thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
2.1.2.1. Khái niệm pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp và kiểm sát các hoạt động tư pháp
Pháp chế XHCN nói chung và làm rõ pháp chế XHCN trong một lĩnh vực nhất định của hoạt động nhà nước và đời sống xã hội là một vấn đề không đơn giản. Xem xét pháp chế XHCN trong từng lĩnh vực cụ thể tuy khơng cịn là mới, nhưng trên phương diện lý luận, nhiều khía cạnh của vấn đề cần phải được làm rõ. Trước hết, cần phải coi pháp chế là một nguyên tắc hiến định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN" (Điều 12 Hiến pháp năm 1992). Pháp chế XHCN phải được vận dụng cụ thể trong điều kiện đổi mới ở nước ta. Đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về pháp chế XHCN và tăng cường pháp chế trong hoạt động lập pháp, lập quy, pháp chế XHCN trong quản lý nhà nước và pháp chế XHCN trong quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường ở nước ta. Vậy pháp chế trong hoạt động thực hiện quyền tư pháp của nhà nước là gì? Nội dung của nó có những điểm gì khác với pháp chế XHCN được thiết lập trên các lĩnh vực khác.
Khi đặt vấn đề pháp chế XHCN trên một lĩnh vực nào đó, đã có ý kiến cho rằng: "Pháp chế XHCN là thống nhất, sao có thể chia cắt pháp chế ra từng mảng như vậy được". Đúng là như vậy nếu xem xét pháp chế trên phương diện pháp chế XHCN là một nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước. Đã là ngun tắc pháp chế thì chỉ có một tư tưởng, một quan điểm, một định hướng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Nhà nước và hễ lơi lỏng nguyên tắc này một chút là pháp chế lại bị vi phạm ngay. Nhưng phải thấy rằng, trong thực tiễn nguyên tắc pháp chế XHCN đã được cụ thể hóa trong các yếu tố của cơ chế vận hành toàn bộ đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Các yếu tố của cơ chế tổng thể vận hành đời sống xã hội ở nước ta là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Cụ thể là: Pháp chế là nguyên tắc hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; các cấp ủy
Đảng từ Trung ương tới địa phương phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước; pháp chế là nguyên tắc xử sự của công dân.
Nếu coi nội dung của pháp chế đồng nghĩa với nguyên tắc pháp chế là làm nghèo đi nội hàm sâu rộng của khái niệm pháp chế XHCN đã được giới khoa học pháp chế thừa nhận. Nội dung pháp chế XHCN đã được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 1980 và Điều 12 của Hiến pháp năm 1992 là:
Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.
Rõ ràng nội dung của pháp chế là đời sống của pháp luật trong thực tế, là sự hiện diện của hệ thống pháp luật trong đời sống xã hội
Loại ý kiến khác thì cho rằng, khơng có pháp chế trong lĩnh vực hoạt động tư pháp bởi vì pháp chế mà nội hàm của nó là hành vi thực hiện pháp luật phù hợp với pháp luật của các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật. Khi có tranh chấp pháp luật, vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật ở một cấp độ cao hơn là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm thì khơng có pháp chế nữa, tức là pháp chế đã bị xâm phạm. Do đó, hoạt động tư pháp chỉ là để bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế mà thơi. Theo lơgíc hình thức thì khơng có pháp chế trong hoạt động tư pháp. Tất nhiên khi nền pháp chế đã được thiết lập vững chắc thống nhất và bền vững theo lý thuyết, trên lý tưởng về một nền công lý vĩnh cửu thì làm gì có vi phạm pháp luật. Khi đó xã hội sẽ khơng cịn phân chia giai cấp, sẽ khơng có mâu thuẫn đối kháng và cả những mâu thuẫn không đối kháng, và ngay cả nhà nước và pháp luật cũng khơng cịn. Khi đó pháp chế cũng khơng cần thiết nữa. Vì vậy, xem xét pháp chế trong hoạt động thực hiện quyền tư pháp của nhà nước trước hết phải coi khái niệm pháp chế cũng như nhà nước và pháp luật thuộc phạm trù lịch sử, có nguồn gốc ra đời, tồn tại và tiêu vong. Vì vậy, xem xét pháp chế trong lĩnh vực tư pháp cần dựa trên
các căn cứ, tức cơ sở tồn tại của nó. Đó là cơ sở xã hội và cơ sở pháp luật của pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND.
Về cơ sở chính trị xã hội: Lịch sử cũng như hiện tại, đấu tranh giai cấp là động lực và quy luật của sự phát triển xã hội loài người. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là đấu tranh giải phóng lồi người khỏi ách áp bức, bóc lột và bất cơng. Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Với sự ra đời của Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á nay là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Dân tộc ta luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực đế quốc xâm lược và các thế lực thù địch khác chống lại chế độ XHCN của chúng ta. Chính vì vậy nhiệm vụ của chun chính vơ sản được cụ thể hóa trong "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đề ra. Trong đời sống xã hội vẫn nảy sinh các tệ nạn như: ma túy, mại dâm và mê tín dị đoan. Đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại thường xuyên phát sinh những "mặt trái" vốn có của nó. Đó là hiện tượng cạnh tranh dẫn đến độc quyền, phá hoại môi trường sống, hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại, trốn thuế v.v... Do đó, đạo đức xã hội dễ bị xói mịn; một bộ phận cán bộ cơng chức nhà nước thối hóa, biến chất, tệ nạn tham nhũng diễn biến phức tạp. Tóm lại, trong lịng xã hội ln tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh mâu thuẫn xã hội. Đó là cơ sở xã hội của hiện tượng vi phạm pháp luật. Điều đó bác bỏ những quan niệm sai lầm cho rằng vì có pháp luật nên mới phát sinh vi phạm pháp luật.
Về cơ sở pháp lý: Cơ sở và tiền đề của pháp chế là pháp luật. Giả thiết nhà nước không quản lý xã hội bằng pháp luật thì sẽ khơng có bóng dáng pháp chế trong đời sống xã hội. Do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ phát sinh khi có sự vi phạm "pháp luật nội dung" Nhà nước ta đã ban hành pháp luật về hình thức được hiểu là pháp luật về tố tụng. Pháp luật tố tụng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc giải quyết các tranh chấp
dân sự, kinh tế, lao động, các tranh chấp giữa cơng dân với các cơ quan hành chính nhà nước và sự vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ; đặc biệt là quan hệ giữa Nhà nước (đại diện cho Nhà nước là các cơ quan điều tra, VKSND và TAND) với các vi phạm pháp luật và tội phạm.
Từ hai căn cứ trên cho thấy, vi phạm pháp luật và tội phạm có nguồn gốc phát sinh từ xã hội; cơ sở xem xét đánh giá và phán xét để xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm là pháp luật. Nhà nước có trách nhiệm chủ yếu và có quyền lực cao nhất trong việc xử lý, giải quyết và xét xử các vi phạm pháp luật và tội phạm theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục luật định nhằm chặn đứng các hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước để bảo vệ pháp luật bằng pháp luật tố tụng là hoạt động thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một dạng thực hiện pháp luật đặc thù. Đó là hoạt động áp dụng pháp luật, nhưng áp dụng pháp luật thực hiện quyền tư pháp chỉ trong hai trường hợp: Một là, khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật. Hai là, trường hợp cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Trường hợp áp dụng pháp luật khi pháp luật không tự nhiên phát sinh quyền và nghĩa vụ chủ thể là việc thực hiện quyền lực trong quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy hoạt động quản lý hành chính nhà nước không nằm trong phạm vi hoạt động tư pháp.
Từ khái niệm pháp chế XHCN và những vấn đề đã phân tích ở trên có thế quan niệm pháp chế XHCN trong hoạt động thực hiện quyền tư pháp của nhà nước như sau: Pháp chế
XHCN trong hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước và cán bộ cơng chức nhà nước có thẩm quyền hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện áp dụng pháp luật theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định nhằm xem xét, đánh giá và phán quyết về tính đúng đắn, tính hợp pháp của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật và tổ chức thi hành các quyết định pháp luật và các bản án đã có hiệu lực pháp luật để bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, lợi ích của các tổ chức; quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Trong hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước thì hoạt động thực hành