vụ Huyện ủy Mang Thít đối với hoạt động kiểm tra, giám sát
định: “Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, Chỉ thị của Đảng” [14, tr.51]. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy là nhân tố trực tiếp, quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát là trách nhiệm thường xun của cấp ủy, lấy đó làm tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy.
*Tăng cường sự lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của Huyện ủy:
- Lãnh đạo hoạt động kiểm tra:
Ban chấp hành, trước hết là ban thường vụ Huyện ủy xây dựng và chỉ đạo các ban của cấp ủy, đảng ủy và chi bộ cơ sở xây dựng phương hướng, xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm chương trình kiểm tra trong từng thời gian (6 tháng, hằng năm, nhiệm kỳ); chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đảng ủy và chi bộ cơ sở; các ban xây dựng Đảng của Huyện thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra.
Tổ chức quán triệt các quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quyết định, quy chế của Đảng, của Tỉnh ủy, Huyện ủy và cấp ủy cấp mình về chương trình kiểm tra đối với đảng ủy, chi bộ cơ sở và đảng viên thuộc diện quản lý của Huyện ủy.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy chế phối hợp giữa ủy ban kiểm tra Huyện ủy với ban ngành có liên quan để làm tốt chương trình kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng; ban chấp hành đảng bộ huyện ban hành quy chế làm việc của ủy ban kiểm tra Huyện ủy; đồng thời chỉ đạo các đảng ủy cơ sở ban hành quy chế làm việc của ủy ban kiểm tra . Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức và
hoạt động của ủy ban kiểm tra Huyện ủy; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra 2 cấp.
* Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
Ban thường vụ Huyện ủy xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện kiểm tra, trong đó: xác định rõ nội dung, đối tượng, thời gian và phương pháp tiến hành, tổ chức lực lượng, phân công cụ thể từng cấp ủy viên và các ban xây dựng Đảng tiến hành kiểm tra.
Qua kiểm tra, ban thường vụ Huyện ủy nhận xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và nguyên nhân; từ đó rút ra những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; bổ sung sửa đổi những vấn đề cần thiết; phát hiện những nhân tố mới, biểu dương, khen thưởng những tổ chức đảng và đảng viên chấp hành tốt; phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm; kịp thời xem xét, kết luận, xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp trên xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với những trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật. Những đảng viên có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan pháp luật có thẩm quyền xem xét.
* Tăng cường lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát
- Lãnh đạo công tác giám sát
Ban thường vụ Huyện ủy xây dựng và chỉ đạo các ban của cấp ủy, đảng ủy và chi bộ cơ sở xây dựng phương hướng, nhiệm vụ chương trình giám sát; phân công cấp ủy viên và thành viên ủy ban kiểm tra , các ban của cấp ủy cấp
mình thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với đảng uỷ, ban thường vụ đảng ủy, chi ủy và chi bộ cơ sở. Cụ thể hóa và ban hành các văn bản theo thẩm quyền làm căn cứ để các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ giám sát; các đồn thể chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân tham gia giám sát.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy định về sự phối hợp giữa ủy ban kiểm tra Huyện ủy với các tổ chức đảng để thực hiện chương trình giám sát. Định kỳ nghe báo và cho ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ giám sát theo quy chế làm việc; giải quyết kiến nghị của đảng ủy và chi bộ cơ sở; sơ kết, tổng kết về việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của cấp mình.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát
Ban chấp hành đảng bộ và ban thường vụ Huyện ủy xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp mình. Xác định nội dung, đối tượng, phương pháp tiến hành, tổ chức lực lượng, phân công cụ thể cho từng cấp ủy viên và ủy ban kiểm tra , các ban xây dựng Đảng của Huyện ủy thực hiện nhiệm vụ giám sát.
Phương pháp giám sát của ban chấp hành, ban thường vụ Huyện ủy đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc diện quản lý được tiến hành theo hai cách: giám sát thường xuyên (giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp) và giám sát chuyên đề.
Như vậy, ban chấp hành, ban thường vụ Huyện ủy phải lãnh đạo xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên thuộc diện quản lý. Nâng cao chất lượng lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có ý nghĩa, tác dụng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chương trình của ủy ban kiểm tra Huyện ủy trong giai đoạn cách mạng hiện nay.