- Mục tiêu giám sát:
1.2.1. Nội dung kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy
Mỡi giai đoạn cách mạng có nhiệm vụ chính trị khác nhau nên nội dung KTGS cũng khác nhau và ln có sự bổ sung, phát triển. Vì vậy, để thực hiện phù hợp với từng giai đoạn nhằm đạt được thắng lợi các nhiệm vụ chính trị mà Đảng đề ra. Với vai trò là Đảng cầm quyền, đường lối lãnh đạo dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta đã kế thừa, vận dụng các quan điểm về nội dung KTGS cho phù hợp với thực tiễn mà yêu cầu, nhiệm vụ của cấp ủy đặt ra. Tuy nhiên, phần lớn tập trung vào các nội dung sau:
Theo V.I. Lênin nội dung chính của hoạt động KTGS là: KTGS “việc” và “người”, nhưng không chỉ giới hạn ở lĩnh vực kinh tế, tài chính, lưu thơng tiêu dùng
mà còn đặc biệt coi trọng KTGS việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Người nhấn mạnh: thứ nhất, là phải KTGS những chủ trương, nghị quyết mà chúng ta đã tuyên bố hàng giờ, quyết định từng phút, để rồi từng giây chúng ta đem ra chứng minh nhược điểm, tính chất khơng vững chắc và khó hiểu của những chủ trương đó; thứ hai, KTGS việc chấp hành thực tế của các nhân viên và đội ngũ cán bộ, đảng viên. V.I. Lênin yêu cầu nội dung KTGS phải nêu lên được ý kiến đối với những kết quả của hoạt động KTGS và đưa ra được ý kiến về lề lối làm việc.
Theo Hồ Chí Minh thì KTGS cần quan tâm đến việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và KTGS việc thực hiện chỉ thị của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, pháp luật, chính sách của Nhà nước; đồng thời phải thực hiện tốt việc KTGS các tổ chức cán bộ và cán bộ. Người đã khẳng định, trong công tác cán bộ, nếu “ Giao việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại thì mới chú ý đến. Thế là khơng biết yêu dấu cán bộ” [64, tr316].
Vậy, nội dung KTGS của Đảng gồm: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng… là những vấn đề có tính ngun tắc đã được Đảng xác định, mọi tổ chức đảng và đảng viên phải tuân thủ, chấp hành và trở thành nội dung kỷ luật của Đảng. Do đó, hoạt động KTGS của các cấp ủy đảng và của UBKT các cấp phải bám sát các nội dung đó. Nói chung, mọi quan điểm, đường lối, chủ trương, nguyên tắc của Đảng thể hiện trong Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phải được KTGS. Tuy vậy, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng cũng như nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước bao gồm nhiều vấn đề lớn, rất rộng. Mặt khác, do chức năng, nhiệm vụ và phạm vi KTGS của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng có khác nhau, nên khi tiến hành KTGS phải căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và tình hình, đặc điểm, cơng tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị trong từng thời gian để xác định nội dung, đối tượng KTGS một cách cụ thể, sát hợp.
Nội dung hoạt động KTGS của Tỉnh ủy được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
* Lãnh đạo kiểm tra, giám sát:
- Triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của Tỉnh
ủy, BTV Tỉnh ủy về công tác KTGS.
- Xây dựng và chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cùng cấp và cấp ủy cấp dưới xây dựng phương hướng nhiệm vụ; phân công cấp ủy viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp thực hiện KTGS. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp ủy cấp dưới thực hiện chương trình, kế hoạch KTGS.
- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ KTGS, kỷ luật đảng; đồng thời, để Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham gia giám sát.
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định phối hợp giữa UBKT với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và các Đảng ủy, ban cán sự đảng trực thuộc.
- Nghe báo cáo và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ KTGS, kỷ luật đảng; giải quyết kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác KTGS, kỷ luật đảng.
- Lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt về hoạt động của UBKT, cơ quan UBKT và xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến công tác KTGS, kỷ luật đảng. - Đề xuất với cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản về công tác KTGS của Đảng.
* Tổ chức thực hiện kiểm tra:
- Kiểm tra chấp hành: Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện cơng tác kiểm tra. Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, cơng tác xây dựng Đảng và tình hình thực tế để xác định nội dung, đối tượng kiểm tra cho phù hợp.
+ Đối với tổ chức đảng:
. Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
. Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đồn kết nội bộ.
. Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; việc quản lý, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
. Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
. Việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
. Việc tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, đề bạt, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
. Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
- Thực hiện giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng và tiến hành các nhiệm vụ kiểm tra khi thật sự cần thiết.
* Tổ chức thực hiện giám sát:
- Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy từ xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát. Xác định rõ nội dung, đối tượng, phương pháp tiến hành, tổ chức lực lượng, phân công cấp ủy viên, UBKT và các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy thực hiện.
Nội dung giám sát:
+ Đối với tổ chức đảng: Như nội dung kiểm tra chấp hành của cấp ủy. + Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
- Cấp ủy, BTV cấp ủy phân công cấp ủy viên dự các hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới.
quan cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản hoặc báo cáo theo yêu cầu giám sát.
+ Cấp ủy viên có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát bằng văn bản cho ban thường vụ hoặc cho cấp ủy; chịu trách nhiệm về việc giám sát; giữ bí mật về thơng tin, tài liệu cung cấp cho việc giám sát.
- Cấp ủy, BTV cấp ủy cử cấp ủy viên trực tiếp chỉ đạo, giám sát tổ chức đảng cấp dưới sửa chữa, khắc phục yếu kém, khuyết điểm, vi phạm.
- Qua giám sát, cấp ủy, BTV cấp ủy nhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; rút kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, về tổ chức thực hiện; bổ sung, sửa đổi những vấn đề cần thiết.
Nếu phát hiện đối tượng giám sát không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc ban hành các văn bản sai trái thì yêu cầu khắc phục, sửa chữa hoặc xử lý theo thẩm quyền; nếu cần thiết thì yêu cầu hủy bỏ các văn bản sai trái đó.
Nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì giao cho UBKT tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.