sát việc khởi tố cũng cịn hạn chế, cịn để xảy ra tình trạng các cơ quan có thẩm quyền trong việc khởi tố để lọt tội phạm, lọt người phạm tội hoặc khởi tố không đúng pháp luật, cịn có trường hợp làm oan cho người vơ tội, hoặc gây ra những hậu quả đáng tiếc khác. Ví dụ như vụ Dương Thị Nga, do Cơng an quận Hồn Kiếm khởi tố, bắt giam, điều tra không đúng, nhưng VKSND quận Hồn Kiếm khơng phát hiện ra mà vẫn tuy tố, rồi TAND quận Hoàn Kiếm cũng đưa ra xét xử và tuyên án. Đến khi có khiếu nại, các cơ quan cấp trên xem xét mới phát hiện vi phạm phải minh oan cho người bị xử lý; và nhiều cán bộ của các cơ quan tố tụng có liên quan phải bị xử lý kỷ luật.

Tuy đây là thiếu sót của các cơ quan tư pháp, song với trách nhiệm là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự thì VKS có trách nhiệm rất lớn trong việc để xảy ra các thiếu sót này.

Cơng tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc áp dụng thay đổi các biện pháp ngăn chặn của cơ quan điều tra: nhiều VKS chưa làm tốt, nên có khơng ít trường hợp bắt

không được áp dụng dẫn đến bị can tại ngoại trốn, phải tạm đình chỉ vụ án, tình trạng tạm giữ, tạm giam quá hạn vẫn còn xảy ra ở một vài đơn vị.

Việc đình chỉ điều tra của VKS vẫn còn trường hợp khơng đúng và cũng cịn

những trường hợp cơ quan điều tra đình chỉ điều tra sai nhưng VKS cùng cấp không phát hiện được để quyết định hủy bỏ mà VKS thành phố kiểm tra phát hiện phải hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra để phục hồi điều tra.

Có những sai phạm khơng đáng có đã để xảy ra trong giai đoạn điều tra và kiểm sát điều tra như: Quá trình điều tra, kiểm sát điều tra khơng xác minh tuổi chịu trách nhiệm hình sự của bị cáo dẫn đến khởi tố, điều tra người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hoặc ở một số tội việc khởi tố phải có yêu cầu của người bị hại, song lại không rõ được làm rõ, dẫn đến vụ án điều tra rồi lại đình chỉ. Công tác khám nghiệm hiện trường trong nhiều trường hợp cịn lúng túng, thụ động, thậm chí có vụ khơng thực hiện...

Những vụ án tạm đình chỉ điều tra do bị can trốn, quản lý rất yếu.

Trong công tác nghiệp vụ kiểm sát điều tra, việc xây dựng biểu mẫu quyết định

lệnh ở giai đoạn này khơng đầy đủ từ đó dẫn đến tình trạng tùy tiện. Việc xây dựng bản cáo trạng, khá phổ biến là sao chép bản kết luận điều tra mà chưa đi sâu phân tích, đánh giá chứng cứ xác định tội phạm của bị cáo, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ cũng như các tình tiết khác của vụ án, viện dẫn điều luật của bản cáo trạng thiếu cụ thể về khung, khoản và điểm của điều luật. Về hình thức trình bày bản cáo trạng thiếu đầy đủ chặt chẽ như quy định tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự, nhiều bản cáo trạng viện dẫn điều luật thiếu căn cứ, bố cục của bản cáo trạng thiếu thống nhất theo hướng dẫn chung của ngành, có bản cáo trạng khơng có số, khơng ngày, trong vụ án tồn tại hai bản cáo trạng có cùng giá trị pháp lý như nhau. Qua kiểm tra việc lập bản cáo trạng trong cùng một đơn vị cũng có sự khác nhau giữa cấp tỉnh và cấp huyện.

Trong công tác kiểm sát điều tra, còn biểu hiện tư tưởng ngại va chạm xuôi chiều, nên nhiều nơi, trong nhiều việc chưa đi sâu phát hiện vi phạm. Trong yêu cầu điều tra mới chú ý đến yêu cầu điều tra tội phạm, chưa chú ý đến chứng cứ gỡ tội và nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm. Công tác kiến nghị vi phạm trong hoạt động điều tra làm chưa

thường xuyên và không đồng đều ở cả hai cấp VKSND thành phố cũng như VKSND các quận huyện.

Việc hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên với cấp dưới vẫn cịn những vụ việc chưa kịp thời, khơng chính xác dẫn đến cấp dưới bị động, lúng túng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)