3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
3.3.2.2. Chiến lược giá
Một trong bốn công cụ để doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh là chiến lược giá và nó được tạo ra bởi các hoạt động thiết kế, sản xuất phân phối và truyền thông. Không thể phủ nhận các sản phẩm dệt may Việt Nam khơng có khả năng cạnh tranh so với các cường quốc dệt may khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Băngladesh trên thị trường Liên Minh Châu Âu mà thực tế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam đang ngày càng tăng thể hiện qua tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
Sản phẩm dệt may mang tính thời trang và theo xu hướng từng mùa do vậy chiến lược giá mà các doanh nghiệp dệt may xây dựng cần linh hoạt và phù hợp với từng thời điểm trong năm. Việc định giá cho sản phẩm phải được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau với kết quả cuối cùng là giá cả phải trở thành một bộ phận của những nỗ lực trong chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Ngành dệt may Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường Liên Minh Châu Âu do vậy Việt Nam chỉ có thể duy trì chiến lược giá ở mức trung bình hoặc thấp để thỏa mãn thị trường bình dân của Liên Minh Châu Âu.
Để nỗ lực trong việc nâng cao chiến lược giá đối với sản phẩm dệt may Việt Nam đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may cần phải :
Có chính sách khuyến khích nâng cao năng suất lao động, trình độ tay
nghề để giảm chi phí nhân cơng trên một đơn vị sản phẩm.
Tập trung tinh giản bộ máy gián tiếp một cách tối đa và gọn nhẹ
nhưng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho công tác sản xuất kinh doanh. Cần phải xây dựng quan điểm “người chọn việc chứ không phải việc chọn người”.
Xây dựng các tiêu chuẩn quản lý ISO trong các khâu quản lý sản xuất, quản lý hệ thống nhằm hợp lý hóa q trình sản xuất góp phần giảm tỷ lệ hao hụt và sản phẩm hư hỏng.
Tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm dệt may xuất khẩu kể cả sử
dụng các nguyên liệu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam là 60% vào năm 2015 và phấn đấu đạt 70% vào năm 2020.
Một biện pháp giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cạnh tranh
trong chiến lược giá là liên kết, liên doanh với các Cơng ty nước ngồi để sử dụng thương hiệu sản phẩm của họ. Điều này cho phép các doanh nghiệp dệt may Việt Nam định giá sản phẩm của mình cao hơn và vẫn mang tính cạnh tranh so với giá của các sản phẩm gốc của chính Cơng ty.
Tuy thị trường EU là một thị trường khó tính với hàng loạt qui định, tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng nhu cầu và đối tượng khách hàng rất đa dạng và nhiều phân khúc khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chính sách giá phù hợp với từng phân khúc thị trường khác nhau.
3.3.2.3. Chiến lược phân phối
Thị trường Liên Minh Châu Âu với 27 quốc gia thành viên với gần 500 triệu dân có thu nhập cao và là một thị trường rộng lớn. Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia thành viên của EU. Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng 25/27 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu trừ Malta và Lithuania trong đó các quốc gia nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều nhất là Đức, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Bỉ …
Từ khi Liên Minh Châu Âu bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam vào ngày 1/1/2005 thì thị phần kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam vào thị trường Liên Minh Châu Âu ngày càng gia tăng. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu tiếp xúc với khách hàng Châu Âu qua các nguồn như sau :
Bản thân doanh nghiệp dệt may tự nỗ lực tìm kiếm khách hàng.
Khách hàng trực tiếp liên hệ với doanh nghiệp
Thông qua các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế
Thông tin của các Cơ quan Nhà Nước như Hiệp Hội Dệt May Việt
Nam, Hiệp Hội Dệt May Thêu Đan, Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, Thương Vụ Việt Nam, Đại Sứ Quán Việt Nam tại thị trường Liên Minh Châu Âu.
Trong các nguồn khách hàng trên, bản thân doanh nghiệp dệt may Việt Nam tự tìm khách hàng là chính. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam nên chăng thúc đẩy chủ trương tìm đại lý, nhà phân phối tại thị trường EU nhằm khếch trương hơn nữa sản phẩm của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng cần lưu ý : khách hàng sẽ quan tâm hơn nữa sản phẩm của doanh nghiệp mình nếu trong q trình chào bán sản phẩm phải có sản phẩm do chính doanh nghiệp mình thiết kế và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.