3.3. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
3.3.2.4. Chiến lược xúc tiến
Chiến lược xúc tiến là một trong những chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và thị trường. Đây là chiến lược xây dựng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã xây dựng các hình thức kênh xúc tiến như sau :
Kênh Internet - Thương mại điện tử : thương mại điện tử không những
mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp mà cịn là nơi tiếp xúc của khách hàng với nhà cung cấp. Với lợi thế truyền tải nhanh, kịp thời, chi phí rẻ, sử dụng mọi lúc mọi nơi, Internet đang là một trong những biện pháp các doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng để tiếp cận khách hàng. Website của doanh nghiệp là nơi giới thiệu doanh nghiệp về thông tin doanh nghiệp, mặt hàng, năng lực sản xuất … Cần xây dựng một website đầy đủ các thông tin và được cập nhật thường xuyên các sản phẩm mới, thông tin mới về doanh nghiệp cũng như chủ trương chính sách mới của Nhà Nước Việt Nam đối với ngành dệt may. Giao diện Website doanh nghiệp nên thiết kế làm sao truyền tải đầy đủ phương châm hoạt động của doanh nghiệp, mục tiêu phục vụ khách hàng, chính sách hậu mãi, dịch vụ hỗ trợ và phải được thiết kế mang tính chuyên nghiệp, khoa học, lôi cuốn, gây ấn tượng đối với khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng một bộ phận chuyên trách am hiểu nghiệp vụ chuyên môn và sản phẩm của doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lý thông tin trên Website nhằm mục đích phản hồi nhanh chóng các thông tin đặt hàng, hỏi hàng của khách hàng. Một số tiện ích như cung cấp thông tin hoặc đặt hàng qua mạng cần phải được thiết lập trên trang web của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
Các trang Web của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng nên tạo liên kết với các dịch vụ tìm kiếm lớn trên mạng Internet như Google, Yahoo hoặc các trang web thương mại như Alibaba, ECVN … có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng nhanh hơn.
Hội chợ triển lãm, hội thảo : đây là cơ hội cho doanh nghiệp giới thiệu
và người tiêu dùng tại thị trường EU. Tuy biện pháp này không mang lại hiệu quả ngay nhưng là một cơ hội để doanh nghiệp thu thập thông tin về thị trường, người tiêu dùng, tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến. Hàng năm tại thị trường EU tổ chức rất nhiều buổi triển lãm lớn nhỏ về dệt may, thời trang, máy móc - thiết bị - hóa chất phụ trợ ngành dệt nhuộm. Đặc biệt, Đức là quốc gia nổi tiếng về các thiết bị máy móc, cơng nghệ dệt nhuộm hàng đầu trên thế giới. Paris, Italia là những trung tâm thời trang, đã từng được mệnh danh là “Trung tâm kinh đô ánh sáng” của ngành thời trang thế giới với hàng loạt tên tuổi các nhà thiết kế lớn và khuynh hướng thời trang Châu Âu được xem là tiên phong trong lĩnh vực thời trang quốc tế. Thiết kế gian hàng, chuẩn bị sản phẩm phù hợp với từng mục tiêu hội chợ, catalogue, gởi email cho khách hàng mời tham quan gian hàng của doanh nghiệp tại thị trường EU là một trong những bước chuẩn bị để tham gia hội chợ.
Khảo sát thị trường : là cơ hội cho doanh nghiệp trực tiếp tìm hiểu nhu
cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Các chuyến khảo sát thị trường giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn tồn cảnh về tiềm năng của thị trường, sức tiêu thụ và tận dụng các cơ hội làm việc với các Hiệp Hội tại nước tham gia khảo sát nhằm quảng bá sản phẩm của mình. Hàng năm, Nhà Nước Việt Nam đều dành những khoản ngân sách cho các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trong việc khảo sát các thị trường chủ lực của Liên Minh Châu Âu như Đức, Anh, Pháp, Séc, Hungary … Bên cạnh đó, Nhà Nước Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng của ngành dệt may Việt Nam (Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tập Đoàn Dệt May Việt Nam) tổ chức các buổi giao lưu với các đoàn doanh nghiệp của các quốc gia thuộc khối Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam nhằm cung cấp thông tin lẫn nhau.
Khai thác vai trị của Thương vụ trong cơng tác hỗ trợ xuất khẩu vào
thị trường EU : EU là địa bàn mà hệ thống thương vụ có mặt hầu hết các quốc gia thành viên quan trọng của khối. Khai thác sự hỗ trợ tối đa của các Thương vụ Việt Nam tại EU nhằm cung cấp những thông tin về luật pháp, chính sách kinh tế - thương mại, rào cản thuế quan, tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã sản phẩm…
Catologue - Brochure : được biết như là “những người bán hàng thầm
lặng” nên cần xây dựng một bộ catalogue - brochure chính xác, dễ hiểu giới thiệu đầy đủ các thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp làm cơ sở tiếp thị, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.
Hiệu quả của chiến lược : Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của chiến
lược marketing nhằm giúp doanh nghiệp định vị sản phẩm, chất lượng, giá cả, hệ thống phân phối. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một kế hoạch
marketing thích hợp phù hợp với điều kiện tài chính và lĩnh vực hoạt động của mình tận dụng các cơ hội, phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, nguy cơ đe dọa nhằm chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần tại Liên Minh Châu Âu - một trong ba thị trường chính và chủ lực của ngành dệt may Việt Nam.
Thị trường Liên Minh Châu Âu là một thị trường khắc khe và có nhiều rào cản kỹ thuật. Trên thị trường, giá cả có thể quan trọng nhưng chất lượng là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Nét độc đáo và khác biệt của sản phẩm doanh nghiệp mình so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sẽ có sức hút lớn đối với người tiêu
dùng tại thị trường Liên Minh Châu Âu.