CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 68 - 72)

XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Từ việc phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu ở phần 2 đã nêu ra các nhận xét về ưu nhược điểm đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu.

Nền tảng để làm căn cứ xây dựng các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu là ma trận SWOT (ma trận điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ) như sau :

SWOT

O - CƠ HỘI

1. Dệt May là ngành có nhiều thuận lợi khi Việt Nam gia nhập WTO

2. Quan hệ Việt Nam và EU xây dựng rất sớm và phát triển về mọi mặt trong đó có vấn đề kinh tế và thương mại.

3. Thị trường tiêu thụ tiềm năng với khoảng 500 triệu dân và nhu cầu tiêu dùng đa dạng. 4. Được sự quan tâm và hỗ trợ đầu tư của Nhà Nước, Chính Phủ và Hiệp hội trong công tác hỗ trợ xuất khẩu

5. Việt Nam được đánh giá là điểm đến ổn định về kinh tế, chính trị và an toàn về xã hội. 6. Xu hướng thế giới đang chuyển dịch sản xuất hàng dệt may sang các nước đang phát triển như Việt Nam.

T - NGUY CƠ

1. Đối thủ cạnh tranh nhiều, ngành dệt may Việt Nam phải cạnh tranh với các cường quốc về may mặc như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan. 2. Nguy cơ kiểm tra chống bán phá giá. 3. Khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến làm cho các doanh nghiệp không theo kịp.

4. Các yêu cầu về rào cản kỹ thuật và các qui định, chính sách địi hỏi yêu cầu ngày càng cao đối với hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường EU.

S - ĐIỂM MẠNH

1. Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam rất dồi dào, trình độ tay nghề cao, khéo léo và sáng tạo.

2. Mức tăng trưởng của ngành hàng cao

3. Cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở các nước EU-27 khá đông.

Các chiến lược S/O

- S1, S2, S3, S4, S5, S6 + O1, O2, O3, O4, O5, O6 : Chiến lược tăng trưởng tập trung - S1, S2, S3, S4, S5, S6 + O1, O2, O3 : Chiến lược phát triển thị trường EU

Các chiến lược S/T

- S1, S2, S3, S5 + T1, T2, T3, T4, : Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

- S1, S2, S3, S4, S5, S6 + T2, T3, T4 : Chiến lược hội nhập về phía trước

4. Nhà Nước Việt Nam đã có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm, may mặc và đào tạo giáo dục. 5. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu.

6. Việt Nam được đánh giá là điểm đến ổn định về chính trị, an toàn về xã hội.

W - ĐIỂM YẾU

1. Giá thành sản phẩm còn cao vì năng suất lao động thấp. 2. Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, nghèo nàn về chủng loại, mẫu mã. 3. Công nghệ dệt và các nguồn nguyên phụ liệu phụ trợ phục vụ sản xuất đến 70% phụ thuộc vào nhập khẩu. 4. Các kỹ năng quản lý kém và khơng có nguồn nhân lực chất lượng cao.

5. Sản phẩm may mặc Việt Nam chưa có thương hiệu tại thị trường EU.

6. Hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp

7. Thiếu chiến lược phát triển cho doanh nghiệp về kinh doanh

8. Năng lực tài chính và kỹ thuật công nghệ chưa đủ mạnh.

Các chiến lược W/O

- W1, W2, W3, W5, W6, W7,W8 + O1, O2, O3, O4, O5, O6 -> chiến lược marketing - W4 + O4, O6 : Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực

Các chiến lược W/T

- W1, W2, W3, W6 + T1, T2, T3, T4 : chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị - W1, W2, W5, W6 + T1, T2, T3, T4 : chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm - W3, W6 + T1, T2 -> Chiến lược hội nhập về phía sau

3.2.1. Opportunities (Cơ hội)

 Dệt May là ngành có nhiều thuận lợi khi Việt Nam trở thành thành viên của

WTO. Ngành dệt may Việt Nam có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong những ngành mang lại nhiều kim ngạch xuất khẩu, thu hút, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

 Quan hệ Việt Nam và Liên Minh Châu Âu xây dựng rất sớm và phát triển về

mọi mặt trong đó có vấn đề kinh tế và thương mại.

 Thị trường tiêu thụ tiềm năng với khoảng 500 triệu dân và nhu cầu tiêu dùng

đa dạng.

 Ngành dệt may Việt Nam đang được sự quan tâm và hỗ trợ đầu tư của Nhà

Nước, Chính Phủ và Hiệp hội trong cơng tác hỗ trợ xuất khẩu như xúc tiến thương mại, tăng cường kênh chia sẻ đơn hàng giữa doanh nghiệp …

 Việt Nam được đánh giá là điểm đến ổn định về kinh tế, chính trị và an tồn

về xã hội.

 Xu hướng thế giới đang chuyển dịch sản xuất hàng dệt may sang các nước

đang phát triển trong đó có Việt Nam mở ra cơ hội thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho ngành giúp khắc phục các điểm yếu của ngành.

3.2.2. Threats (Nguy cơ)

 Đối thủ cạnh tranh nhiều. Xuất phát điểm thấp, công nghiệp phụ trợ chưa

phát triển, năng lực cạnh tranh còn hạn chế và phải cạnh tranh gay gắt với các cường quốc sản xuất dệt may thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan.

 Nguy cơ kiểm tra chống bán phá giá.

 Khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến làm cho các doanh nghiệp không

theo kịp.

 Các yêu cầu về rào cản kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, trách nhiệm xã hội và các

qui định, chính sách địi hỏi yêu cầu ngày càng cao đối với hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường Liên Minh Châu Âu.

3.2.3. Strength (Điểm mạnh)

 Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam rất dồi dào với lực lượng lao

động hơn hai triệu người, trình độ tay nghề cao, khéo léo và sáng tạo.

 Mức tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam cao

 Cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở các nước EU-27 khá đông và đây là

lực lượng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên Minh Châu Âu.

 Trong thời gian qua, Nhà Nước Việt Nam đã có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm, may mặc và đào tạo giáo dục.

 Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác

xuất khẩu hàng sang thị trường lớn như Liên Minh Châu Âu.

 Việt Nam được đánh giá là điểm đến ổn định về chính trị, an tồn về xã hội

đang hấp dẫn các thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và làm ăn.

3.2.4. Weakness (Điểm yếu)

 Giá thành sản phẩm cịn cao vì năng suất lao động thấp, thiết bị máy móc lạc

hậu thua xa các đối thủ cạnh tranh.

 Chất lượng hàng hóa chưa đồng đều, nghèo nàn về chủng loại và mẫu mã,

hoa văn kiểu cách, chủng loại vật liệu, màu sắc …

 Công nghệ dệt và các nguồn nguyên phụ liệu phụ trợ phục vụ sản xuất đến

70% phụ thuộc vào nhập khẩu làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh.

 Các kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ thuật còn yếu kém, phần lớn các doanh

nghiệp chưa có độ ngũ tiếp thị giỏi, xây dựng, quảng bá hình ảnh thương hiệu yếu … Nguồn nhân lực có chất lượng cao về quản lý, kỹ thuật, công nghệ, thiết kế thời trang … chưa có.

 Sản phẩm may mặc Việt Nam chưa có thương hiệu tại thị trường Liên Minh

Châu Âu, các sản phẩm xuất khẩu phải sử dụng thương hiệu, nhãn mác nước ngoài.

 Hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp do dệt may Việt Nam chủ yếu gia công

hoặc xuất khẩu qua nước thứ ba.

 Thiếu chiến lược phát triển cho doanh nghiệp về kinh doanh và marketing,

chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.

 Năng lực tài chính và khoa học kỹ thuật cơng nghệ của các doanh nghiệp dệt

may Việt Nam chưa đủ mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)