Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông ở phố cổ Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng văn hoá giao thông ở phố cổ hà nội hiện nay (Trang 65 - 69)

thông ở phố cổ Hà Nội hiện nay

Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông cho thành phố, đặc biệt ở phố cổ Hà Nội là một trong những giải pháp thu hút rất nhiều sự quan tâm của chính quyền Nhà nước, các ban ngành và sự chú ý đông

đảo người dân trong thời gian nhiều năm trở lại đây bởi lẽ nó khơng chỉ làm thay đổi bộ mặt của thành phố mà khi bắt tay vào thi cơng phải tính tốn kỹ lưỡng để làm sao tránh hết mức có thể việc làm mất đi sự cân bằng trong quy hoạch tổng thể kiến trúc hạ tầng của Thủ đô cũng như bảo đảm độ bền vững cho các cơng trình kiến trúc lịch sử - văn hoá và khu an sinh nơi đây của người dân. Hà Nội cũng chính là nơi có sự đầu tư mạnh mẽ nhất cho cơ sở hạ tầng giao thông của cả nước.

Bên cạnh việc lập lại trật tự đô thị, thành phố cũng rất quan tâm, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, trong đó có giao thơng tĩnh. Theo tính tốn của Viện Chiến lược và Phát triển GT-VT (Bộ Giao thông & Vận tải), với tốc độ tăng trưởng xe máy là 7.66% mỗi năm, ôtô là 16.15% mỗi năm, thì đến năm 2020 Hà Nội sẽ có 983 000 ơtơ và 6.2 triệu xe máy; và đến năm 2030 sẽ có khoảng 1.7 triệu ơtơ và 7.7 triệu xe máy. Rõ ràng, cùng với sự phát triển hạ tầng, việc tăng cường đầu tư cho mạng lưới giao thông tĩnh là một yêu cầu rất cấp bách. Cụ thể, thành phố đang khẩn trương nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án phát triển mạng lưới giao thông tĩnh theo hướng đa dạng loại hình, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ vào quản lý và điều hành các bến, bãi đỗ xe cơng cộng, thí điểm đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ... Tiên phong phải kể đến Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội (Tổng công ty Vận tải Hà Nội). Sau các dự án thí điểm giàn thép đỗ xe cao tầng tại 32 Nguyễn Cơng Trứ (quận Hai Bà Trưng), Trần Nhật Duật (quận Hồn Kiếm) và Nguyễn Cơng Hoan (quận Ba Đình), Cơng ty đã tích cực phối hợp với Sở GT-VT và UBND quận Hồn Kiếm triển khai thí điểm đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ trên các tuyến phố Dã Tượng, Nguyễn Gia Thiều. Mới đây, công ty cũng đã chủ động đề xuất với UBND TP Hà Nội cho phép thí điểm ứng dụng cơng nghệ trong quản lý, điều hành các bến, bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố... Chủ trương này nếu thành công sẽ là cơ sở để xây dựng bản đồ số, có khả năng cung cấp thơng tin về chỗ đỗ xe tại các bến, điểm đỗ xe công cộng cho các chủ phương tiện,

qua đó góp phần giảm ùn tắc và giải quyết nhu cầu bức xúc về điểm đỗ xe cho người dân Thủ đô. Vậy làm thế nào để thu hút đầu tư? Khi số lượng phương tiện giao thông cá nhân đang tăng lên từng ngày, việc đầu tư xây dựng bãi đỗ xe rõ ràng không lo “ế khách”, tuy nhiên, giống như các dự án bãi đỗ xe trên cao, “nút thắt” của các dự án bãi đỗ xe ngầm đó là suất đầu tư cao, thời gian hoàn vốn, khả năng thu lợi của chủ đầu tư. Đại diện Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho rằng, chi phí đầu tư bãi đỗ xe ngầm rất lớn, gấp 3 - 4 lần so với đầu tư bãi đỗ xe nổi. Do đó, thời gian hồn vốn cũng rất dài, trung bình phải mất 100 năm cho một dự án. Đây cũng là lý do để chủ đầu tư hoặc các đối tác có liên quan, bằng cách này cách khác, đều tạo ra lý do hợp lệ để thay vì xây dựng bãi đỗ xe, đã chuyển sang xây dựng các cơng trình khác, với những lợi ích và mục tiêu khác. Trong khi đó, việc quản lý bãi đỗ xe tĩnh, nổi và thơ sơ hiện rất “thống”, chỉ cần căng dây, kẻ vạch sơn là đã có thể có bãi đỗ xe với chi phí trơng giữ xe thấp hơn nhiều so với các bãi đỗ xe ngầm, đồng nghĩa với việc bãi đỗ xe ngầm sẽ giảm tính cạnh tranh. Về vấn đề trên, đại diện doanh nghiệp này cho rằng, cần siết chặt tình trạng bãi đỗ xe tự phát, hoặc những bãi trông giữ xe thu quá giá quy định mới tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, muốn thu hút được tư nhân tham gia vào lĩnh vực này thì trước hết cần phải có quy hoạch dài hạn, đi kèm là một số cơ chế đặc thù khác như cho phép trông giữ xe kết hợp với khai thác dịch vụ để rút ngắn thời gian hoàn vốn. Gần đây nhất, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã giao các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng bãi xe ngầm, trong đó đặc biệt lưu ý đến các yếu tố như giá trông giữ xe, kết hợp giữ bãi đỗ xe và trung tâm thương mại, tiền sử dụng đất, nghiên cứu phương án cho phép nhà đầu tư bán tối đa 30% số lượng chỗ đỗ xe. Mặc dù sẽ còn phải chờ đợi các cơ chế cụ thể khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này, song với việc cho phép xây dựng bãi đỗ xe ngầm trong công viên Thống Nhất với 1 tầng thương mại dịch vụ và 4 tầng để xe, các doanh nghiệp hồn tồn có thể hy

vọng nút thắt sẽ dần được gỡ bỏ, đem lại cơ hội từ lĩnh vực này. Đối với bãi xe ngầm trước Quảng trường cách mạng 19/8 và vườn hoa Cổ Tân, Sở Quy hoạch Kiến trúc làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao xác định ranh giới bảo vệ di tích lịch sử được xếp hạng, tổng hợp phương án quy hoạch và đầu tư, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy. Đánh giá cao nỗ lực của TP. Hà Nội, các chuyên gia giao thông cho rằng, cùng với đầu tư phát triển hệ thống giao thông tĩnh, việc giảm và dừng cấp phép sử dụng vỉa hè làm nơi đỗ xe tại 4 quận nội đơ, chuyển nhu cầu đỗ xe ra ngồi Vành đai 3;... về lâu dài, cần quyết tâm và kiên trì thực hiện giải pháp xử lý từ gốc là phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới hạn chế sự gia tăng của phương tiện giao thông cá nhân.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại hình giao thơng cơng cộng, thân thiện với mơi trường bởi nó khơng chỉ giúp hạn chế tình trạng ùn tắc giao thơng mà cịn đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch Thủ đô. Cạnh chiếc xe điện du lịch đang được lưu thông hiện nay ở các tuyến phố cổ, chính quyền thành phố cũng đang tính tốn đưa chiếc xe bt hai tầng phục vụ du khách. Chiếc xe buýt hai tầng đầu tiên (tuyến xe buýt City Tour 2 tầng) ở thủ đô bắt đầu chạy thử nghiệm theo lộ trình Nhà hát lớn - bờ hồ Hoàn Kiếm cũng thu hút được sự chú ý và sự đồng thuận của phần lớn người dân. Được biết xe buýt hai tầng do Công ty Trường Hải của Việt Nam sản xuất, tiêu chuẩn Châu Âu, sử dụng động cơ Hino của Nhật Bản, hộp số tự động 6 cấp.Trên xe cũng được lắp đặt Wi-Fi miễn phí, hệ thống màn hình TV hướng dẫn điểm dừng, và giới thiệu hình ảnh danh lam thắng cảnh. Ngồi ra cịn có âm thanh kết nối tự động thơng báo các điểm dừng tích hợp hệ thống GPS giới thiệu địa danh du lịch tương ứng với từng vị trí phù hợp cho khách du lịch bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Xe dự kiến sẽ đi qua hơn 20 tuyến phố khu vực trung tâm Hà Nội, gần các điểm tham quan thắng cảnh, du lịch và di tích lịch sử nhằm quảng bá và phát triển du lịch. Mơ hình này đang được tính sẽ áp dụng tại cả Hà Nội và TP.HCM trong những tháng tới.

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng văn hoá giao thông ở phố cổ hà nội hiện nay (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w