Giới thiệu tổng quát ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 28 - 30)

2.3. THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

2.3.1.1 Giới thiệu tổng quát ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động đồng thời đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu.

Q trình phát triển ngành dệt may Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn như sau :

 Giai đoạn vừa xây dựng, vừa chiến đấu từ năm 1954 đến 1975 ngành

dệt may đã sản xuất gần 100% sản lượng sợi, vải, quần áo, chăn màn, bông băng y tế cung cấp cho nhân dân theo định lượng và bảo đảm đủ, kịp thời nhu cầu cho các lực lượng vũ trang với hàng tỷ mét vải hàng trăm triệu bộ quần áo.

 Từ năm 1976 đến 1990 là thời kỳ xây dựng hịa bình và hợp tác tồn

diện với các nước xã hội chủ nghĩa, ngành dệt may Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất.

 Từ năm 1991 trở đi là giai đoạn sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy qui mô công suất thiết bị đã tăng lên nhanh chóng trong thời kỳ kế hoạch hóa nhưng do thiết bị cơng nghệ sợi, nhuộm, hồn tất cũ kỹ, lạc hậu đã sử dụng 30 - 40 năm, thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ và thiếu kỹ năng quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường làm cho ngành dệt may Việt Nam đứng trước những khó khăn gay gắt do chỉ làm ra được những sản phẩm chất lượng trung bình và thấp. Trước những khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp dệt may đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp thiết bị cũ và đầu tư thiết bị mới để sản xuất những sản phẩm theo yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, với luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, các cơng ty liên doanh và 100% vốn nước ngồi bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực dệt may, góp phần làm cho ngành dệt may Việt Nam phát triển mới cả về qui mơ, trình độ cơng nghệ, mẫu mã hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu. Từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước và thực hiện một phần theo Nghị định thư với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đầu vào, đầu ra do Nhà Nước quyết định, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam đã đột phá thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối, tự chọn mua nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, từ định giá mua, giá bán … Đến nay, sản phẩm dệt may

Việt Nam đã thỏa mãn một phần nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và có kim ngạch xuất khẩu lớn sang các thị trường lớn như Mỹ, Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Canada, Hàn Quốc, Nga …

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam có khoảng 2.500 doanh nghiệp trong đó : doanh nghiệp trong nước chiếm 75,8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 24,2%.

BIỂU SỐ 2.1 : DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM THEO NGUỒN VỐN SỞ HỮU

Doanh nghiệp trong nước 75,8% Doanh nghiệp FDI 24,2%

Nguồn : Hiệp Hội Dệt May (Vitas)

Sử dụng hơn 2.000.000 lao động trong đó có hơn 1 triệu lao động công nghiệp chiếm gần 5% lực lượng lao động toàn quốc và hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp. Tỷ lệ lao động nữ của ngành dệt may Việt Nam chiếm hơn 80% trong đó lao động nữ ngành may chiếm 64,7% và lao động nữ ngành dệt chiếm 17,3%.

BIỂU SỐ 2.2 : SỐ LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY PHÂN THEO GIỚI TÍNH 17,30% 12,28% 5,72% 64,70%

Lao động nam ngành dệt Lao động nam ngành may

Lao động nữ ngành dệt Lao động nữ ngành may

Nguồn : Hiệp Hội Dệt May (Vitas)

Giá trị sản xuất công nghiệp hàng dệt may chiếm 10% công nghiệp chế biến. Xuất khẩu hàng dệt may luôn đứng thứ hai sau xuất khẩu dầu thơ và đóng góp hơn 16% trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam hiện đứng thứ 10 trong số các quốc gia sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)