Nhân dân giám sát việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mớ

Một phần của tài liệu Ths CTH nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đầm dơi, tỉnh cà mau hiện nay (Trang 64 - 68)

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY

2.3.3.2. Nhân dân giám sát việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mớ

trong thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới

Nguồn lực là nhân tố quan trọng, chi phối lớn trong q trình phát triển KTXH nói chung và trong thực hiện chương trình xây dựng NTM nói riêng. Huy động, phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực là vấn đề thời sự, nhất là trong điều kiện nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM cịn hạn chế thì giám sát việc

huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực sao cho đúng mục đích, chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả càng trở nên cần thiết.

Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai minh bạch đã tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể nhân dân có nhiều cách giám sát việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong thực hiện chính sách xây dựng NTM.

Đối với vấn đề giám sát việc phân bổ, thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh trên địa bàn huyện:

Giám sát việc thực hiện các cơ chế đặc thù, ưu tiên cho các ấp nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu, xã bãi ngang, ven biển, (Gồm 3 xã bãi ngang, ven biển như Tân Thuận, Tân Tiến, Nguyễn Huân và 9 xã thuộc chương trình 135). Qua giám sát, kiến nghị đã góp phần cho các cấp, các nghành chỉ đạo thực hiện tốt hơn việc lồng ghép các Chương trình này vào tạo ra nguồn lực tập trung, đủ mạnh cho Chương trình xây dựng NTM.

Giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách Trung ương hỗ trợ chung cho các địa phương, như: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn và Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ giảm tổm thất sau thu hoạch; Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ; giám sát đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.

Mục đích chủ yếu của việc giám sát là để thấy các cơ chế, chính sách đã đi vào cuộc sống của cư dân nơng thơn hay chưa, qua đó kiến nghị, phản ảnh các khó khăn, vướng mắc với các cơ quan có liên quan kịp thời tháo gỡ, giải quyết.

Tổng số vốn phân bổ của Trung ương, tỉnh và vốn lồng ghép các chương trình dự án thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện trong 5 năm qua là 293,659 tỷ đồng[8; tr.21]. Qua giám sát cho thấy việc thực hiện cơ

bản đúng đối tượng, phân bổ kịp thời, đầy đủ, góp phần tạo nguồn lực thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Đối với vấn đề giám sát việc huy động sức dân

Việc huy động sức dân trong xây dựng NTM là cần thiết nhưng phải theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 là chính quyền địa phương khơng quy định nhân dân phải đóng góp, chỉ vận động bằng hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng KTXH của địa phương, nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị HĐND xã thông qua; ngồi ra, Thủ tướng Chính phủ đã có Cơng văn số 1447/TTg-KTN ngày 13 tháng 8 năm 2014 về huy động vốn đóng góp của dân trong xây dựng NTM, trong đó có nêu rõ khơng quy định cứng nhắc tỷ lệ chi của Nhà nước và đóng góp của nhân dân. Tuyệt đối, khơng được yêu cầu nhân dân đóng góp bắt buộc và huy động quá sức dân, do đó khi thực hiện thủ tục đầu tư, UBND xã tổ chức họp dân để lấy ý kiến về danh mục cơng trình, quy mơ đầu tư, khái tốn kinh phí (bao gồm ngân sách nhà nước các cấp hỗ trợ, đóng góp của cộng đồng dân cư

và huy động khác), hình thức thực hiện (lựa chọn nhà thầu theo hình thức thơng thường hay giao cộng đồng dân cư tự thực hiện theo cơ chế đầu tư đặc thù), q

trình thực hiện ln thể hiện tính dân chủ để người dân tham gia với tinh thần tự giác; các xã, huyện khơng ép buộc nhân dân đóng góp mà chỉ vận động trên tinh thần tự nguyện, để nhân dân đều tham gia hưởng ứng, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại địa phương. Kết quả vận động được 51,428 tỷ đồng [8].

Đối với vấn đề giám sát việc sử dụng vốn xây dụng NTM Giám sát sử dụng vốn hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất.

Giám sát việc thực hiện quy trình lập, phê duyệt kế hoạch đầu tư theo Khoản 8, Điều 1 Thông tư Liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 của liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT-BTC Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình

mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 [17]. Trong giám sát việc sử dụng vốn phát triển sản xuất một số vấn đề nhân dân rất quan tâm đó là:

Các xã được giao vốn phát triển sản xuất có xác định các sản phẩm chủ lực, có ưu thế ở địa phương (cây trồng, con vật ni, ngành nghề…), có thị trường tiêu thụ ổn định để hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất.

Giám sát việc xác định nội dung, đối tượng hỗ trợ theo quy trình triển khai tại Khoản 8, Điều 1 Thông tư Liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 (tổ chức họp dân xác định nội dung, đối tượng hỗ trợ); kiến nghị các xã ưu tiên hỗ trợ vốn phát triển sản xuất cho đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo có lao động, đất đai để sản xuất, vươn lên thốt nghèo bền vững; tuyệt đối khơng hỗ trợ cho đối tượng là cán bộ xã, ấp [17].

Giám sát hiệu quả của các mơ hình phát triển sản xuất đã được hỗ trợ, kiến nghị cấp xã, huyện nhân rộng những mơ hình hiệu quả.

Giám sát sử dụng vốn thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng NTM.

Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, quy hoạch yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Xố bỏ tình trạng “ngẫu hứng” trong đầu tư

Khắc phục hiện tượng vừa thiết kế vừa thi công để nâng cao chất lượng dự án, chất lượng thiết kế, đảm bảo đầu tư có hiệu quả.

Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục quy định, đề ra các chương trình đầu tư phục vụ phát triển kinh tế phải nghiên cứu tỉ mỉ, nghiêm túc. Xố bỏ tình trạng đầu tư dàn trải: Dự án thiếu vốn phải thi cơng kéo dài gây nên nhiều lãng phí và thất thốt vốn đầu tư, cân đối đủ vốn để thực hiện tiến độ dự án và cấp quyết định đầu tư chịu trách nhiệm của mình về hiệu quả của dự án.

Ban giám sát làm nhiệm vụ giám sát thực hiện việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng các cơng trình, cơ sở hạ tầng nơng thơn; giám sát việc sử dụng các nguồn vốn trong quá trình thực hiện kế hoạch thi cơng các dự án, tham gia nghiệm thu và quyết tốn cơng trình, đảm bảo dự án có hiệu quả; nếu dự án không khả thi kiến nghị loại bỏ sớm, tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn.

Qua kiểm tra, giám sát góp phần đảm bảo chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, tránh để thất thốt, lãng phí.

Một phần của tài liệu Ths CTH nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đầm dơi, tỉnh cà mau hiện nay (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w