Chiến lược phát triển hội nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 81)

3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG

3.3.3. Chiến lược phát triển hội nhập

3.3.3.1. Hội nhập về phía trước

Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, chiến lược hội nhập về phía trước là quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh, khắc phục các yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam về lĩnh vực công nghệ, khả năng quản lý, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tìm hiểu thị trường, thiết kế mẫu mã …

Hiện nay, các nhà nhập khẩu Liên Minh Châu Âu đang muốn chuyển dịch các đơn đặt hàng sang các nước đang phát triển như Việt Nam và trước tình hình nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng, các đơn hàng từ các nhà nhập khẩu Châu Âu đang có xu hướng số lượng nhỏ, thời trang thay đổi nhanh và thời gian giao hàng ngắn. Vì vậy, với tình hình hiện nay là một lợi thế cho ngành dệt may Việt Nam so với Trung Quốc trong việc gia tăng thị phần tại thị trường Liên Minh Châu Âu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên tìm kiếm cơ hội liên doanh, liên kết đầu tư với các đối tác nước ngồi ở Châu Âu nhằm tìm cơ hội cho việc nâng cao trình độ cơng nghệ, tiếp thu kỹ thuật công nghệ hiện đại của đối tác vừa nâng cao trình độ quản lý chun mơn và tay nghề của người lao động giúp cho việc phản ứng linh hoạt với thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.

3.3.3.2. Hội nhập về phía sau

Hội nhập về phía sau nhằm giúp doanh nghiệp tìm sự tăng trưởng bằng cách nắm quyền kiểm soát và chủ động đối với nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất.

Hiện nay, đối với ngành dệt may 90% bơng và sợi tổng hợp, hóa chất thuốc nhuộm, 70% vải và 50% đến 70% phụ liệu cho may mặc đều nhập khẩu. Chính điều đó đã làm giá thành sản phẩm tăng lên, mất khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia may mặc khác như Trung Quốc.

Do vậy, với chiến lược “Chương trình sản xuất 1 tỷ mét vải dệt thoi phục vụ

xuất khẩu đến năm 2015” và “Chương trình tăng trưởng bông nội địa” của Chính

phủ giao cho tồn ngành dệt may Việt Nam nhằm giảm bớt tỷ lệ nhập khẩu, phấn đấu gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm xuất khẩu. Phát triển vùng nguyên liệu trong nước để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu là một yêu cầu cấp thiết trong điều kiện hiện nay.

Ngoài các nguyên liệu chính, các doanh nghiệp cần phải kiểm soát các nguồn phụ liệu khác như chỉ may, bông tấm, mex dựng, mex xốp, cúc nhựa, khóa kéo, nhãn dệt, băng dệt các loại, băng gai, cúc dập, bao bì … tạo mối quan hệ với các nhà cung cấp có chất lượng ổn định, giao hàng đúng hạn và đặc biệt là mức giá cạnh tranh.

Hiệu quả của chiến lược : Các chiến lược trên nhằm mục đích giúp doanh

nghiệp nâng cao các kỹ năng quản lý, tiếp thu, ứng dụng các kỹ thuật mới, đào tạo tay nghề người lao động. Ngoài ra, chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác sản xuất xuất khẩu là một trong những nguyên nhân giảm giá thành sản phẩm, chủ động thời gian giao hàng. Doanh nghiệp cần xác định thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức để ứng dụng các chiến lược này phù hợp với từng giai đoạn hoạt động kinh doanh của mình.

3.4. CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu phát triển tương xứng với tiềm lực của Việt Nam và đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của Liên Minh Châu Âu, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp gia tăng như sau :

3.4.1. Giải pháp về tài chính

Để thực hiện các chiến lược về tăng trưởng tập trung bao gồm thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, chiến lược marketing, chiến lược hội nhập về phía trước và chiến lược hội nhập về phía sau từ nay đến năm 2015 địi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung đổi mới trang thiết bị - máy móc, đầu tư và nhập khẩu qui trình cơng nghệ tiên tiến, đào tạo tay nghề người lao động, nâng cao kỹ năng quản lý, thiết kế mẫu mã sản phẩm mới … nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao với mức giá thành cạnh tranh. Tất cả những yêu cầu trên đòi hỏi một yếu tố quan trọng là vấn đề tài chính trong đó nguồn vốn để phục vụ công tác đổi mới sản xuất là một yếu tố quan trọng.

Theo ước tính nhu cầu vốn cần đầu tư cho phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015 là khoảng 3.032 triệu USD. Kế hoạch đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam được chia làm hai giai đoạn và nhu cầu vốn cần cho các hoạt động này bao gồm các khoản mục như sau :

 Các khoản đầu tư phát triển khâu dệt sợi - nhuộm - hoàn tất

 Các khoản đầu tư cho hệ thống hỗ trợ như trung tâm thiết kế thời trang

dệt, may mặc; các trung tâm nghiên cứu sản phẩm dệt may và các trung tâm thương mại dịch vụ.

 Các khoản đầu tư cho hệ thống giáo dục đào tạo

Trong các khoản đầu tư trên, nhu cầu vốn sử dụng cho các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất (sợi - dệt - nhuộm - hoàn tất) chiếm 94% kế hoạch đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam.

BẢNG 3.4 : NHU CẦU VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT

MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 Năng lực

ngành

Vốn đầu tư (triệu USD) T

T

Danh mục dự án đầu tư ĐVT

2010 2015 Đến 2010 Đến 2015

A Dệt nhuộm 2.266 2.891

1 Nhà máy sợi Ngàn

tấn

350 500 720 1.200

2 Nhà máy dệt - nhuộm vải dệt thoi

Triệu m2

1.000 1.500 900 1.125

3 Nhà máy dệt kim và may Triệu

SP

230 300 640 560

4 Ba khu công nghiệp dệt nhuộm

KCN 3 6 6 6

B Hệ thống hỗ trợ 75 75

1 Trung tâm thiết kế thời trang T.T 5 10 6 6

2 Nghiên cứu phát triển dệt may D.A 1 2 3 3

3 Trung tâm thương mại dịch vụ T.T 66 66

C Đào tạo 66 66

Tổng cộng 2.407 3.032

Nguồn : Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (Vitas)

 Vốn cho đầu tư phát triển : các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam cần huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngồi nước thơng qua các hình thức hợp tác kinh doanh, cơng ty liên doanh, cơng ty liên kết, cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thơng qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc khơng có sự bảo lãnh của Chính Phủ. Đây là giải pháp khả thi vì lĩnh vực dệt may Việt Nam là một trong những ngành chủ lực của quốc gia, đang có được sự quan tâm của Nhà Nước và tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua cao, thị trường xuất khẩu ổn định, đa dạng hóa ngành nghề và có tiềm năng phát triển trong tương lai … Chính những vấn đề này là một trong những cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp dệt may.

 Tận dụng vốn ưu đãi của Nhà Nước, Hiệp hội đối với các doanh

nghiệp vừa và nhỏ để đầu tư thay đổi qui trình sản xuất hoặc chuyển đổi sang mơ hình cơng ty cổ phần để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.

 Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi

trường : Nhà Nước nên hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực. Một số khoản đầu tư từ Tập Đoàn Dệt May Việt Nam dành cho nghiên cứu sản phẩm mới cũng đã được triển khai cho các doanh nghiệp dệt may hỗ trợ thực hiện các dự án nghiên cứu sản phẩm mới hoặc cải tiến qui trình cơng nghệ hiện tại. Ngoài ra, Nhà Nước nên dành cho các doanh nghiệp dệt may thực hiện vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của Quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường. Hiện nay, xu hướng của thị trường EU tập trung rất nhiều vào các chương trình bảo vệ mơi trường, các dự án sản xuất sạch. Do vậy, nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ các Quỹ Tín Dụng Nhà Nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện cải thiện cơ sở vật chất.

 Vốn từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

tại Việt Nam (SMEDF) là một phần chương trình trợ giúp kỹ thuật của Liên Minh Châu Âu dành cho Việt Nam. Quỹ cung cấp các khoản vay trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thông qua các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để đầu tư thay thế, đổi mới máy móc thiết bị nhằm mục đích mở rộng sản xuất, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.

 Tích lũy vốn từ lợi nhuận và khấu hao : cần phân bổ một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại làm vốn tái đầu tư cho sản xuất là một giải pháp tích lũy vốn, năng

cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, biện pháp phát hành thêm cổ phiếu ở các Công ty cổ phần nhằm thu hút nguồn vốn của cổ đông phục vụ cho công tác mở rộng sản xuất kinh doanh.

3.4.2. Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào

Hiện nay, đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hơn 70% nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất được nhập khẩu thậm chí nguyên liệu sợi tổng hợp phục vụ cho các doanh nghiệp dệt Việt Nam đều phải nhập khẩu 100%. Do vậy, chủ động nguồn nguyên liệu là một trong những giải pháp mà Chính phủ, Nhà Nước đang quan tâm và giao nhiệm vụ trọng trách cho toàn ngành dệt may Việt Nam.

Các giải pháp đưa ra như sau :

 Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại TP.Hà Nội,

TP.Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp dệt may trong ngành. Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý.

 Tập trung thực hiện chương trình “Tăng trưởng Bơng nội địa” của

Chính Phủ giao cho ngành dệt may Việt Nam. Sản xuất bơng ở Việt Nam có thể qui hoạch thành bốn vùng như sau : vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước); vùng Tây Nguyên (Đaklak, Gia Lai); vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận); vùng núi phía Bắc (Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Bắc Giang).

 Triển khai dự án “Chương trình sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ cho

xuất khẩu” bao gồm vải dệt thoi, dệt kim nhằm mục đích phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.

3.4.3. Giải pháp về sản phẩm, thị trường, xây dựng thương hiệu

 Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị phần xuất

khẩu hàng dệt may Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm như thị trường Liên Minh Châu Âu khai thác cả về chiều sâu và chiều rộng.

 Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hóa các thủ tục.

 Tổ chức các chương trình kêu gọi đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam

tại các quốc gia của thị trường Liên Minh Châu Âu có truyền thống về dệt nhuộm. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên tận dụng cơ hội xu thế chuyển dịch sản

xuất từ các nước phát triển và công nghiệp mới về các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nhằm xây dựng mối liên hệ hợp tác.

 Tổ chức cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia các hội

chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài.

 Tổ chức các đoàn doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia khảo sát

thị trường trọng điểm của EU như Đức, Anh, Pháp, Ý và một số thị trường của các quốc gia EU có tiềm năng như Séc, Bungary, Hungary, Ba Lan, Thụy Điển.

 Tăng cường quan hệ hợp tác với các tập đoàn nhập khẩu và nhà phân

phối lớn của thị trường EU, từng bước tham gia vào chuỗi liên kết của họ. Liên kết với các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

 Tăng cường công tác tư vấn thương mại quốc tế đồng thời chuẩn bị kỹ

việc chống các hàng rào cản mới về mặt kỹ thuật.

 Tận dụng các nguồn phát triển khách hàng từ Thương vụ Việt Nam,

Đại sứ Việt Nam tại các quốc gia của thị trường Liên Minh Châu Âu, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, Tập Đoàn Dệt May Việt Nam …

 Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tận dụng khai thác triệt để

mối liên hệ với cộng đồng Người Việt sinh sống tại các quốc gia thành viên của Liên Minh Châu Âu. Đây là cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam triển khai mạng lưới bán hàng tại thị trường Liên Minh Châu Âu.

 Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần ý thức vai trò và tầm quan

trọng của vấn đề xây dựng thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp đối với các đối tác khách hàng Liên Minh Châu Âu.

 Tổ chức các cuộc bình chọn doanh nghiệp dệt may để khuyến khích

các doanh nghiệp trong việc nâng cao thương hiệu của mình như chương trình “Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam tiêu biểu” được tổ chức hàng năm nhằm mục đích vinh danh các doanh nghiệp dệt may đạt thành tích trong tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu, bảo vệ mơi trường, hiện đại hóa qui trình sản xuất, cơng nghệ …

 Tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt

may Việt Nam tại trường Liên Minh Châu Âu bằng các biện pháp tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

 Chủng loại sản phẩm, mẫu mã phải thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của

người tiêu dùng Liên Minh Châu Âu. Phương thức kinh doanh, cách thức đặt hàng cần linh hoạt để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Cần cung cấp cho khách hàng nhiệm vụ, đường hướng của doanh nghiệp trong việc kinh doanh là “Chất lượng là hàng đầu, màu sắc, thời trang, chúng tôi hiểu rõ khuynh hướng về thời trang và các

bạn sẽ khơng tìm thấy ở cơng ty khác” nhằm tạo sự khác biệt và độc đáo cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.

 Kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thật kỹ trước khi sản phẩm đến tay nhà phân phối và người tiêu dùng. Các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm cũng phải được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chú ý khi xuất khẩu vào thị trường Liên Minh Châu Âu vì đây là thị trường có yêu cầu cao về mặt chất lượng sản phẩm cũng như các qui định an ninh.

 Đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có qui mơ sản xuất vừa

và nhỏ cần chú trọng đến khả năng sản xuất và thiết kế các mặt hàng chuyên biệt và sử dụng nhiều tay nghề thủ cơng. Các sản phẩm chun biệt thường có mức giá tốt hơn và ít bị cạnh tranh về giá với các đối thủ khác. Lợi thế cạnh tranh của công nhân Việt Nam là tay nghề khéo léo, siêng năng, cần cù. Do vậy, với việc nâng cao khả năng thiết kế và tận dụng tay nghề của công nhân Việt Nam sẽ giúp các doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)