Giải pháp về đầu tư và khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 87 - 88)

3.4. CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG

3.4.4. Giải pháp về đầu tư và khoa học công nghệ

Có thể xem chất lượng như là một giấy thông hành để sản phẩm dệt may Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào các thị trường phát triển như thị trường Liên Minh Châu Âu. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có một qui trình cơng nghệ phù hợp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Trình độ máy móc thiết bị của ngành dệt may Việt Nam hầu như được đánh giá ở mức độ trung bình. Vì vậy, năng suất lao động thấp, giá thành cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Do vậy, vấn đề đầu tư luôn là nhiệm vụ trọng tâm mà ngành dệt may Việt Nam cần quan tâm và chú trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số giải pháp như sau :

 Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý các khâu sản xuất từ thiết kế

đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001, ISO 14000, SA 8000.

 Đầu tư vào công nghiệp thiết kế thời trang như công nghệ thiết kế - sản xuất CAD - CAM (Computer Added Design - Computer Added Manufacturing) với các ứng dụng như vẽ phác thảo trên máy, tạo ra những mẫu cắt chính xác, mơ tả được chất liệu vải, tạo ra bản vẽ kỹ thuật đầy đủ … Vấn đề này giúp doanh nghiệp tạo ra được những mẫu mã đáp ứng yêu cầu của khách hàng EU.

 Hợp tác kinh doanh và tăng cường nhập khẩu công nghệ mới từ các

quốc gia thành viên EU : hiện nay Việt Nam đang là quốc gia xuất siêu vào thị trường EU, nếu Việt Nam tăng cường nhập khẩu công nghệ từ EU sẽ làm cân bằng cán cân thanh tốn, phía EU sẽ khơng tìm cách cản trở xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời nhập khẩu công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả xuất khẩu nói chung và vào thị trường EU nói riêng. Thu hút các nhà đầu tư của các quốc gia EU là biện pháp tối ưu để ngành dệt may Việt Nam nhập khẩu được công nghệ mới và sử dụng công nghệ này đạt hiệu quả cao trong điều kiện ngành dệt may Việt Nam rất cần vốn và trình độ hiểu biết cịn hạn chế. Nhập khẩu công nghệ từ EU có thể thực hiện bằng hai biện pháp sau : đầu tư của Chính phủ và thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Vì vậy, để nhập khẩu cơng nghệ từ EU thì hai biện pháp trên là thích hợp nhất trong giai đoạn hiện nay đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện tốt giải pháp “Đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ từ EU” sẽ giúp cho ngành dệt may nhanh chóng cải thiện chất lượng hàng hóa và thay đổi cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu khơng những thế nó cịn nâng cao tay nghề của người cơng nhân, trình độ quản lý góp phần khơng nhỏ cho tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường liên minh châu âu đến năm 2015 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)