thông ở phố cổ Hà Nội hiện nay
Trước thực trạng trên cùng việc tìm ra nguyên nhân gây ra tình hình bất ổn về giao thơng trên địa bàn Hà Nội, thì việc nâng cao hiểu biết và ý thức của người tham gia giao thông là giải pháp được đặt lên hàng đầu bởi con người chính là chủ thể tham gia chính, là yếu tố quyết định nhất để xây dựng nên văn hố giao thơng. Xây dựng được văn hố giao thơng, đặc biệt là ý thức tham gia giao thông đến từng gia đình, từng người dân cũng là thời điểm ta đạt được trạng thái lý tưởng của an tồn giao thơng bền vững. Xây dựng văn hóa giao thơng là một vấn đề cấp
bách, nhất là ở đô thị đất chật người đông như ở Hà Nội, nơi phát triển mạnh mẽ về văn hoá – du lịch của cả nước nên thay vì sự xuất hiện thường xuyên của các lực lượng chức năng thì có lẽ giải pháp về giáo dục, làm thay đổi nhận thức của con người có lẽ là vấn đề quan trọng, ít tốn kém về tài chính và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc đó khơng hề dễ dàng mà phải thực hiện trong thời gian dài, có kế hoạch, chiến lược rõ ràng.
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung hành lang pháp lý, hệ thống
các văn bản pháp luật hoàn chỉnh, sát thực tiễn, giải quyết triệt để tình trạng vi phạm luật giao thơng, đủ sức răn đe những hành vi cố tình vi phạm của một bộ phận người tham gia coi thường pháp luật. Nâng mức xử phạt như tịch thu giấy phép lái xe đi kèm xử phạt nghiêm trường hợp cấp lại giấy phép dễ dàng cho người vi phạm ở vài nơi thiếu sự quản lý chặt chẽ. Từ ngày 1/1/18, người ngồi ghế sau ơ tơ khơng thắt dây an tồn cũng sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô. Quy định lần này được đánh giá là chặt chẽ và cần thiết hơn so với trước đây, buộc người đi xe ơ tơ phải hình thành thói quen thắt dây an tồn, thứ vốn cịn thiếu ở Việt Nam.
Làm tốt công tác tuần tra, tăng cường kiểm sốt thơng qua thành lập đội cảnh sát giao thông mô tô lưu động, cảnh sát trật tự, bảo vệ khu phố, thanh niên tình nguyện, thanh tra giao thơng... Mục đích điều khiển, hướng dẫn giao thơng, nhất là giờ cao điểm ở những tuyến đường trọng yếu, xử lý ngay tại chỗ và triệt để các trường hợp có hành vi cố tình vượt đèn đỏ, xe đè lên vạch sơn, chở hàng cồng kềnh nhất là các xe đã quá cũ nát... Đồng thời cũng tạo ra tiền lệ ý thức chấp hành luật an tồn giao thơng đường bộ.
Thực hiện công tác xử phạt một cách nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật công khai việc xử phạt nguội qua camera giám sát giao thông, đặc biệt ở những “điểm đen” về giao thông. Năm 2017, cảnh sát giao thông Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện xử phạt 13 127 vụ vi phạm giao thơng bị chụp qua camera. Trong đó có khoảng 5 000 trường hợp tự đến nộp phạt, con số này đã tăng lên gấp đôi so với năm 2016, cho thấy sự mức độ tiếp cận thông tin từ phía người dân với hình thức xử phạt này đã tăng lên đáng kể. Vì nếu khơng cơng khai số hiệu của phương tiện giao thơng cũng như việc xử phạt thì bản thân người vi phạm họ sẽ khơng biết mình vi phạm giao thơng. Biện pháp này tạo ra tính khách quan, trung thực, đồng thời tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành, tự giác, tôn trọng pháp luật của người tham gia giao thơng dù có hay khơng cán bộ của cơ quan chức năng ở đó. Cịn đối với trường hợp các nhân có hành vi manh động, biểu hiện chống đối, tấn cơng người thi hành cơng vụ thì phải kiên quyết hơn nữa. Theo quy định hiện nay, đối với các trường hợp chống đối người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt đến 7 năm tù, hoặc nâng mức xử phạt hành chính lên gấp 3 thậm chí 4 lần so với mức xử phạt hiện nay.
Thứ hai, tạo ra những khơng gian văn hố đơ thị, khơng gian sinh hoạt cởi
mở, thân thiện, lành mạnh để người dân có thể hưởng thụ trực tiếp và tham gia vào khơi phục lại các giá trị sống tốt đẹp chung của xã hội, trong đó có văn hố ứng xử và ý thức khi tham gia giao thông đường bộ của người dân. Quản lý các hoạt động kinh doanh trái phép như giải quyết triệt để tình trạng chiếm dụng lịng đường, vỉa hè trái phép để trả lại đường cho giao thông, hè phố cho người đi bộ.. Mục đích xây dựng, khơi phục tính cộng đồng (cách xử sự trong các mối quan hệ giữa con người với con người) khi tham gia giao thông đường bộ của người dân như tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách có văn hố... Góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc do ai cũng muốn đi trước đi nhanh, tránh
việc tranh cãi, đánh lộn khi khi va chạm...Với hướng đi mới này, Hà Nội đã có những bước đi đầu tiên với sáng kiến nổi bật là tạo ra một khơng gian chung xung quanh khu vực hồ Hồn Kiếm vào những ngày cuối tuần. Trong bộ phim tài liệu của ngài Jean Noel Poirier - Cựu Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam từng chia sẻ: Lần đầu tiên, trong năm 2016, ông thấy ô tô, xe máy biết nhường đi trên phố cho người đi bộ, thấy được trên những khuôn mặt hiện lên niềm vui một niềm vui được đi bộ (được đi bộ trong tâm thế thoải mái, hít thở bầu khơng khí trong lành, khơng khói bụi từ các phương tiện giao thông, không lo lắng xe cộ mỗi khi qua đường song vẫn cảm nhận được sự tấp nập, đông vui của phố phường những ngày cuối tuần, và đặc biệt đối với những người đã sống ở Hà Nội lâu năm thì nó dường như đang phần nào tại hiện lại góc nhỏ khơng gian của một Hà Nội xưa), một niềm vui trước đó đã bị quên lãng từ rất lâu.
Thứ ba, xã hội hố cơng tác giáo dục về An tồn giao thơng, kêu gọi sự giúp
đỡ, tham gia của các thành phần, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội (về nhân lực, vật lực, tài chính...) tham gia góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân ở Hà Nội. Phần lớn những người sử dụng xe mô tô tại Việt Nam chưa hiểu rõ và thành thạo tất cả các kỹ năng điều khiển xe như quan sát khi chuyển hướng, xi nhan, chuyển số, hãm phanh, bấm còi...một phần do Nhà nước quản lý việc cấp bằng, một phần do tài liệu giảng dạy về mơn học này đơi khi cịn chậm bắt kịp với thay đổi trong thực tiễn. Do đó, ngành có thể phối hợp với các hãng xe máy lớn trên thị trường (Honda, Yamaha, Suziki, Piazo…) cùng thực hiện các chương trình giáo dục tìm hiểu về an tồn giao thơng cũng như các kỹ năng xử lý khi tham gia giao thơng trên các sóng truyền hình vào những “khung giờ vàng”. Hay đơn cử như hãng Honda Việt Nam, hàng năm hàng triệu khách hàng đã được tư vấn kiến thức lái xe an toàn trước khi giao xe, hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe an toàn trên máy tập lái xe và kỹ năng xử lý các tình huống khi tham gia giao thơng và
điều khiển xe an tồn. Qua đó, mang đến hoạt động tuyên truyền, đào tạo lái xe hiệu quả cho đông đảo các tầng lớp người dân trong cả nước từ học sinh, sinh viên, thanh niên, người dân và cả lực lượng Cảnh sát Giao thông.
Thứ tư, các cơ quan chức năng cùng với chính quyền các địa phương kết hợp
việc vận dụng sức mạnh nền công nghiệp 4.0 với các thành tựu về khoa học kĩ thuật, hiện đại hoá hệ thống dữ liệu, truyền thông... Đẩy mạnh hơn nữa việc công tác phổ biến giáo dục, tuyên truyền sâu rộng về Luật Giao thông đường bộ, nâng cao hiểu biết cho người dân, phát huy tinh thần tự giác chấp hành luật trật tự an tồn giao thơng, phải coi việc giảm thiểu tai nạn và ùn tắc là trách nhiệm của mỗi người dân và của toàn xã hội. Minh chứng rõ nhất, năm nay tròn 10 năm Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy đã gần như trở thành một “đột phá” lớn làm thay đổi ý thức tham gia giao thông đường bộ của người dân Việt Nam. Sự đồng thuận đó của người dân đến từ sự cam kết chịu trách nhiệm, quyết tâm nỗ lực hết lực hết mình từ những người đứng đầu trung ương đến các lực lượng, đơn vị trực tiếp tuyên truyền, thực thi pháp luật.
Để công tác này thật sự đi vào chiều sâu, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nhân rộng các mơ hình vận động tồn dân tham gia bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đan xen trong các phong trào Gia đình văn hố, Khu phố văn hoá… ở địa phương cơ sở để nội dung tuyên truyền có định hướng, xác định rõ cho từng nhóm đối tượng và thời điểm, tiết kiệm về kinh phí nhưng vẫn đạt kết quả cao, tránh dàn trải, lãng phí.
Phối hợp với ngành giáo dục, nghiên cứu, soạn thảo và đưa nội dung giáo dục về an tồn giao thơng giảng dạy như một môn học độc lập cùng các môn học bắt buộc khác. Theo đó, tổ chức các hoạt động tham gia trực tiếp, nâng cao hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của học sinh – sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Năm 2016, cuộc thi sáng tác khẩu hiệu là một trong những hoạt động nằm trong chương trình "Doraemon với An tồn giao thơng" do Cục Cảnh sát
giao thông - Bộ Cơng an với Tập đồn báo Mainichi Nhật Bản, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng sự tài trợ của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được tổ chức thơng qua hình tượng chú mèo máy Doremon là biểu tượng về an tồn giao thơng được u thích của trẻ em Nhật Bản trong vịng 50 năm qua. Đây cũng là hình ảnh gần gũi, dễ thương, u thích với trẻ em các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã góp phần tác động tích cực đến việc nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật giao thơng cho học sinh, giúp các em hào hứng, thích thú và dễ nhớ hơn trong việc tiếp nhận các kiến thức về an toàn giao thơng. Đồng thời qua đó tác động sâu sắc và trực tiếp đến ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an tồn giao thơng trong các tầng lớp xã hội, góp phần xây dựng văn hóa giao thơng tại Việt Nam.