Thực trạng cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông ở phố cổ Hà Nộ

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng văn hoá giao thông ở phố cổ hà nội hiện nay (Trang 38 - 46)

Theo báo cáo sơ bộ trong Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai hoạt động Tuyến phố đi bộ của UBND quận Hoàn Kiếm về việc mở rộng sang khu bảo tồn cấp I – gắn với tuyến phố đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân và các tuyến phố chuyên doanh trong Khu phố cổ Hà Nội (ngày 4/11/2015), hoạt động của các tuyến phố này đã từng bước hoàn thiện, tạo thành một không gian đi bộ kết hợp với phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngồi nước đến tham quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Quận và thành phố…Việc tổ chức tuyến phố đi bộ mở rộng với mục đích giới thiệu khơng gian, văn hóa, kiến trúc khu phố cổ, nhất là giới thiệu văn hóa ẩm thực đặc trưng của khu vực này đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của du khách trong và ngoài nước. Theo thống kê của UBND phường Hàng Buồm, 9 tháng đầu năm 2015, lượng khách du lịch lưu trú tại các khách sạn trên địa bàn phường đạt 152.000 lượt khách, tăng 23,7% so với cùng kỳ. Lượng khách du lịch tham gia vào

hoạt động của tuyến phố tăng cao đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh trên tuyến phố, các khách sạn, nhà hàng được hưởng lợi, hoạt động hiệu quả hơn; số hộ gia đình tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ trên các tuyến phố tăng hơn so với giai đoạn ban đầu (từ 90 hộ kinh doanh trong giai đoạn thử nghiệm, sau 1 năm triển khai, số hộ kinh doanh trên tuyến phố đã tăng lên thành 489 hộ). Hoạt động của tuyến phố đã góp phần tích cực vào cơng tác thu ngân sách trên địa bàn phường, 9 tháng đầu năm số thu ngân sách của phường Hàng Buồm là 9,465 tỷ đồng, đạt 83,5% kế hoạch năm, tăng 18,7% so với cùng kỳ (theo bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 10 – 2015). Như vậy, mới chỉ tính riêng năm đầu tiên đi vào hoạt động, hiệu quả đạt được của tuyến phố đi bộ về mặt xã hội được thể hiện khá rõ, cảnh quan, môi trường khu vực tuyến phố được cải thiện, các di tích lịch sử, cơng trình văn hóa được quan tâm chỉnh trang, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, hoạt động của tuyến phố đi bộ đã tạo ra một sản phẩm du lịch mới của Thành phố. Đặc biệt, việc kết nối không gian đi bộ mở rộng với tuyến phố thương mại Hàng Đào – Đồng Xuân và các tuyến phố chuyên doanh, phố nghề đã tạo thành một chuỗi kết nối giữa tuyến phố dịch vụ với tuyến phố thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân, đặc biệt góp phần tạo nên một bộ mặt văn hố giao thông gần gũi với người dân Thủ đô và mang lại một giá trị khơng gian văn hóa mới cho khách du lịch khi đến với Hà Nội. Chính nhờ những thành tựu đạt được vừa qua, không gian đi bộ quanh Hồ Gươm đã được Ban tổ chức giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 10 đã trao giải “Việc làm cho Việc xây dựng Phố đi bộ khu vực Hồ Gươm” của TP Hà Nội. Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo giải thưởng Phố đi bộ khu vực Hồ Gươm, một việc làm, có thể nói là vơ cùng mạnh mẽ, quyết liệt và cũng rất được lòng nhân dân khi tạo ra một không gian tuyệt vời cho Thủ đô vào các ngày cuối tuần. Phố đi bộ làm cho Hà Nội sống chậm lại và sống văn hóa hơn, nhân văn hơn. Tháng 9/2016, phố đi bộ Hồ Gươm chính thức khai trương, và chỉ

sau 10 tháng thí điểm, khơng gian này đã chính thức được duy trì kể từ 7/2017. Cũng ít người biết, trịn 20 năm trước đó, vào tháng 8/1996, ý tưởng này từng được đưa ra trong quyết định số 448 của Bộ xây dựng (về Quy hoạch bảo tồn tôn tạo khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận). Để rồi, giữa 2 cột mốc thời gian ấy, phố đi bộ Hồ Gươm vẫn chỉ nằm trên giấy, dù rất nhiều lần, giới chun mơn đã lên tiếng về sự cần thiết của nó, trong nhịp sống hiện đại ở một đô thị lớn như Hà Nội. Nhìn vào những phản biện, thậm chí là những băn khoăn nhất thời của một bộ phận dư luận trong 10 tháng thí điểm, chúng ta sẽ hiểu, vì sao việc thiết lập phố đi bộ Hồ Gươm là một câu chuyện phức tạp và cần rất nhiều tới sự quyết tâm. Đó khơng đơn thuần là chuyện cấm xe trong 3 ngày cuối tuần để biến khu vực quanh Hồ Gươm thành khơng gian đi bộ. Mà đó cịn là bài tốn tổ chức và phân luồng giao thông tại khu vực tấp nập nhất thành phố, là chuyện giải quyết nhu cầu đi lại và kinh doanh tại đây, là chuyện thiết lập các tiện ích và các hoạt động văn hóa đúng nghĩa, để khu vực quanh Hồ Gươm trở thành điểm đến thật sự của người dân Hà Nội những ngày cuối tuần. Nói về Giải thưởng Việc làm dành cho việc xây dựng phố đi bộ khu vực Hồ Gươm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, đó là cơng sức của cả bộ máy chính quyền và của người dân khi cùng thực hiện các công tác quản lý, tham gia giữ gìn nếp sống văn minh, văn hóa ở khu vực phố đi bộ, góp phần biến phố đi bộ thành địa chỉ văn hóa, du lịch cho người dân và cho du khách.

Chào đón năm mới 2018, người dân Hà Nội có một điểm đến hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những người u thích chụp ảnh, đó chính là Phố Bích họa Phùng Hưng. Dự án Phố Bích hoạ Phùng Hưng đã được nhóm hoạ sĩ Hàn Quốc và Việt Nam cùng phối hợp thực hiện từ năm 2017 và vừa mới được khai trương vào tối 02/02/2018. Đoạn Phố Bích họa Phùng Hưng trở thành phố đi bộ nối liền với không gian của khu chợ Đồng Xuân. Tổng cộng 17 vòm cầu qua bàn tay của những người nghệ sĩ biến thành các tác phẩm hội hoạ, tạo

ra một không gian nghệ thuật và góp phần kết nối cộng đồng. Bên cạnh đó, được sự cho phép của các cơ quan chức năng thành phố, những bốt điện cũ dọc vỉa hè tại ngã tư Phan Chu Trinh, Lý Thường Kiệt được “khoác lên mình” một diện mạo hồn tồn mới mẻ, tươi vui. Đây là thành quả của một chuỗi các dự án nghệ thuật của một nhóm các bạn trẻ Câu lạc bộ Mỹ thuật Hà Nội. Họ chia sẻ khi chứng kiến các bốt điện bị bơi bẩn, dán quảng cáo bừa bãi, nhóm đã nảy ra ý tưởng góp phần thay đổi mỹ quan đường phố bằng cách “thổi hồn” vào đó những nét vẽ về thiên nhiên, hoa lá với những tông màu sắc nổi bật, khá đẹp mắt, không độc hại với môi trường. Khác với những hình vẽ dạng graffiti tuỳ tiện, tranh đường phố được ủng hộ khi sử dụng đúng chỗ, đảm bảo chất lượng nghệ thuật. Theo đó, dự án sẽ mở rộng ra các tuyến phố trung tâm quận Hoàn Kiếm như Tràng Tiền, Ngô Quyền, Hàng Khay... Cho thấy nỗ lực của chính quyền thành phố thúc đẩy thói quen đi bộ của người dân, theo đó cùng người dân góp phần xây dựng văn hố đơ thị xanh – sạch – đẹp – văn minh – hiện đại mà vẫn gìn giữ được giá trị truyền thống dân tộc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND quận Hồn Kiếm cũng nhìn nhận một số khó khăn cần sớm khắc phục, trong đó tình trạng lấn chiếm lịng đường, vỉa hè để trơng xe, xe ôm tụ tập tại các ngã ba, ngã tư... làm ùn tắc, cản trở các phương tiện đi lại tại khu vực ngã tư phố Tạ Hiện, Đông Thái, khu vực quanh Hàm Cá Mập, ngã tư chợ Hàng Bè, Hàng Bạc cịn diễn ra một cách cơng khai. Mật độ phương tiện cá nhân của nhân dân trong khu vực phố cổ ngày càng gia tăng, trong khi đó diện tích các điểm giao thơng tĩnh cịn hạn chế, khơng đáp ứng đủ nhu cầu dẫn đến xung quanh khu vực một số cửa ra vào của tuyến phố còn tồn tại các nhiều điểm trông xe tự phát, lấn chiếm gây ách tắc, thu quá giá quy định gây bức xúc trong nhân dân. TS.KTS Dương Đức Tuấn, Chủ tịch Quận Hoàn Kiếm chia

sẻ: “Trong thời gian tới, quận sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất UBND TP về việc xây dựng thêm các tuyến xe điện phục vụ nhân dân, kết nối hoạt động của tuyến phố đi bộ, các tuyến phố chuyên doanh, phố nghề và các di sản của Hà Nội như: Hồ Hoàn Kiếm, phố cổ Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu… với hệ thống giao thông công cộng của TP – nhằm phát triển thêm một sản phẩm du lịch mới của Thủ đô” .

Nhiều năm qua, mạng lưới “giao thông tĩnh” trên địa bàn Thủ đơ ln q tải và tình trạng này càng trở nên nặng nề hơn với tốc độ gia tăng phương tiện theo cấp số nhân (Hà Nội có khoảng 5 triệu phương tiện, tính đến năm 2017) khiến “giao thơng tĩnh” ở đây không những mất cân đối với quy hoạch mà cịn tại áp lực khơng nhỏ đối với ùn tắc đô thị. Nghiên cứu gần đây của Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông – Vận tải cho thấy, tổng diện tích “giao thơng tĩnh” trên đại bàn TP. Hà Nội chỉ đạt khoảng gần 40ha tương đương 0.12% diện tích đất ở đơ thị, chỉ đáp ứng được 8-10% nhu cầu đỗ xe. Do quá thiếu điểm đỗ nên tình trạng xe ôtô dừng, đỗ tuỳ tiện đã gây nên phần lớn cho tình trạng ùn tắc giao thơng cục bộ thường xun ở nhiều con phố của Hà Nội và dần làm cho không gian đi bộ cùng việc lưu thông dưới đường ngày một co lại. Không đủ chỗ đỗ nên gần 90% phương tiện phải tận dụng đất khai thác trên các diện tích đất lưu khơng trong khn viên các bãi xe chung cư, trước bệnh viện, trụ sở cơ quan, công sở, trường học, cửa hàng, khách sạn... Chưa hết, hàng ngày, các khu vực lõi của Thủ đô, đặc biệt tại những con phố cổ lại đang phải oằn mình “gánh” với lượng xe máy, ơtơ cá nhân từ các khu vực khác vào khiến hạ tầng giao thông tại đây càng thêm quá tải, xuống cấp. Có một thực tế ở đây, với nhiều gia đình hiện nay, việc mua một chiếc ơtơ khơng q khó nhưng rất vất vả để tìm được chỗ đỗ xe phù hợp, ổn định, an toàn (do phải gửi xe ôtô khá xa so với nhà, cộng thêm chi phí gửi hàng tháng cũng tốn

kém). Cũng chính vì, đại bộ phận người dân sống trong khu vực phố cổ không mua ôtô cá nhân mà chọn phương án sử dụng xe máy và taxi.

Sau 06 tháng đầu tiên thực hiện việc lập lại trật tự đô thị theo Kế hoạch 01/KH-BCĐ 197 ngày 03-03-2017 của Ban Chỉ đạo 197 TP. Hà Nội thì tình trạng đỗ xe trái phép, kinh doanh lấn chiếm vỉa hè đã giảm hẳn, mang lại một khơng gian thơng thống hơn cho những con đường và nhiều tuyến phố cổ ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch này làm nảy sinh một số bất cập, nhất là nhu cầu về giao thông tĩnh trong khu vực phố cổ. Địa bàn phố cổ hiện có mật độ dân cư cao nhất thành phố, khoảng 80 nghìn người/ha. Hầu hết các tuyến phố đều có cửa hàng, cửa hiệu bn bán sầm uất. Phương tiện giao thơng đi lại chính yếu của người dân và khách hàng là xe máy. Trước đây, nhiều khách hàng đỗ xe tạm ở lòng đường, vỉa hè mua hàng. Hiện tại, do quản lý chặt chẽ hơn, tình trạng này đang dần được khắc phục, nhưng bất cập nảy sinh khi khách hàng khơng có chỗ để xe. Các tuyến phố thuộc phường Hàng Bạc, Hàng Buồm... vỉa hè nhỏ hẹp, mới tạm đủ chỗ để xe cho người dân sinh sống, việc tìm chỗ gửi xe đối với khách hàng là bài tốn khó. Do diện tích hạn chế, hầu hết các điểm trông, giữ xe được cấp phép đều quá nhỏ hẹp, mỗi điểm chỉ được vài chục mét vuông. Các tuyến phố Tạ Hiện, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Đào Duy Từ (phường Hàng Buồm) nằm trong khu bảo tồn cấp 1, thu hút rất nhiều lượng khách du lịch đến hàng ngày, nhưng cũng chỉ được bố trí ba điểm trơng, giữ xe với tổng diện tích là 120 m2. Tình trạng thiếu chỗ để xe xảy ra trong ngày thường lẫn dịp cuối tuần, khi phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm, phố đi bộ trong khu phố cổ hoạt động. Nhiều khách hàng loay hoay tìm chỗ gửi xe trên con phố hẹp khiến giao thông thêm tắc nghẹn nặng nề. Thiếu chỗ gửi xe là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng "nở rộ" các dịch vụ trơng, giữ xe trái phép, "chặt chém" gây mất trật tự, cũng như tái diễn tình trạng đỗ xe trái phép trên lịng đường, vỉa hè. Trước đây, từng có ý kiến đề xuất làm bãi đỗ xe ngầm cho

khu phố cổ. Tuy nhiên, đến nay các dự án này chưa được triển khai. Nhiều người dân cho rằng, thành phố cần có biện pháp quyết liệt hơn để giải quyết nhu cầu chỗ gửi xe trong khu vực, tận dụng những không gian trống chưa sử dụng hết công năng. Hiện tại, thành phố cho phép trông xe dưới gầm cầu Chương Dương vào ba buổi tối cuối tuần, khi phố đi bộ trong khu phố cổ hoạt động. Về nguyên tắc, gầm cầu không được sử dụng làm nơi gửi xe, nhưng trong khi chưa tìm được giải pháp mang tính lâu dài, TP Hà Nội cũng như quận Hồn Kiếm cần tính tốn đến những biện pháp ngắn hạn, chẳng hạn như nới rộng khung thời gian được phép trông xe tại gầm cầu, để giảm tải cho những điểm đỗ xe trong phố cổ. Phố cổ không chỉ là nơi diễn ra hoạt động thương mại, mà còn là điểm đến thu hút khách du lịch. Cùng với các biện pháp tăng cường quản lý trật tự, văn minh đơ thị, nếu khơng có biện pháp giải quyết tận gốc vấn đề giao thông tĩnh cho khu vực phố cổ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị của Thủ đô.

Một hiện tượng ta dễ bắt gặp thường xuyên khi đi qua nhiều tuyến phố, dù là phố lớn hay phố nhỏ, đó là việc ơ tơ đỗ dừng đỗ bất chấp biển cấm. Hơn nửa triệu ô tô ở Hà Nội và xe ngoại tỉnh đang gây áp lực lớn lên giao thơng thành phố mỗi ngày, trong đó có vấn đề về diểm dừng đỗ ở khu vực nội thành. Trên nhiều tuyến phố như Trần Hưng Đạp, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng... cơ quan quản lý kẻ vạch hai bên lịng đường để ơ tơ dừng đỗ hai bên lịng đường và thu phí theo lượt, việc này góp phần giải quyết nhu cầu đỗ xe cho các chủ phương tiện nhưng lại thu hẹp lòng đường ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông khác qua đây vào giờ cao điểm. Tuy nhiên, trên thực tế các bãi trơng giữ ơ tơ có giấy phép hầu như lúc nào cũng chật kín chỗ nên việc ơ tơ dừng đỗ sai quy định, hay ở những khu vực cấm cũng là điều dễ hiểu. Để cải thiện tình hình, lãnh đạo TP Hà Nội vừa thống nhất quy mô dự án bãi đỗ xe ngầm tại công viên Thống Nhất với trên 10.000 m2 gồm một tầng thương mại và 4 tầng để xe. Ngoài ra, Hà Nội cho phép thi công dự án bãi xe ngầm ở Nhà thi đấu Quần Ngựa (quận Ba Đình), Cơng viên Thống

Nhất (quận Hai Bà Trưng), bãi xe ngầm trước Quảng trường 19/8 và vườn hoa Cổ Tân (quận Hoàn Kiếm) nhằm dần chuyển nhu cầu đỗ xe ra ngoài vành đai 3. Đồng thời chính quyền thành phố cũng kêu gọi giải pháp xã hội hoá đầu tư xây dựng bãi đỗ xem ngầm này nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của hệ thống giao thông tĩnh cho thành phố, đặc biệt ở phố cổ Hà Nội.

Cạnh việc tạo diện mạo mới cho giao thông Thủ đô, UBND thành phố Hà Nội, từ năm 2010 đã chính thức đưa vào hoạt động 20 chiếc xe điện chạy bằng pin

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng văn hoá giao thông ở phố cổ hà nội hiện nay (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w