- Mục tiêu giám sát:
2.1.1. Một số khái quát về tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và Cà Mau); có đường biên giới chung với nước Campuchia gần 100 km và là cửa ngõ thông thương với các nước Campuchia, Thái Lan... An Giang hiện nay có dân số 2.160.952 người, có diện tích đất 3.424 km2, chiếm 1,03% diện tích cả nước; gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc trong đó có 2 thành phố là thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu, 2 huyện miền núi Tri Tơn và Tịnh Biên. An Giang có 156 phường, xã, thị trấn và có 3 cửa khẩu giao lưu quốc tế là Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Khánh Bình [39]. An Giang khác với một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ở chỡ vừa có đồng bằng, vừa có núi. Vùng núi Thất Sơn với nhiều địa danh nổi tiếng như đồi Tức Dụp, là nơi chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử oanh liệt trong quá khứ và từng là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Người dân An Giang có truyền thống u nước nồng nàn, đồn kết chống ngoại xâm từ buổi đầu khai phá cho đến ngày nay. Truyền thống ấy được nhân lên gấp bội trong hai cuộc kháng chiến và với những thành quả đạt được, An Giang đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang.
An Giang là tỉnh đông dân nhất Đồng bằng sông Cửu Long và là vùng đất quần cư nhiều dân tộc anh em gắn bó từ thời mở đất. Ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ đa số, ở An Giang cịn có các dân tộc khác như người Khmer (dân số 90.714 người, chiếm tỷ lệ 4,19%), người Chăm (dân số hơn 14.255 người chiếm tỷ lệ 0,66%), người Hoa (dân số 8.207 người chiếm tỷ lệ 0,38%)[12].
Sự hỗn hợp dân cư thuộc nhiều tộc người với nhiều tơn giáo, nhiều tín ngưỡng khác biệt, nhiều cách thức tổ chức sinh sống đặc thù với nhiều trình độ phát triển xã hội khác nhau trong hơn hai thế kỷ qua đã khơng hề là yếu tố cản trở sự đồn kết, gắn bó giữa các dân tộc cùng sinh sống và phát triển trên địa bàn An Giang.
Đặc biệt, An Giang cũng là tỉnh hội tụ các tôn giáo lớn của thế giới và có tơn giáo nội sinh: Phật Giáo, Tin Lành, Thiên Chúa, Hồi Giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và Bửu sơn kỳ hương.
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định, GRDP đạt 8,63 %[23]. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế, từng bước phát triển theo chiều sâu. Nhiều mơ hình liên kết sản xuất theo ch̃i giá trị như:”Cánh đồng lớn”, chuỗi giá trị rau màu, thủy sản… mang lại nhiều hiệu quả bước đầu. Nông nghiệp và du lịch được xác định là hai ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Chương trình xây dựng nơng thơn mới được triển khai đồng bộ, thực chất, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Giáo dục và đào tạo có bước đổi mới, phát triển về quy mơ và chất lượng. Các cấp học từ mầm non đến phổ thơng cơ bản đã phủ kín trên địa bàn. Cơ sở vật chất trường, lớp học, cơ sở dạy nghề công lập được đầu tư, nâng cấp theo hướng kiên cố, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đào tạo nghề nơng thơn nâng lên về số lượng, từng bước cải thiện về chất lượng; số lượng lao động được giải quyết việc làm ổn định hằng năm.
Lĩnh vực thông tin, truyền thơng được quan tâm đầu tư, hoạt động có bước chuyển biến rõ nét, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, phòng chống dịch bệnh được chú trọng. Mạng lưới khám, chữa bệnh được củng cố, phát triển theo hướng chuyên khoa hóa tuyến tỉnh và y tế phổ cập tuyến cơ sở đi đơi với khuyến khích phát triển y tế ngồi cơng lập, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
2.1.2. Đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Tỉnh ủy An Giang