- Mục tiêu giám sát:
1.2.2. Phương thức kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy:
Tùy vào nhiệm vụ chính trị của mỡi giai đoạn cách mạng, mà Đảng, các cấp ủy, UBKT, chi bộ đề ra phương thức KTGS cho phù hợp với điều kiện, bối cảnh. Nhưng, nhìn chung phương thức KTGS của Đảng được thực hiện như sau:
Theo V.I. Lênin, muốn thực hiện có hiệu quả cơng tác KTGS phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách khoa học, thận trọng, chặt chẽ; đồng thời phải có chương trình, kế hoạch kiểm tra cụ thể trong từng thời gian và tổ chức thực hiện có kết quả. Người cho rằng: “Chương trình của việc kiểm kê, kiểm soát ấy rất đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi người” [105, tr 244]. Để KTGS có kết quả, thì phải vừa thực hiện KTGS trực tiếp, vừa thực hiện gián tiếp. Đặc biệt phải chú trọng tính thực tế trong hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với từng vụ việc, tình huống cụ thể; đồng thời trong hoạt động thực tiễn hoạt động KTGS không nên chỉ tiến hành độc nhất một hình thức nào đó và phải có nhiều tổ chức tiến hành đồng thời mới đem lại kết quả.
Trong hoạt động KTGS phải thực hiện tốt các phương pháp so sánh, đối chiếu, cụ thể tỉ mĩ với công việc, xem xét cụ thể hồ sơ, tài liệu, sổ sách, phải coi trọng, thực hiện thẩm tra, xác minh hơn là báo cáo giấy. V.I. Lênin, chỉ rõ: “các ủy ban nhà máy muốn có một sự kiểm sốt thật sự của cơng nhân chứ khơng phải là một sự kiểm sốt trên giấy tờ” [101, tr 303] và Người yêu cầu: phải “thật sự sự cầu thị, bằng cách hỏi han tỉ mỉ, kiểm tra các con số, chứ không phải tin vào lời nói..” [ 104, tr 389]. Trong cơng tác thẩm tra, xác minh, V.I. Lênin, chỉ rõ: phải “đưa các tài liệu cụ thể, thực tế, các số liệu về những lực lượng nào (trước hết là những đảng viên, sau đến những người ngoài đảng nhưng phải tuyệt đối trung thực) mà chúng ta có thể tiến hành một cuộc kiểm tra thực tế. Số lượng chuyên gia ở các ngành; số lượng đồng chí có kinh nghiệm trong cơng tác hành chính, trong cơng tác quản lý” [102, tr 417].
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng muốn hoạt động KTGS đạt hiệu lực, hiệu quả cao. Do vậy, theo Người thì phải “khéo KTGS” và phải có cơ sở khoa học; về hình thức, phương pháp, biện pháp KTGS cho phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Người chỉ rõ, phương thức KTGS của Đảng phải dựa trên một số nội dung chính sau:
Một là, KTGS phải có tính hệ thống và khoa học. Bác yêu cầu: “ KTGS phải có
hệ thống, nghĩa là khi có nghị quyết thì phải có sự đốc thúc thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự linh hoạt và cách làm việc của cán bộ và nhân dân dân địa phương ấy. Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn để sửa đổi các khuyết điểm và những khó khăn để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để vượt qua mọi khó khăn” [64, tr 521]. Hoạt động KTGS phải khoa học, kết hợp hài hịa và thực hiện đồng bộ các phương pháp, hình thức, biện pháp thì mới đem lại kết quả cao nhất.
Hai là, KTGS phải thường xuyên, liên tục; kể cả trực tiếp và gián tiếp. Trong
đó, Người đặc biệt nhấn mạnh phải coi KTGS trực tiếp tại chỗ. Bác căn rặn: “KTGS cũng không nên chỉ bằng căn cứ vào các tờ báo cáo, mà phải đi đến tận nơi” [65, tr
136] và “…khơng phải cứ ngồi trong phịng giấy mà chờ người báo cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ” [64, tr 287] để làm rõ tường tận vụ việc.
Ba là, KTGS phải khách quan, toàn diện, thận trọng và chặt chẽ. Bởi vì, theo
Người đối tượng KTGS là cán bộ, là đồng chí, cho nên phải thận trọng, chính xác, trung thực, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh mệnh của đồng chí mình. Bác ln nhắc nhở: “ở đời ai cũng có chỡ tốt và chỡ xấu” [64, tr 279], nên khi KTGS cần lưu ý “xem xét cán bộ, không chỉ xem xét bề ngồi mặt mà cịn phải xem xét tính chất của họ. Khơng chỉ xem xét một việc, một lúc mà phải xem xét toàn cả lịch sử, tồn cả cơng việc của họ” [64, tr 278], để từ đó “khéo nâng cao chỡ tốt, khéo sửa chữa chỡ xấu cho họ” [64 tr 279]. Vì vậy, để KTGS khách quan, thận trọng chặt chẽ thì phải làm tốt công tác thẩm tra, xác minh, làm rõ ưu điểm, khuyết điểm đúng, sai để xem xét, kết luận và xử lý được chuẩn xác, công minh.
Bốn là, KTGS phải có chương trình, kế hoạch để đảm bảo tính khoa học, chủ
động; do người lãnh đạo tiến hành và phải có nhóm người hoặc tổ chức am hiểu, nắm vững cơng tác KTGS giúp người lãnh đạo tiến hành KTGS thì mới đem lại kết quả. Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thắng lợi thì hoạt động KTGS phải chuẩn bị kỹ chương trình, kế hoạch cơng tác. Người chỉ rõ:”chưa có một chương trình, một kế hoạch thiết thực và đầy đủ về công tác cũng như về kiểm tra” [64, tr 389]. Vì vậy, xác định hình thức, phương pháp, biện pháp đúng sẽ là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả của cuộc KTGS.
Đảng ta đã đã vận dụng các quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức KTGS trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng và đã chỉ ra các phương thức KTGS trong Đảnh như sau:
- Dựa vào tổ chức đảng: Đây vừa là phương pháp cơ bản của cơng tác KTGS
vừa là vấn đề có tính ngun tắc trong cơng tác xây dựng Đảng. Tổ chức đảng là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới. Do đó, dựa chắc vào tổ chức đảng thì chủ thể KTGS mới có đủ cơ sở để xem xét, kết luận vụ việc tồn diện, chính xác. Ở những tổ chức đảng yếu kém, cần có cách vận dụng thích
hợp. Nếu cần thiết, có thể củng cố, kiện tồn tổ chức trước khi tiến hành kiểm tra.
- Phát huy tính tự giác, tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên:
Tự giác là phản ánh của phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, ý thức kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên. Song, đây là một quá trình và mức độ tự giác, tự phê bình của từng đối tượng khơng giống nhau; tự kiểm tra mình là việc khó nhất. Do đó, khi vận dụng phương pháp này, cần làm tốt công tác tư tưởng để khơi dậy tinh thần tự giác của đối tượng kiểm tra, kiên trì động viên, thuyết phục, kết hợp với đấu tranh và công tác thẩm tra, xác minh.
- Phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng: Bằng thực tiễn kinh
nghiệm lịch sử qua 87 năm, quần chúng đã thừa nhận và tôn vinh Đảng là lãnh tụ chính trị của mình. Mỡi bước trưởng thành đi lên, thành tựu, ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên đều được quần chúng sớm nhận biết, đánh giá khách quan, chính xác. Do đó, khi tiến hành KTGS cần phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Muốn đạt hiệu quả cao, cần phải tổ chức, hướng dẫn và có cách làm phù hợp; tiến hành tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, rút ra những bài học kinh nghiệm để chỉ đạo thực hiện.
- Làm tốt công tác thẩm tra, xác minh: Thực tiễn hiện nay vẫn cịn khơng ít tổ
chức đảng và đảng viên thiếu tinh thần tự giác, tự phê bình, tính đảng yếu, giấu giếm khuyết điểm, thậm chí gây khó khăn cho hoạt động KTGS. Với loại đối tượng này, ngoài việc kiên trì áp dụng phương pháp phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên, tính tích cực trong xây dựng Đảng của quần chúng, cần làm tốt phương pháp thẩm tra, xác minh. Bằng những chứng cứ khách quan, trung thực, đã được thẩm tra, xác minh nghiêm túc, kiên trì đấu tranh buộc đối tượng phải thừa nhận những hành vi sai phạm của mình.
- Kết hợp chặt chẽ hoạt động kiểm tra của Đảng với hoạt động thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân, cơng tác kiểm tra của các đồn thể chính trị - xã hội
và phối hợp với các ban, ngành có liên quan: Đảng ta là Đảng cầm quyền, đảng viên
hình trị - xã hội khác. Do đó, đảng viên vi phạm chính sách, pháp luật... cũng là vi phạm kỷ luật của Đảng. Đảng lãnh đạo, nhưng Đảng không bao biện, làm thay Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Nếu khơng có cơ chế chặt chẽ, phù hợp, nhất là trong cơng tác kiểm tra thì dễ dẫn đến thiếu tập trung thống nhất, giải quyết các vụ, việc khơng kịp thời, chính xác. Các cơ quan thanh tra, các ban của cấp ủy, các cơ quan bảo vệ pháp luật có đủ các điều kiện để xem xét mọi khía cạnh và kết luận các vi phạm một cách chính xác. Do đó, sự phối, kết hợp này càng thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ bao nhiêu càng đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu cho hoạt động KTGS.
Vậy, phương thức KTGS là sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa hình thức, phương pháp và biện pháp. Vì đối tượng KTGS tổ chức đảng, đảng viên, đó là đồng chí, đồng nghiệp cho nên khi tiến hành cần phải khách quan, thận trọng, cơng minh, chính xác, kịp thời; đồng thời phải đảm bảo được tính “chủ động, chiến đấu, giáo dục và hiệu quả theo quan điểm của Đảng”.
Từ những vấn đề trên có thể hiểu phương thức KTGS của Tỉnh ủy là cách thức, phương pháp, nguyên tắc mà Tỉnh ủy sử dụng để tác động đến đối tượng KTGS nhằm đạt mục đích, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Tỉnh ủy và toàn Đảng bộ tỉnh.