Thực trạng việc điều hành, quản lý giao thông ở phố cổ Hà Nộ

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng văn hoá giao thông ở phố cổ hà nội hiện nay (Trang 46 - 53)

Trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng thành phố đã và đang quyết liệt, kiên trì xử lý tình trạng lấn chiếm lịng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán, dừng, đỗ xe trái phép. Với con số đã huy động toàn thành phố gần 22.700 lượt cán bộ vào cuộc, gửi trên 111.000 thư ngỏ, hàng nghìn lượt hộ dân đã ký cam kết không lấn chiếm vỉa hè...(theo Báo Gia đình và Xã hội, số ngày 29-05- 2017). Các đợt ra quân lực lượng an ninh trật tự của chính quyền địa phương được thực hiện thường xuyên, liên tục đang từng bước tạo diện mạo mới cho đô thị theo hướng thơng thống, gọn gàng hơn và được đông đảo người dân, dư luận đánh giá cao.

Tuy nhiên đã có thời gian sau hơn hai tháng đầu tiên thực hiện chiến dịch “đòi lại vỉa hè cho người đi bộ”, vỉa hè hầu hết ở các tuyến phố đã cơ bản được thơng thống hơn và tạo điều kiện phần nào cho người đi bộ, nhưng sau đó cơng tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn này đã bị bỏ ngỏ khiến khơng ít người tỏ ra khá thất vọng. Khu vực phố cổ Thủ đô là địa bàn đặc thù, đất chật người đông, từ lâu vỉa hè đã trở thành nguồn sống của nhiều người dân nơi đây nên mặc cho sự ra quân quyết liệt từ lực lượng chức năng nên vỉa hè phố cổ Hà Nội lại rơi vào tình trạng “thất thủ”, thậm chí dường như chưa hề xảy ra cuộc “càn quét” nào của chính quyền địa phương. Các tuyến phố như Tràng Thi, Hàng Bạc, Hàng Chiếu, Hàng Mã, Hàng Lược, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Chả Cá... vỉa hè chủ yếu vẫn được trưng dụng làm nơi đỗ xe cho khách mua hàng hoặc bàn ghế của các hộ kinh doanh. Khơng chỉ vỉa hè mà lịng đường, đặc biệt ở phố Tạ Hiện cũng bị xe máy lấn chiếm bởi con phố này có nhiều quán bia, cà phê, trà đá hoạt động tấp nập, khách thậm chí ngồi hẳn dưới lịng đường nên Tạ Hiện cũng được mệnh danh là “phố bia” và vốn dĩ ln là nơi “nằm ngồi” quy định trật tự đơ thị. Điều đáng nói là hàng ngày, trên các tuyến phố này, lực lượng chức năng vẫn luôn kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường để đảm bảo an tồn giao thơng nhưng dường như cuộc chiến “trả lại” vỉa hè cho người đi bộ là một bài toán khá nan giải. Nhiều cơ sở kinh doanh bị nhắc nhở hôm nay, ngày mai việc lấn chiếm lại tái diễn, hoặc lúc nào xe tuần tra cơng an đến thì “cất vội", cịn vắng cơng an thì lại “đâu vào đấy”. Song cũng có những tuyến phố vẫn giữ được trật tự và lối đi trên vỉa hè cho người đi bộ như Hàng Ngang – Hàng Đào...

Vì vậy, ngay sau đợt Tết nguyên đán đầu năm 2018, chính quyền TP. Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đã bắt tay một lần nữa chấn chỉnh lại cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ với hàng loạt xe bán tải có đèn hiệu cùng hàng chục cảnh sát và nhân viên trật tự đã ra quân bắt đầu từ chiều ngày 27/02. Đội cảnh sát trật tự Cơng an quận Hồn Kiếm phối hợp với công an phường Hàng Đào ra

quân lập lại trật tự, lấy lại vỉa hè cho người đi bộ trên các tuyến phố cổ, theo đó hàng chục xe máy để chắn ngang vỉa hè, lấn chiếm lịng đường bị tổ cơng tác đưa về trụ sở công an để giải quyết. Cảnh sát dùng loa phát thanh để tuyên truyền, nhắc nhở dọc theo các tuyến phố cổ, và nhiều hộ dân kinh doanh, buôn bán ở đây đã nhanh chóng chấp hành, thu dọn hàng hóa lấn chiếm vỉa hè, yêu cầu các quán trà đá trên vỉa hè thu dọn đồ đạc, bàn ghế lấn chiếm kinh doanh. Theo ông Phạm Tuấn Long, Phó chủ tịch UBND quận Hồn Kiếm, quận đã triển khai các đợt ra quân lập lại trật tự văn minh vỉa hè từ năm 2015; việc công an quận nhắc nhở, xử phạt chiều 27/2 tại một số địa bàn là "hoạt động thường xuyên". Trong đợt ra quân này, lực lượng chức năng sẽ cưỡng chế những trường hợp cố tình vi phạm để lập lại trật tự trên lòng đường, vỉa hè. Các biển hiệu quảng cáo treo nhô ra vỉa hè được yêu cầu tháo dỡ. Theo lãnh đạo đội trật tự cơng an quận Hồn Kiếm, cũng trong buổi chiều cùng ngày, hàng chục trường hợp có hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đã bị lập biên bản xử lý hành chính, mức phạt từ 2,5 đến 3 triệu đồng. Đến tháng 3, cùng với tuần tra di động liên tục bằng việc chia các ca, công an phường Hàng Đào, Hàng Bạc… tiến hành lập chốt trật tự trên một số tuyến phố cổ để luôn giữ cho vỉa hè của người đi bộ được thơng thống, và hiện đã có 18 phường của quận Hồn Kiếm đang đồng loạt ra quân. Một số tuyến phố có cảnh sát đi lập lại trật tự đã thơng thống hơn, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm) đã giảm hẳn. Với những người dân sử dụng xe máy khi đi mua sắm trên phố cũng được yêu cầu gửi xe tại địa điểm quy định, không được dừng đỗ xe trên vỉa hè, lòng đường. Các cơ sở kinh doanh cũng thuận lợi hơn khi bán hàng mà không phải lo trông xe cho khách như trước dù cơ hơi bất tiện trong việc khách hàng sẽ phải gửi xe xa hơn thay vì đỗ ngay trước của hàng gây cản trở đi lại của người đi bộ.

Bên cạnh đó, ngày 15/03, lãnh đạo Phịng cảnh sát giao thơng Hà Nội cho biết, chỉ trong 4 ngày đầu ra quân lập lại trật tự hè phố, đơn vị đã xử phạt hơn

6.600 tài xế vi phạm, trong đó trên 1.000 trường hợp dừng đỗ ở lòng đường và vỉa hè (bao gồm cả địa bàn các tuyến phố cổ Thủ đô). Trong thời điểm này, cảnh sát giao thông cũng đã xử phạt 17 trường hợp xe xích lơ vi phạm dừng đỗ, đón trả khách trên phố sai quy định. Theo kế hoạch, đơn vị vẫn sẽ tiếp tục huy động tối đa lực lượng để phân luồng, điều tiết giao thông và tập trung xử lý xe dừng đỗ sai quy định, lấn chiếm vỉa hè và lòng đường (theo VnExpress.net số ngày 15-03-2018).

Sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông các nhân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc tại các khu đơ thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Trong khi các giải pháp nhằm hạn chế các phương tiện giao thông chưa thực sự phát huy được hiệu quả thì lo ngại này lại càng gia tăng bởi năm nay thuế nhập khẩu ôtô được cắt giảm. Vấn đề này đã được Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hồ Bình đề cập đến khi mà ùn tắc sẽ tiếp tục gia tăng, cụ thể từ nay nhập khẩu xe từ các nước ASEAN vào Việt Nam được miễn giảm thuế bằng 0%. Điều này khiến nhu cầu vận tải và số lượng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh tạo áp lực cho vấn đề về trật tự và an tồn giao thơng. Phát triển giao thông công cộng là giải pháp được đưa ra từ nhiều năm nay để giải quyết bài toán giảm áp lực từ phương tiện cá nhân, nhưng ở hầu như các thành phố lớn thì các phương án này vẫn cịn tiến triển khá chậm, người dân vẫn chưa có lựa chọn để thay thế phương tiện cá nhân. Và một trong những giải pháp mới Hà Nội đưa ra để giảm phương tiện cá nhân lưu thơng và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thơng chính là việc tăng giá dịch vụ trơng giữ xe. Biểu giá mới đã chính thức được áp dụng bắt đầu từ năm 2018, tuy nhiên do giá thành dịch vụ khá cao lại được triển khai gấp gáp nên nhiều người dân chưa đồng thuận với biện pháp này. Có người đồng ý chấp thuận với đề án tăng mức phí trơng giữ xe bởi cho rằng thiếu chỗ để xe thì tất nhiên phải tăng phí nhằm một phần giảm số lượng giao thơng đi lại đang ngày một tăng, nhưng có người dân lại bày tỏ quan ngại với điều này vì cho rằng nhiều nơi trơng giữ sẽ dựa vào mức giá mới của Nhà nước để tăng lên gấp rưỡi thậm chí gấp 2 đến

3 lần so với biểu giá. Ví như ở Lý Thường Kiệt một trong những con phố đắt đỏ ở Hà Nội đã triển khai việc tăng giá trơng giữ xe. Với 30 nghìn cho mỗi giờ đỗ thay vì 20 nghìn như trước đây, song mức giá này chỉ dành cho 2 giờ đồng hồ đầu tiên, theo đó 2 giờ tiếp theo là 45 nghìn đồng, và từ giờ thứ 5 trở đi là 55 nghìn đồng trở đi. Lần tăng giá này mới chỉ tập trung cho các tuyến phố ở vành đai 3 trở vào, còn các quận huyện ngoại thành từ vành đai 3 trở ra và thị xã Sơn Tây thì chưa tăng giá trơng giữ xe, nghĩa là tập trung ở vùng lõi đô thị. Một trong những mục tiêu của TP. Hà Nội khi nâng mức trông giữ xe là để người dân cân nhắc việc sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích sử dụng phương tiện đi lại cơng cộng, góp phần giảm ùn tắc giao thông, đồng thời mở rộng 51 điểm Iparking trên 09 quận nội thành nhằm công khai, minh bạch việc thu phí, chống thất thu. Kinh phí này sẽ được Sở Tài chính kiểm sốt với 30% được trích nộp về cho ngân sách, 70% còn lại được chi trả cho các kinh phí dịch vụ mạng, cho đơn vị quản lý phần mềm và cho các đơn vị làm nhiệm vụ trông giữ xe. Tất cả được hạch toán một cách tự động, online và kiểm sốt chặt chẽ. Chính quyền Hà Nội cũng cho biết sẽ xử phạt thật nặng những bãi trông giữ xe tự phát hoặc thu giá cao vượt quy định nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, kỉ cương trật tự trên địa bàn của thành phố. Song rõ ràng với mức giá như hiện nay ở các tuyến phố trung tâm trong khoảng 8 giờ một ngày thì người chủ xe sẽ có thể phải trả đến 400 nghìn một ngày. Với mức giá đó, sẽ có rất nhiều người tính đến việc chọn phương tiện khác để thay thế cho việc đi lại của mình. Tuy nhiên một số chuyên gia lại cho rằng, ùn tắc giao thơng cịn phải kể đến nhiều nguyên nhân khác nữa, nên dù có giảm được lưu lượng ơtơ mà lưu lượng xe máy vẫn tăng thì Hà Nội vẫn sẽ bị ùn tắc do hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại hiện nay.

Một trong những hình thức cơng nghệ được áp dụng vào mơ hình giao thơng tĩnh hiện nay chính là nhà ứng dụng iparking đang thu hút được sự chú ý của nhiều

nhà đầu tư và chủ phương tiện giao thơng. Tuy nhiên vì vẫn đang trong thời gian thử nghiệm nên gặp rất nhiều vướng mắc. Hà Nội vừa cho tạm dừng thí điểm hơn 151 bãi trơng giữ xe sử dụng ứng dụng iparking. Nguyên nhân là ứng dụng này vẫn đang trong q trình hồn thiện và nó cịn tạo điều kiện cho nhiều sai phạm, trong lúc đó thì các bãi trơng giữ xe này sẽ quay trở lại hình thức cũ là xe vé và thu tiền mặt đã từng được cho là khó quản lý và dễ gây thất thu. Thực tế, trong khi các bãi trơng giữ xe theo hình thức cũ xé vé trả tiền mặt vẫn tấp nập khách thì các bãi xe khác sử dụng ứng dụng iparking lại vắng khách hơn hẳn. Lý giải cho điều này là do mức giá gửi xe theo phương pháp luỹ tiến (càng gửi lâu phí càng cao, chỉ cần quá thời gian gửi 1 phút cũng bị tính ngay thành 1 tiếng) nên khách hàng có xu hướng chuyển sang bãi gửi khác, thậm chí có bãi trơng giữ mất đến 2/3 số lượng khách gửi. Không những thế, ở những bãi gửi xe iparking này bắt đầu có những sai phạm như xuất hiện những “bãi gửi xe chui” không được khai báo, nghĩa là họ không khai báo xe gửi vào hệ thống mà thay vào đó họ “thu tiền ngồi”. “Lỗ hổng” này cũng xuất phát từ việc ứng dụng hệ thống iparking chưa hoàn thiện, phương thức thanh toán chưa thuận lợi. Việc quay trở lại hình thức “trơng xe cũ” lại gây ra lo ngại sẽ không giám sát được, dễ dẫn tới thất thu, chưa kể các bãi trông xe phần lớn đều không muốn áp dụng ứng dụng này nên việc không đưa ra thời hạn rõ ràng sẽ khiến việc áp dụng ứng dụng này bị chậm chễ so với kế hoạch của thành phố Hà Nội. Nhà ứng dụng iparking mới chỉ liên kết với nhà mạng Viettel nên những người sử dụng mạng Vinaphone, Mobiphone gặp khó khăn trong thủ tục xuất hố đơn cho việc thanh tốn trên tài khoản di động, thậm chí có lúc người sử dụng cịn gặp trường hợp lỗi nhà mạng nên cũng khơng thể thanh tốn được. Trong khi đó, một trong những tiêu chí điều kiện triển khai iparking là không sử dụng tiền mặt, do vậy liên ngành Giao thơng vận tải – Tài chính – Cục Thuế Hà Nội đã yêu cầu ngừng thu giá gửi xe luỹ tiến theo giờ. Theo đó, khách hàng thanh tốn phí gửi xe, kể cả dịch vụ iparking, nếu sử dụng phí tiền mặt thì chỉ phải trả phí theo giờ, khơng

luỹ tiến. Rõ ràng iparking là một dịch vụ thuận tiện, tuy nhiên lại đang gây ra một số hạn chế khi ứng dụng vào thực tế nên cần phải được hoàn thiện để nâng cao chất lượng công nghệ gửi xe cho người dân. Theo các chuyên gia, để không gặp những trục trặc về cơng nghệ thì một trong những mấu chốt là hoàn thiện hạ tầng mạng, với số lượng 2,7 triệu xe ôtô ở Việt Nam hiện nay, công nghệ iparking có tiềm năng ứng dụng rộng rãi tại các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội.

Một thực trạng cũng ln gây bức xúc trong nhiều người dân, đó là có rất nhiều “bãi đỗ xe dù” trái phép mọc lên và ngang nhiên hoạt động tăng giá trông giữ xe này đã bị một số nhóm đối tượng lợi dụng, xuất hiện những bãi giữ xe không xuất vé và thu tiền ngồi sổ sách. Một trong số đó có bãi đỗ xe lớn nhất ở ngay khu vực hồ Hồn Kiếm, hay chỗ trơng giữ xe máy ở phố Lê Phụng Hiểu khơng có biển trơng giữ xe, cũng khơng có vạch kẻ theo quy định, song thực tế theo sự quy hoạch của thành phố, tuyến phố này có một bãi trơng giữ xe ơ tô được giao cho Công ty Khai thác Điểm đỗ Hà Nội quản lý nhưng trên thực tế toàn bộ vỉa hè của tuyến đường này lại được trưng dụng thành một bãi để xe máy khơng phép, Nhà nước thì khơng thu được lợi nhuận từ việc cho thuê vỉa hè, còn lợi nhuận vào túi người khác. Đại diện Uỷ ban Nhân dân quận Hồn Kiếm thừa nhận có tình trạng tổ chức trông giữ xe trái phép trên địa bàn thậm chí đối tượng chính là những đơn vị được Quận cấp phép tạm cho tổ chức trông giữ. Không những thế, sau những lần xử phạt, các bãi trông giữ xe vẫn tiếp tục vi phạm bởi tiền thu được từ việc chiếm dụng vỉa hè, lịng đường để ngồi sổ sách lớn hơn nhiều so với số tiền phạt dù Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân quận Hồn Kiếm cho biết năm nay có tổng mức tiền phạt rất cao, siết sốt gần 10 tỷ đồng. Còn khi người gửi xe phàn nàn về mức phí trơng giữ q cao thì lại đổ cho Thành phố, Thành phố quy định tăng giá, cịn người trơng giữ xe thì chỉ thực hiện.

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng văn hoá giao thông ở phố cổ hà nội hiện nay (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w