ra nguyên nhân)
Thực trạng văn hố giao thơng ở Hà Nội, đặc biệt ở khu vực phố cổ hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn thể xã hội. Cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thơng do nhiều hạn chế mang tính lịch sử chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của giao thông hiện đại, thiếu đồng bộ, xuống cấp, không đảm bảo hệ số an tồn kĩ thuật. Các phương tiện giao thơng hiện đại như xe máy, ô tô lại ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, phương tiện vận tải hành khách công cộng là xe buýt chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Một trong những yếu tố đầu tiên phải kể đến của văn hố giao thơng đó là ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người tham gia giao thông. Dân số Việt Nam ngày càng tăng nhanh, phương tiện giao thông ngày càng nhiều, nhịp điệu của đời sống ngày càng trở nên gấp gáp, hối hả - những tác nhân đó đã tạo nên sự thay đổi trong văn hố giao thơng. Người tham gia giao thơng thì đơng nhưng đa số họ vẫn hành xử theo thói quen, sống theo lệ mà ít theo luật, nên nội hàm văn hố giao thơng – tức là văn hố giao tiếp ứng xử với nhau khi tham gia vào hoạt động giao thông là vấn đề rất đáng quan tâm của xã hội. Người tham gia giao thơng chưa thực sự có ý thức tự giác khi tham gia giao thơng và đây chính là một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thực trạng đáng buồn về an tồn giao thơng ở Việt Nam. Người tham gia giao thông hoặc là thiếu ý thức, hoặc là thiếu hiểu biết về luật giao thông dẫn đến coi thường pháp luật, là căn nguyên dẫn đến mất an tồn giao thơng. Theo báo cáo của Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia vào tháng 6/2016, rượu, bia là nguyên nhân gây ra 70% số vụ tai nạn giao thông. Rượu, bia gây thiệt hại 250 tỷ đồng mỗi ngày và 2,9% GDP mỗi năm vì tai nạn giao thơng. Ước tính cả nước có hơn 10 nghìn người tử vong do tai nạn giao thơng một năm thì có đến hơn bảy nghìn người chết có ngun nhân do lái xe sử dụng rượu, bia. Tỷ lệ người điều khiển phương tiện giao thơng trong vịng hai giờ sau khi uống rượu, bia là 45%. Và
đây cũng là một trong những biểu hiện của việc coi thường pháp luật của người tham gia giao thông.
Sự thiếu hiểu biết của nhiều người dân, trong đó một bộ phận khơng nhỏ là đối tượng thanh thiếu niên. Hành vi tham gia giao thông của các đối tượng là thanh thiếu niên là một vấn đề đáng báo động. Theo điều tra của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, gần 80% số người bị xử lý khi tham gia giao thơng có độ tuổi từ 16 đến 35, gần 80% sinh viên khi đi xe máy khơng có giấy phép lái xe, 95% sinh viên điều khiển xe máy vẫn điều khiển xe sai kỹ thuật. Như vậy vẫn cịn tình trạng nhiều học sinh ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tự ý điều khiển mơ tơ, xe máy khi chưa có bằng lái, không đội mũ bảo hiểm đúng quy định, chở qua tải số người, đi hàng hai hàng ba vẫn xảy ra ở các khu vực xung quanh trường học và địa bàn dân cư nhưng rất ít trong các trường hợp trên bị xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông vẫn là vấn đề luôn gây nhức nhối trong xã hội. Nên xây dựng văn hố giao thơng trước hết phải bắt đầu từ nâng cao nhận thức cho người dân, đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quốc gia liên quan đến việc ổn định chính trị và phát triển bền vững của đất nước. Việc điều hành quản lý giao thông cũng là vấn đề nổi cộm. Các nhà quản lý và điều hành giao thông nhiều khi lúng túng trong giải quyết thực trạng văn hố giao thơng. Trong cơng tác quy hoạch, điều hành giao thơng cịn nhiều điều bất hợp lý. Các trung tâm đào tạo, sát hạch và giấy phép lái xe cịn nhiều bất cập.
Có nhiều cách giải thích cho tình trạng giao thơng hiện nay, nhưng nếu nhìn sâu xa thì cách ứng xử thiếu ý thức của một số người tham gia là cơ bản. Bởi Việt Nam là nước đi lên cơng nghiệp hóa hiện đại hóa từ cơ sở tầng nền là văn hóa tiểu nơng. Ngồi những cái tốt thì văn hóa tiểu nơng cũng có nhiều điều khơng tích cực, chẳng hạn tính ganh tỵ, tư duy manh mún, cậy thần, cậy thế... Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ tới lối sống, cách ứng xử của người dân ngay cả với những người dân đơ thị. Trong văn hóa giao thơng cũng vậy, tâm thức tiểu nông vẫn tồn tại trong nhận thức và
tư duy của nhiều người. Tư duy chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, qua quan sát trực quan nên mọi vấn đề khơng được tìm hiểu một cách triệt để thông qua những bản chất và quy luật vốn có, mà thường được nhìn nhận một cách chủ quan, hời hợt, thường là cái trước mắt thay vì cái lâu dài. Biểu hiện này được thấy rõ qua sự chắp vá, xuống cấp của nhiều tuyến đường trong hệ thống cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng không được xây dựng đồng bộ nên mạng lưới đường xá xuất hiện nhiều sự chia cắt.
Tư duy tản mạn, manh mún của nền sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến suy nghĩ hạn hẹp, tùy tiện, ích kỷ.... đã ảnh hưởng đến ứng xử của con người ngày nay. Biểu hiện rõ nhất của sự suy nghĩ hạn hẹp, ích kỷ là khi tham gia giao thơng, nhiều người khơng tính đến lợi ích tập thể, ít nhường nhịn... nên ngay cả khi xe cứu thương bật tín hiệu inh ỏi khắp đường phố cũng khơng dễ gì di chuyển trước hàng xe vô tư chắn ngang.
Hiện tượng “rút lõi” các cơng trình vẫn thường được nói đến cũng bắt nguồn từ tâm thức tiểu nơng. Việc tìm cách vơ vét cho mình từ số tiền dự án của Nhà nước chính là lợi ích trước mắt, điều này được nhiều chủ xây dựng quan tâm hơn là giá trị sử dụng của cơng trình đó đối với cả cộng đồng.
Ngày xưa hầu hết mọi người đều làm nông nghiệp và sống trong cộng đồng làng, thường đề cao lệ làng hơn phép vua, luật pháp không được phổ biến rộng rãi như hiện nay. Cái gen văn hóa mang tính di truyền ấy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tận bây giờ, làm con người ít quan tâm đến luật pháp. Với luật giao thơng cũng vậy, những gì trong luật người dân chỉ thực hiện tốt khi có mặt của lực lượng chuyên ngành. Đến ngã tư gặp đèn đỏ, mọi người sẽ đồng loạt dừng xe nghiêm chỉnh, không chạm vạch kẻ đường, ấy là khi trước họ xuất hiện cảnh sát hoặc thanh tra giao thông.
Đối với cư dân trồng lúa nước, sự linh hoạt mềm dẻo chính là một trong những yếu tố đặc trưng nhất, giúp con người thích ứng nhanh trong mọi hồn cảnh. Trước đây, khi đi đâu người ta tìm cho mình con đường ngắn nhất, thường đi qua sân nhà khác, hay đi tắt ngang cánh đồng, bởi khơng có phương tiện giao thơng để ln chuyển và đường xá cũng không được hiện đại như ngày nay. Trong những năm gần đây, khi các phương tiện giao thông ngày một tăng, đường xá được xây dựng, tu sửa
nhiều thì cách “đi ngang về tắt” vẫn cịn hiển hiện. Mỗi khi khó khăn trong việc di chuyển trên đường, nhiều người tham gia giao thông nghĩ ngay đến việc phi xe lên vỉa hè. Hay, mỗi khi có đồn xe ưu tiên đi trên đường, chẳng ít người nhanh chóng bám theo để có thể đi nhanh hơn.
Lối sống trọng tình hơn trọng lý, rồi "một người làm quan cả họ được nhờ" vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Thế nên, mỗi khi ai đó vi phạm giao thơng thì họ sẵn sàng bịa ra vơ số lý do để xin xỏ như: có người nhà làm cảnh sát giao thơng, hay người nhà bị tai nạn, nhà có người thân mất, sinh viên mới ở quê ra chưa thông thuộc đường xá, hoặc bị lừa hết tiền nên khơng có tiền nộp phạt... Cũng có nhiều cảnh sát giao thơng dễ dàng thơng cảm với hồn cảnh đó mà khơng thể biết thực hư ra sao. Việc cả nể trong cơng tác giữ gìn trật tự, trong một số trường hợp có thể giữ được chữ tình nhưng điều đó lại dần hình thành nên thói quen khó sửa về sau với những người tham gia giao thông, làm mọi người coi thường tính nghiêm minh của luật pháp.