MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 64 - 68)

3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp

Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển đáng kể, các chỉ tiêu thực hiện năm sau đều cao hơn năm trước. Ngành dệt may Việt Nam chiếm một vị trí khá quan trọng trong cơng nghiệp Việt Nam, là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực tạo nhiều việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngành đã giải quyết hơn hai triệu việc làm. Ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và là đơn vị có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ nhì sau dầu thơ. Các thị trường xuất khẩu truyền thống chính là Mỹø, Liên Minh Châu Âu và Nhật Bản. Do vậy, ngành dệt may Việt Nam cần được ưu tiên phát triển theo hướng chun mơn hóa, hiện đại hóa đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững và hiệu quả.

Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 - 2010) và qui hoạch tổng thể các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010 tầm nhìn 2020 cũng đã đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2006 - 2010 tập trung mọi nguồn lực cho phát triển các ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông - lâm - thủy, hải sản; may mặc; giày dép; lắp ráp điện tử với các nhiệm vụ cụ thể như sau :

 Tiếp tục ban hành và sửa đổi các chính sách nhằm khuyến khích, tạo

điều kiện thu hút mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngồi nước vào phát triển cơng nghiệp.

 Lấy đầu tư nước ngoài làm động lực để tăng cường nguồn vốn, đổi

mới cơng nghệ, nâng cao trình độ quản lý.

 Tăng cường hợp tác, tham gia phân công sản xuất công nghiệp với khu

vực và quốc tế nhằm từng bước đưa công nghiệp Việt Nam trở thành một mắt xích của hệ thống cơng nghiệp khu vực và quốc tế.

 Tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công

Tuy nhiên, trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn đối với nhu cầu nhập khẩu của EU. Bên cạnh đó, trong tình hình khủng hoảng tài chính lan rộng trên thế giới, mục tiêu xây dựng thị trường EU trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là một mục tiêu quan trọng nhằm đưa ngành dệt may Việt Nam có thể cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Srilanka, Indonesia … Ngồi ra, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may và ổn định kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu.

Trên cơ sở mục tiêu của chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu các ngành hàng cơng nghiệp Việt Nam nói chung, bản thân ngành dệt may Việt Nam đã xây dựng những chiến lược và định hướng cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường khu vực và quốc tế như sau :

 Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực cần được ưu tiên phát triển ngành

dệt may theo hướng chun mơn hóa, hiện địa hóa nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và sản phẩm tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.

 Phát triển dệt may đặt trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập quốc tế, tiếp nhận làn sóng chuyển dịch sản xuất từ các nước phát triển và công nghiệp mới.

 Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các

doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.

 Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển ngành, mở rộng thị trường

xuất khẩu đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa.

 Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất

nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

 Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực

trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

 Đầu tư ngay vào công nghệ mới hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân

thiện môi trường, phát triển các mặt hàng có giá trị tăng cao, các sản phẩm thời trang.

 Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Quan tâm đào

tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật công nghệ, marketing, thiết kế thời trang. Mục tiêu tổng quát là xây dựng và phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu đáp ứng ngày

càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới với các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng cụ thể như sau :

BẢNG 3.1 : TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008 - 2010 Giai đoạn 2011 – 2020

Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16% - 18% 12% - 14%

Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15%

Nguồn : Trích Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10/03/2008 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Ngoài ra, trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 các chỉ tiêu chủ yếu của ngành cũng được chi tiết như sau :

BẢNG 3.2 : CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Mục tiêu toàn ngành đến Chỉ tiêu ĐVT

2010 2015 2020

1/ Doanh thu Triệu USD 14.800 22.500 31.000

2/ Xuất khẩu Triệu USD 12.000 18.000 25.000

3/ Sử dụng lao động Nghìn người 2.500 2.750 3.000

4/ Tỷ lệ nội địa hóa % 50 60 70

5/ Sản phẩm chính - Bơng xơ - Xơ, sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải - Sản phẩm may 1.000 tấn 1.000 tấn 1.000 tấn Triệu m2 Triệu sản phẩm 20 120 350 1.000 1.800 40 210 500 1.500 2.850 60 300 650 2.000 4.000

Nguồn : Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10/03/2008 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Đối với việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho công tác sản xuất xuất khẩu, ngành dệt may Việt Nam cũng đã xây dựng chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015 với quan điểm tập trung phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Với mục tiêu chung là tập trung phát triển sản xuất vải dệt thoi

phục vụ xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và của khách hàng theo hướng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm.

BẢNG 3.3 : CÁC CHỈ TIÊU VỀ SẢN XUẤT VẢI CỦA NGÀNH DỆT MAY

VIỆT NAM

Mục tiêu đến TT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện

năm 2007 Năm 2010 Năm 2015

1 Nhu cầu vải dệt thoi Triệu m2 1.860 3.500 4.600

2 Sản xuất vải dệt thoi Triệu m2 610,7 1.000 1.500

3 Vải phục vụ xuất khẩu Triệu m2 155 500 1.000

Nguồn : Quyết định số 43/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương phê duyệt chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015.

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi không đề cập mục tiêu con số cụ thể cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu mà chỉ tập trung đề nghị các giải pháp chiến lược nhằm đạt mục tiêu, kế hoạch chung mà Nhà Nước và Chính Phủ đã đề ra cho ngành dệt may Việt Nam cụ thể là :

 Củng cố và mở rộng thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tại thị

trường Liên Minh Châu Âu.

 Tăng cường xuất khẩu trực tiếp và giảm dần xuất khẩu gia công.

 Khẳng định uy tín, chất lượng của sản phẩm dệt may Việt Nam, tạo

dựng thương hiệu và hình ảnh của ngành dệt may Việt Nam.

 Nâng cao các hoạt động xúc tiến thương mại và kinh doanh

Mục tiêu là phát triển ngành dệt may Việt Nam trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh hội nhập vững chắc nền kinh tế khu vực và thế giới.

3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp

Ngành dệt may Việt Nam phải xem việc xâm nhập sâu vào thị trường Liên Minh Châu Âu là một bước quan trọng nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong tương lai

Thị trường EU là một thị trường rộng lớn có nhu cầu phong phú và đa dạng về sản phẩm may mặc. Trong thời gian qua, thị trường EU là một trong những thị trường truyền thống chủ yếu quan trọng của ngành dệt may Việt Nam.

So với các thị trường xuất khẩu khác như Mỹ và Nhật Bản thì thị trường Liên Minh Châu Âu là một thị trường cực kỳ khó thâm nhập, không những cạnh tranh gay gắt mà thị hiếu tiêu dùng cũng rất khắc khe, kênh phân phối phức tạp và có

nhiều qui định ngặt nghèo về nhập khẩu. Vì vậy, nếu sản phẩm dệt may Việt Nam có thể gia tăng thị phần và thành công trên thị trường Liên Minh Châu Âu sẽ giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tự tin hơn nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực và thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, để khơi dậy và khai thác các tiềm năng trong quan hệ giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu, chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng các đề án tổng thể quan hệ Việt Nam - EU và các chương trình hành động của Chính Phủ về phát triển quan hệ Việt Nam - Liên Minh Châu Âu đến 2010, định hướng tới năm 2015 nhằm định hướng các giải pháp quan trọng chung và riêng đối với tất cả các lĩnh vực trong đó trọng tâm là kinh tế - thương mại vì kinh tế - thương mại là nền tảng và điều kiện cần thiết để mở rộng quan hệ hợp tác với Liên Minh Châu Âu.

Nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng của sản phẩm, xây dựng thành cơng thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam là công cụ quan trọng để thâm nhập thị trường Liên Minh Châu Âu

Như đã phân tích ở phần 2 thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu, hạn chế lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là ở sản phẩm, chất lượng, thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp. Giá thành cao, chất lượng không ổn định, mẫu mã chưa đa dạng và phong phú là một bất lợi cho ngành dệt may Việt Nam khi phải cạnh tranh với các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan … Do vậy, giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để nền kinh tế Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới.

Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, tạo môi trường kinh doanh ổn định nhằm tiếp thu những công nghệ và thiết bị dây chuyền máy móc hiện đại của Liên Minh Châu Âu để phát triển sản xuất tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những sản phẩm của quá trình đầu tư công nghệ mới, hiện đại được xuất khẩu trở lại Liên Minh Châu Âu nhằm tạo uy tín thương hiệu cho ngành dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)